intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp (Ban KHTN)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp (Ban KHTN)" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp (Ban KHTN)

  1. TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2021-2022 KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: SINH HỌC 12 ( KHTN) Thời gian: 45 phút ( ĐỀ CHÍNH THỨC) Ngày kiểm tra: 12/01/2022 * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: ( gồm 40 câu, mỗi câu 0.25 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu ( A, B, C, D) sau: Câu 1. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là A. các bộ ba UAX, UAG, UGX B. các bộ ba UXA, UXG, UGX C. các bộ ba UAU, UAX, UGG D. các bộ ba UAA, UAG, UGA Câu 2. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mă hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. mã di truyền. B. bộ ba mã hóa (côđon). C. gen. D. bộ ba đối mã (anti côđon). Câu 3. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là A. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của AND theo hai hướng ngược chiều nhau. B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi. C. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống vớ ADN mẹ ban đầu. D. trong hai ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp. Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền? A. Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nuclêotit kế tiếp nhau quy định một axit amin. B. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng cụm 3 nuclêôtit (không gối lên nhau). C. Mã di truyền mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật đều một mã di truyền riêng. D. Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là một loại axit amin được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba. Câu 5. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu. C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa. Câu 6. Một gen có 2400 nuclêôtit, chiều dài của gen là A. 2040 Ao. B. 3060 Ao . C. 4080 Ao. D. 5100 Ao. Câu 7. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 150 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4. II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X). III. Mạch 2 của gen có T = 2A. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
  2. Câu 8. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là A. A liên kết với U; T liên kết với A; G liên kết với X; X liên kết với G. B. A liên kết với X, G liên kết với T. C. A liên kết với U, G liên kết với X. D. A liên kết với T, G liên kết với X. Câu 9. Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là A. valin. B. mêtiônin. C. alanin. D. formyl mêtiônin. Câu 10. Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã? A. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. B. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. C. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân. D. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN. Câu 11. Sự giống nhau của quá trình nhân đôi AND và phiên mã là A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần. B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. C. đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza. D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung. Câu 12. Đối với quá trình dịch mã di truyền điều không đúng với ribôxôm là A. trượt từ đầu 5’ đến 3’ trên mARN. B. bắt đầu tiếp xúc với mARN từ mã bộ ba AUG. C. tách thành hai tiểu phần sau khi hoàn thành dịch mã. D. vẫn giữ nguyên cấu trúc sau khi hoàn thành việc tổng hợp prôtêin. Câu 13. Nếu mã gốc có đoạn: 3’...ATG XAX XXG GXT AAT…5’ thì mARN tương ứng là A. 3’...ATG TAX GGX GXT AAA…5’ B. 5’... AUG UAX XXG XGA UUU…3’ C. 5’....UAX GUG GGX XGA UUA…3’ D. 3’...TAX GTX GGX XGA TTU…5’ Câu 14. Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. Câu 15. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất A. xúc tác B. ức chế. C. cảm ứng. D. trung gian. Câu 16. Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm: A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu. Câu 17. Thể đột biến là A. Cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình. B. Cơ thể có biến dị tổ hợp biểu hiện ra kiểu hình. C. Cơ thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình.
