intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp" sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN MÔN SINH HỌC LỚP 11 Ngày kiểm tra: 04/01/2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 04 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 311 I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: ( Gồm 28 câu) Câu 1: Mô tả nào sau đây là đúng về cơ chế hấp thụ khoáng thụ động ở rễ? A. Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang được hoạt hóa bằng năng lượng. B. Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng thấp) vào rễ (nơi có nồng độ chất khoáng cao). C. Chất khoáng được vận chuyển từ rễ vào đất ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang được hoạt hóa bằng năng lượng. D. Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng cao) vào rễ (nơi có nồng độ chất khoáng thấp). Câu 2: Trật tự đúng về cơ chế cảm ứng ở sinh vật là A. Xử lí thông tin → dẫn truyền kích thích → thu nhận kích thích → trả lời kích thích. B. Dẫn truyền kích thích → thu nhận kích thích → trả lời kích thích → xử lí thông tin. C. Thu nhận kích thích → xử lí thông tin → dẫn truyền kích thích → trả lời kích thích. D. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → xử lí thông tin → trả lời kích thích. Câu 3: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? (1). Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định, nghĩa là cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên. (2). Kháng nguyên trong phản ứng dị ứng gọi là dị nguyên. (3). Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến sốc phản vệ. (4). Hậu quả của sốc phản vệ là gây co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm nhanh,… dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O2. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 4: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ A. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp B. Ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo C. Tất cả các nguồn năng lượng trên D. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp Câu 5: Dạng hấp thụ của nguyên tố Nitrogen (N) ở thực vật là A. NH4+ và N2O. B. NO3– và NH4+ . C. N2 và N2O. D. NO3– và N2. Câu 6: Quan sát hình 2 bên dưới, một bạn học sinh đã đưa ra các nhận xét sau: I. Đây là sơ đồ mô tả về ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến cường độ quang hợp. II. Thực vật C3 có điểm bù CO2 cao hơn thực vật C4. III. Điểm bảo hòa CO2 của thực vật C4 thấp hơn thực vật C3. IV. Nồng độ CO2 càng tăng cao thì cường độ quang hợp càng tăng. Trang 1/4 - Mã đề 311
  2. Số nhận xét đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn là do A. độ ẩm trên cạn thấp, cá không có đủ nước nên không hấp thụ được O2. B. diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được. C. nhiệt độ trên cạn cao hơn nhiệt độ dưới nước. D. không thích nghi với môi trường cạn nên chưa hấp thu được O2 của không khí. Câu 8: Hàm lượng nước, nồng độ các chất trong cơ thể được cân bằng sẽ duy trì áp suất thẩm thấu, độ pH, huyết áp của cơ thể: A. bảo vệ cơ thể B. nội môi C. cân bằng nội môi D. hệ bài tiết Câu 9: Có bao nhiêu nguồn cung cấp Nitơ trong các nguồn sau? 1.Không khí 2.Xác động vật 3.Các loại muối khoáng 4.Vi sinh vật 5.Ánh sáng mặt trời 6.Phân lân A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 10: Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là A. Xanh lục và vàng B. Xanh lá và đỏ C. Vàng và xanh tím D. Đỏ và xanh tím Câu 11: Trong các phát biểu sau về vai trò của nước, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Là thành phần cấu tạo của tế bào. II. Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển vật chất trong cây. III. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật. IV. Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 12: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự A. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân B. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp D. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep Câu 13: Hình bên mô tả quá trình trao đổi khí : A. bằng mang. B. bằng phổi. C. bằng hệ thống ống khí. D. qua bề mặt cơ thể. Câu 14: Trật tự đúng về cơ chế điều hòa nội môi là A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận đáp ứng kích thích. B. bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích→ bộ phận đáp ứng kích thích. C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận đáp ứng kích thích → bộ phận điều khiển . D. bộ phận điều khiển → bộ phận đáp ứng kích thích → bộ phận tiếp nhận kích thích. Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch? A. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. B. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim. C. Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch. D. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co. Câu 16: Có bao nhiêu trường hợp sau đây không xảy ra cảm ứng ở sinh vật? (1). Kích thích không có nghĩa, không truyền đạt những thông tin mới đối với sinh vật. (2). Quá trình xử lí thông tin bị ức chế. (3). Thụ thể ở cơ quan tiếp nhận kích thích bị tổn thương. Trang 2/4 - Mã đề 311
