intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM K TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÃ ĐỀ 102 (Đề gồm có 03 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... I. TRẮC NGHIỆM(7.0Đ) Câu 1: Bề mặt trao đổi khí hiệu quả cần đáp ứng bao nhiêu đặc điểm sau đây? 1. Diện tích bề mặt lớn. 2. Mỏng và luôn ẩm ướt. 3. Có nhiều mao mạch. 4. Có sự lưu thông khí. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 2: Miễn dịch là A. khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. B. khả năng cơ thể tự bổ sung các chất kháng bệnh. C. khả năng cơ thể tự điều hòa các hoạt động sống. D. khả năng cơ thể tự miễn nhiễm với tất cả bệnh tật. Câu 3: Hô hấp ở thực vật là quá trình A. phân giải các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tạo năng lượng ATP và nhiệt. B. tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng ATP và nhiệt. C. tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng ATP và nhiệt. D. phân giải các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời phân giải năng lượng ATP và nhiệt. Câu 4: Quá trình quang hợp ở thực vật không có vai trò nào sau đây? A. Tích lũy năng lượng. B. Tạo ra ion khoáng. C. Điều hòa không khí. D. Tạo chất hữu cơ. Câu 5: Chất nào sau đây ruột non không hấp thụ được? A. Đường đơn. B. Vitamin C. Protein. D. Amino acid. Câu 6: Nước và ion khoáng được vận chuyển ở thân chủ yếu A. qua mạch rây. B. qua mạch gỗ. C. từ mạch gỗ sang mạch rây D. từ mạch rây sang mạch gỗ Câu 7: Cân bằng nội môi là A. duy trì sự ổn định môi trường trong tế bào. B. duy trì sự ổn định môi trường trong mô. C. duy trì sự ổn định môi trường trong cơ quan. D. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Câu 8: Đường phân xảy ra ở vị trí nào của tế bào? A. Tế bào chất. B. Nhân. C. Bộ máy Golgi. D. Lục lạp. Câu 9: Ở người bình thường, nồng độ glucose trong máu khoảng A. 6,4 – 10 mmol/L. B. 3,9 – 6,4 mmol/L. C. 7,35 – 7,45 mmol/L. D. 36 – 37,5 mmol/L. Câu 10: Hình thức nào sau đây không phải là một kiểu lấy thức ăn ở động vật? A. Ăn thức ăn rắn B. Ăn lọc C. Ăn hút D. Ăn bám Mã đề 102 Trang 1/3
  2. Câu 11: Trong giờ thực hành, bạn Tuấn tiến hành bắt hai con châu chấu và ngâm nước chúng trong hai tư thế như hình bên dưới trong vòng 24 giờ. Giả sử sức sống và khả năng hô hấp của hai con châu chấu là như nhau. Em hãy cho biết sau khi lấy ra, con châu chấu trong cốc nào sẽ chết trước? A. Châu chấu trong cốc A B. Cả 2 con đều có sức sống ngang nhau. C. Cả 2 con chết cùng lúc. D. Châu chấu trong cốc B Câu 12: Khi bệnh nhân bị sưng phù do thức ăn thiếu muối (ăn nhạt), thận sẽ duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu bằng cách nào sau đây? A. Tăng chuyển hóa glucose  glycogen. B. Tăng tái hấp thu ion Na+ C. Tăng đào thải Na+. D. Tăng tái hấp thu nước. Câu 13: Khi cá “thở ra”, diễn biến nào sau đây đúng? A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở. B. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở. C. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng. D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng. Câu 14: Sinh vật tự dưỡng là sinh vật có khả năng A. tự tổng hợp các chất vô cơ từ các chất vô cơ có sẵn B. phân giải xác sinh vật khác để lấy chất hữu cơ. C. tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất hữu cơ có sẵn. D. tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Câu 15: Khi nói về hệ tuần hoàn kép của Thú ở hình bên dưới. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi (giàu O2). 2. Tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. 3. Tâm thất co bơm máu vào động mạch chủ hoặc động mạch phổi. 4. Máu sau khi trao đổi khí ở phổi được thu về tim và bơm đi vào động mạch chủ. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 16: Nghiên cứu thông tin về hiện tượng sốt và cho biết “Sốt” bảo vệ cơ thể bằng những cách nào? 1. Tăng nhiệt độ, ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh 2. Làm gan tăng nhận sắt từ máu, đây là chất cần cho sinh sản ở vi khuẩn 3. Tăng nhiệt độ làm biến tính các enzyme của vi khuẩn và virus. 4. Tăng nhiệt độ, làm tăng hiệu quả thực bào của bạch cầu A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 2, 3, 4 Câu 17: Tiêu hóa ngoại bào, là quá trình tiêu hóa thức ăn A. bên ngoài cơ thể, nhờ enzyme tiêu hóa và hoạt động cơ học. B. bên ngoài tế bào, nhờ hoạt động cơ học của cơ quan tiêu hóa. C. bên ngoài tế bào, nhờ enzyme tiêu hóa và hoạt động cơ học. D. bên ngoài cơ thể, nhờ hoạt động cơ học của cơ quan tiêu hóa. Câu 18: Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của protein? A. Mg. B. Cl. C. N. D. Zn. Câu 19: Khi nói về ảnh hưởng của nước đối với hô hấp ở thực vật, những phát biểu nào sau đây đúng? 1. Trong giới hạn nhất định, hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp 2. Trong các hạt khô, cường độ hô hấp rất cao. 3. Rễ cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết. 4. Để hạt nảy mầm, cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Mã đề 102 Trang 1/3
  3. A. 2, 3, 4 B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 4. Câu 20: Hệ tuần hoàn đơn có ở loài động vật sau đây? A. Cá. B. Bò sát. C. Chim. D. Lưỡng cư. Câu 21: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp ở thực vật là A. tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng cho tế bào. B. góp phần duy trì ổn định nhiệt độ tế bào và cơ thể (đặc biệt ở thực vật). C. tạo các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất. D. cung cấp năng lượng ATP phục vụ các hoạt động sống của tế bào. II. TỰ LUẬN(3.0Đ) Câu 1. (2.0đ) Tại sao những người bị bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo? Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ thận? Câu 2. (1.0đ) Theo báo Tuổi trẻ online, ngày 10/8/2023 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba, Đồng Hới, Quảng Bình. Một bệnh nhân trong quá trình truyền hóa trị liệu đã đột ngột ngừng tim, ngừng thở. Phát hiện điều bất thường, điều dưỡng nhanh chóng ngừng truyền, tiêm một ống Adrenalin 1mg vào mặt trước giữa đùi, kích hoạt báo động đỏ, tiến hành ép tim và thực hiện cấp cứu theo quy trình cho bệnh nhân lập tức. Sau 3 phút, bệnh nhân đã có mạch và nhịp tim trở lại. Bác sĩ ngừng hóa trị liệu và chuyển bệnh nhân qua phòng cấp cứu theo dõi tri giác và dấu hiệu sinh tồn. Sức khỏe bệnh nhân sau đó dần ổn định. Theo em, bệnh nhân trên có thể đã bị gì? Hậu quả có thể xảy ra nếu cấp cứu không kịp thời? ------ HẾT ------ Mã đề 102 Trang 1/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2