  3. D. Cơ thể mang đột biến tiềm ẩn. Câu 18. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. Câu 19. Loại hóa chất nào sau đây có thể thay thế cặp A – T bằng cặp G – X ? A. Cônsixin B. metal sunfonat C. 5- Brôm uraxin (5 – BU) D. EMS Câu 20. Một gen khi chưa đột biến có 3120 liên kết hiđrô, khi bị đột biến số liên kết hiđrô là 3118, chiều dài gen thay đổi, thuộc dạng đột biến: A. Mất một cặp A – T. B. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T. C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. D. Thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại. Câu 21. Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là A. sợi ADN. B. sợi cơ bản. C. sợi nhiễm sắc. D. cấu trúc siêu xoắn. Câu 22. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. C. mất đoạn, chuyển đoạn D. chuyển đoạn trên cùng một NST. Câu 23. Ở lúa mạch, đột biến lặp đoạn có ý nghĩa trong sản xuất bia là A. Làm giảm hoạt tính enzim amilaza B. Làm tăng hoạt tính enzim amilaza C. Làm giảm hoạt tính enzim prôtêaza D. Làm tăng hoạt tính enzim prôtêaza Câu 24. Bộ NST đơn bội của một loài có 12 NST. Số NST tam bội là A. 24 B. 49 C. 72 D. 36 Câu 25. Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, có các phát biểu : (1) Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội. (2) Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm. (3) Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. (4) Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ. (5) Gồm : đột biến đa bội lẻ và đột biến đa bội chẵn. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. (1), (3), (5) B. (2), (3), (4) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (5) Câu 26. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen, cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 1 trội : 1 lặn. B. 2 trội : 1 lặn. C. 3 trội : 1 lặn. D. 4 trội : 1 lặn. Câu 27. Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Menđen? A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp gen quy định B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết
  4. Câu 28. Cho bố và mẹ thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng, F1 thu được 100% hoa đỏ. Biết tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình và số loại kiểu gen ở F2 là A. 1:2:1 và 2. B. 1:2:1 và 1:2:1. C. 3:1 và 3. D. 2:1 và 4. Câu 29. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu gen dị hợp? A. AA x AA. B. Aa x Aa. C. aa x AA. D. aa x aa. Câu 30. Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là A. 9 vàng, nhăn: 3 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn. B. 9 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn. C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn : 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn. D. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Câu 31. Thực hiện phép lai AaBb x Aabb. Số kiểu gen thuần chủng xuất hiên ở con lai F1 là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 32. Ở một loài thực vật, cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe giao phấn với nhau. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, thế hệ lai sẽ thu được các cây có gen AaB-DDee chiếm tỉ lệ: A. 4/16. B. 1/32. C. 3/32. D. 4/64. Câu 33. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết: (1) trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng dị hợp chiếm tỉ lệ 2/3. (2) tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ F1 chiếm tỉ lệ 9/16. (3) đời F1 có 4 loại kiểu gen thuần chủng. (4) xét trong số kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời F1, thì tỉ lệ thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen là 4/16. (5) đời F1 có tỉ lệ kiểu gen dị hợp chiếm 12/16. (6) đời F1 có 16 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Số nhận xét đúng là A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (3), (4), (6) C. (1), (2), (3), (5) D. (2), (3), (5), (6) Câu 34. Tính đa hiệu của gen là A. hiện tượng sản phẩm của một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. B. hiện tượng sản phẩm của nhiều gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. C. hiện tượng sản phẩm của một gen tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng. D. hiện tượng sản phẩm của nhiều gen tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng. Câu 35. Xét một loài thực vật màu hoa do 2 cặp gen phân li độc lập. Khi tiến hành phép lai P: AaBb x AaBb người ta thu được tỉ lệ kiểu hình là 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Màu sắc hoa di truyền tuân theo quy luật:
  5. A. Phân li độc lập B. Tương tác gen kiểu bổ sung C. Tương tác gen kiểu cộng gộp D. Tương tác gen alen Câu 36. Đối tượng nghiên cứu di truyền của Moocgran là A. Ruồi giấm. B. Cà chua. C. Đậu Hà Lan. D. Châu chấu. Câu 37. Ở một loài động vật có bộ NST 2n=48, số nhóm gen liên kết là A. 14. B. 12. C. 46. D. 24. Câu 38. Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: Ab ab quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen thì tỉ lệ kiểu aB ab hình thu được ở F1 là: A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ. D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ. Câu 39. Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng? AB Ab Aa Ab A. B. C. D. ab Ab bb ab Câu 40. Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho Ab cá thể (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ aB kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau. A. 8% B. 16% C. 1% D. 24% --------------------HẾT-----------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2