intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021-2022 DUY XUYÊN Môn: Sinh học - Lớp 7 Đợt 2 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Thời gian làm bài: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn một phương án đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy làm bài. VD: 1A, 2B. Câu 1. Động vật nguyên sinh nào sau đây có khả năng vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng? A. Trùng giày. B. Trùng roi xanh. C. Trùng sốt rét. D. Trùng biến hình. Câu 2. Người ta khai thác san hô đỏ, san hô đen nhằm mục đích gì? A. Làm vật trang trí, đồ trang sức. B. Cung cấp vật liệu xây dựng. C. Nghiên cứu địa tầng. C. Lấy thức ăn cho con người và động vật. Câu 3. Cơ thể tôm sông được chia thành mấy phần? A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng. B. 2 phần là phần đầu và phần bụng. C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi. D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng. Câu 4. Đặc điểm của sứa khác với trùng giày là A. sống trong nước. B. cấu tạo đơn bào. C. có đối xứng tỏa tròn. D. sống tự do.. Câu 5. Động vật nguyên sinh có hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp là A. trùng roi xanh. B. trùng biến hình. C. trùng sốt rét. D. trùng giày. Câu 6. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người? A. Gây ngứa. B. Cản trở giao thông đường thủy. C. Tiết chất độc. D. Kí sinh gây bệnh cho người. Câu 7. Bệnh sốt rét lây truyền qua vật chủ trung gian nào? A. Muỗi anôphen. B. Muỗi vằn. C. Ruồi. D. Gián. Câu 8. Vai trò của Sâu bọ trong thực tiễn đời sống con người là (1). làm thực phẩm. (2). làm thức ăn cho động vật khác. (3). có giá trị về mặt địa chất. (4). làm thuốc chữa bệnh. Tổ hợp đúng là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 9. Giun đất có vai trò gì? A. Làm đất mất dinh dưỡng. B. Làm chua đất. C. Làm đất có nhiều hang hốc. D. Làm đất tơi xốp, màu mỡ. Câu 10. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là: A. trùng giày, trùng kiết lị B. trùng biến hình, trùng sốt rét C. trùng sốt rét, trùng kiết lị D. trùng roi xanh, trùng giày Câu 11. Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người? A. Giun móc câu. B. Giun chỉ. C. Giun đũa. D. Giun kim. Câu 12. Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp bảo vệ trứng khỏi kẻ thù. B. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ. C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi. D. Giúp trứng nhanh nở. Câu 13. Đặc điểm khác biệt của san hô so với thủy tức, sứa, hải quỳ là A. cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng. C. sống độc lập. D. sống thành tập đoàn. Câu 14. Nhóm sâu bọ nào dưới đây được xem là kẻ thù tự nhiên của sâu hại cây trồng? A. Dế, châu chấu. B. Bướm. bọ rùa. C. Bọ ngựa, bọ rùa. D. Ong mật, bọ ngựa. Câu 15. Trong các lớp của ngành Chân khớp thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất? A. Lớp Giáp xác.. B. Lớp Hình nhện. C. Lớp Sâu bọ D. Lớp Cá II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2điểm) Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp, ít hoạt động? Câu 2. (2điểm) Giun đũa kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể vật chủ và chúng gây hại như thế nào? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa ký sinh ở người? Câu 3. (1điểm) Hãy sắp xếp các động vật sau: Mọt ẩm, ve bò, ve sầu, bọ ngựa, bọ cạp, mọt hại gỗ, ong mật, rận nước, vào các lớp: Lớp Giáp xác, lớp Hình nhện và lớp Sâu bọ? Hết.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: Sinh học - Lớp 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Mỗi phương án chọn đúng ghi 0,33 đ (3 lựa chọn đúng ghi 1,0 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/Á B A D C D B A C D C B A D C A II. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Câu 1 Vì chúng đều có đặc điểm chung của ngành Thân mềm như: (0,5đ) (2điểm) - Thân mềm, không phân đốt. (0,5đ) - Có vỏ đá vôi, có khoang áo. (0,5đ) - Hệ tiêu hoá phân hoá, cơ quan di chuyển thường đơn giản (0,5đ) Câu 2 * Nơi sống: Kí sinh ở ruột non người (0,25đ) 1đ (2điểm) * Tác hại: Giun đũa lấy thức ăn (0,25đ), gây tắc ruột, tắc ống mật (0,25đ) và còn tiết độc tố gây hại cho cơ thể con người (0,25đ). * Biện pháp: Học sinh nêu được các biện pháp phòng chống giun đũa ký sinh ở người như - Ăn uống hợp vệ sinh: Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, rửa tay trước 0.25 đ khi ăn.... - Giữ gìn vệ sinh cá nhân; 0.25 đ - Vệ sinh môi trường xung quanh ở cộng đồng...; 0.25 đ - Tẩy giun định kì 1 đến 2 lần trong 1 năm. 0.25 đ Câu 3 Sắp xếp các động vật vào các lớp của ngành Chân khớp: (1điểm) - Lớp Giáp xác: Rận nước, mọt ẩm (0,25đ) - Lớp Hình nhện: Ve bò, bọ cạp. (0,25đ) - Lớp Sâu bọ: Ve sầu, mọt hại gỗ, bọ ngựa, ong mật. (0,5đ) (HS sắp xếp đúng 2 động vật ghi 0.25 đ) .................Hết................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0