  3. (4). Một số tế bào thần kinh mất chức năng, không dẫn truyền được kích thích. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 17: Sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường: A. phản xạ của sinh vật B. phát triển của sinh vật C. sinh trưởng của sinh vật D. cảm ứng của sinh vật Câu 18: Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng: A. chu kì tim. B. cơ chế thần kinh và thể dịch. C. hệ dẫn truyền tim. D. trung khu điều hòa tim mạch. Câu 19: Cho các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn? (1) Xơ cứng động mạch. (2) Ung thư trực tràng. (3) Nhồi máu cơ tim. (4) Cao huyết áp. (5) Viêm gan . (6) Suy thận mãn tính. A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 20: Giá trị huyết áp và nhịp tim được hiển thị trên hình từ trên xuống (120; 80; 70) lần lượt: A. nhịp tim, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu. B. huyết áp tối đa, nhịp tim, huyết áp tối thiểu. C. huyết áp tối thiểu, nhịp tim, huyết áp tối đa. D. huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, nhịp tim. Câu 21: Dựa trên hình và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá. Có các phát biểu sau đây : (1).Tim → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch chủ → tim. (2). Tim → động mạch mang → mao mạch mang → tĩnh mạch chủ → tim. (3). Tim làm nhiệm vụ đẩy máu đi và tạo áp lực máu. (4). Tại mao mạch các cơ quan là nơi thực hiện trao đổi chất với các tế bào. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Trang 3/4 - Mã đề 311
  4. Câu 22: Hệ tuần hoàn gồm các dạng: A. hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kín. B. hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép. C. hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. D. hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. Câu 23: Hô hấp ở thực vật là quá trình A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể C. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể D. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể Câu 24: Tác nhân nào không phải là tác nhân bên ngoài gây ra bệnh cho người và động vật? A. Tác nhân hóa học. B. Tác nhân vật lý. C. Rối loạn di truyền. D. Tác nhân sinh học. Câu 25: Giải thích đúng về việc xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá: I. Trong khói thuốc lá có đến 7000 hóa chất độc hại, trong đó, trong đó có 69 chất gây ung thư. II. Khói thuốc lá không chỉ gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe người hút thuốc lá mà còn gây ra những hậu quả tương tự đối với người hít phải khói thuốc lá do người khác hút. III. Giảm thiểu tác động tiêu cực của khói thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo ra một môi trường sống lành mạnh. IV. Khói thuốc lá làm ô nhiễm không khí, nếu không cấm hút thuốc nơi công cộng sẽ ảnh hưởng đến mắt của những người xung quanh. A. I, II, IV. B. II, III, IV. C. I, II, III. D. I, III, IV. Câu 26: Tại sao bệnh do virut gây ra thường khó tiêu diệt và dễ trở thành đại dịch? A. Vì virut có kích thước nhỏ, lây lan nhanh trên diện rộng. B. Vì virut có độc lực cao, nhân lên nhanh và gây bệnh trên rất nhiều loài khác nhau. C. Vì virut có độc lực mạnh, xuất hiện trước kháng thể, nhân lên nhanh, lây lan mạnh và khả năng đột biến tạo biến chủng mới rất nhanh. D. Vì virut có độc lực cao, nhân lên nhanh. Câu 27: Chọn phát biểu sai khi nói về vai trò của quang hợp ở thực vật A. Quang hợp tạo ra nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho các sinh vật khác B. Quang hợp quyết định từ 90 - 95% năng suất cây trồng C. Quang hợp giải phóng O2 cung cấp dưỡng khí cho nhiều sinh vật trên Trái Đất D. Quang hợp giúp điều hoà không khí, nhưng làm tăng hiệu ứng nhà kính Câu 28: Trong các nguyên nhân dưới đây, có bao nhiêu nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận? (1). Ăn uống không lành mạnh. (2). Thường xuyên nhịn đi vệ sinh. (3). Lạm dụng các loại thuốc (không theo chỉ định của bác sĩ). (4). Nồng độ chất khoáng trong nước tiểu cao. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN: Câu 1. Em hãy đề xuất chế độ ăn và biện pháp dinh dưỡng phù hợp đối với cơ thể người? ( 1.0 điểm) Câu 2. Trong Nghị định 100/2019/NĐ –CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ở Điều 5, 6, 7, 8 có quy định về việc xử phạt với người điều khiển các loại phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, cụ thể là 50mg/100mL máu; 0,25 mg/1L khí thở đối với xe máy và 80mg/100 mL máu; 0,4 mg/1L khí thở đối với ô tô. Theo em, các quy định này có ý nghĩa như thế nào? ( 1.0 điểm) Câu 3. Tại sao khi trồng lúa, người ta thường bón phân sát mặt đất, còn khi trồng cây ăn quả cần đào hố sâu để bón? ( 1.0 điểm) ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 311
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2