intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 2)” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 2)

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ MÔN SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 3 trang) ĐỀ SỐ 2 Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Sự phân li của các NST trong quá trình nguyên phân diễn ra ở kì nào? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối. Câu 2: Đột biến gen là: A. Biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp Nu. B. Biến đổi trong vật chất di truyền. C. Biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen. D. Biến đổi trong cấu trúc của NST. Câu 3: Kết thúc kì cuối của giảm phân 1, các NST nằm gọn trong nhân với số lượng bao nhiêu? A. 2n (đơn) B. n (đơn) C. n (kép) D. 2n (kép). Câu 4: Một đoạn ADN ở 1 sinh vật nhân thực có số lượng các loại Nu là A = T = 600 và G = X = 450. Tổng số liên kết hiđro của gen này là: A. 1500 B. 1200 C. 2100 D. 2550 Câu 5: Cặp NST tương đồng là: A. Gồm 2 NST giống nhau về hình thái và kích thước. B. Hai cromatit giống nhau, dính nhau ở tâm động. C. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ. D. Hai cromatit có nguồn gốc khác nhau. Câu 6: Có 10 tinh nguyên bào thực hiện giảm phân sẽ tạo ra số tinh trùng là: A. 10 B. 40. C. 20. D. 30. Câu 7: 1 noãn bào bậc 1 qua phát sinh giao tử cái sẽ tạo ra: A. 1 trứng, 3 thể cực. B. 3 trứng, 1 thể cực. C. 4 trứng. D. 1 trứng Câu 8: Một gen có số Nu loại G = 600, số liên kết hidro của gen là 3600. Chiều dài của gen là: A. 4080 A0 B. 3600 A0 C. 5100 A0 D. 5150 A0 Câu 9: Từ 1 tế bào (2n) giảm phân có thể tạo ra 4 tế bào con vì: A. Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân bào. B. Có 2 tế bào thực hiện quá trình giảm phân. C. Trong giảm phân NST đã nhân đôi 2 lần. D. Kì giữa phân bào 1 các NST kép xếp 2 hàng. Câu 10: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại Nu là: A= T = 400 và G = X = 600. Tổng số Nu của gen này là: A. 1800. B. 900. C. 2000. D. 2100. Câu 11: Ở những loài nào sau đây, cá thể đực thuộc giới đồng giao tử? A. Gà, vịt, ếch. B. Mèo, lợn, gà. C. Ngỗng, ruồi giấm, vịt. D. Vịt, lợn, gà. Đề 2_KTCKI_Môn Sinh học 9_Trang 1/3
  2. Câu 12: Yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù của Protein là: A. Thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các nucleotid. B. Thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các axit amin C. Thành phần, số lượng của các cặp nucleotid trong ADN. D. Cả 3 phương án trên đều đúng. Câu 13: Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là: A. Kì trung gian. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 14: Qúa trình tổng hợp protein xảy ra ở: A. Tại riboxom của tế bào chất. B. Trong nhân tế bào. C. Trên màng tế bào. D. Trên phân tử ADN. Câu 15: Cơ chế phát sinh đột biến gen là do: A. Cấu trúc của gen bị phá vỡ bởi các tác nhân gây đột biến. B. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN. C. Cấu trúc của m ARN bị phá vỡ bởi các tác nhân gây đột biến. D. Cấu trúc của t ARN bị phá vỡ bởi các tác nhân gây đột biến. Câu 16: Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp protein: A. Nucleotid B. Axit amin C. Ribonucleotid D. Axit nucleic Câu 17: Mức phản ứng do yếu tố nào quy định? A. Điều kiện môi trường. B. Kiểu gen của cơ thể. C. Phản ứng của kiểu gen trước môi trường. D. Mức dao động của tính di truyền. Câu 18: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở: A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì trung gian Câu 19: Theo nguyên tắc bổ sung, trên phân tử ADN, các đơn phân liên kết với nhau theo từng cặp: A. A - T, G –X. B. A - G, T – X. C. A - X, T – G. D. X - T, A - G. Câu 20: Thường biến là: A. Biến đổi kiểu gen dưới tác động của môi trường. B. Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. C. Biến đổi trong gen dẫn đến biến đổi kiểu hình. D. Biến đổi trong NST dẫn đến biến đổi kiểu hình. Câu 21: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và Protein là: A. Là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau. C. Đơn phân là các nucleotid. D. Đơn phân là các axit amin. Câu 22: Một phân tử ADN tự nhân đôi 5 lần đã tạo ra số phân tử ADN con là: A. 10 B. 32 C. 16 D. 20 Câu 23: Ở người, 2n = 46. Một tế bào của người đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau: Đề 2_KTCKI_Môn Sinh học 9_Trang 2/3
  3. A. 23 B. 46 C. 92 D. 0 Câu 24: Ở vịt có bộ NST 2n = 80. Hỏi kì cuối của nguyên phân có số lượng NST đơn là bao nhiêu? A. 0 B. 80 C. 40 D. 20 Câu 25: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước NST nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống? A. Mất đoạn NST. B. Đảo đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Chuyển đoạn NST. Câu 26: Ở người bệnh ung thư máu là do mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST nào? A. NST số 11. B. NST số 12. C. NST số 23. D. NST số 21. Câu 27: Khi nói về mức phản ứng, những nhận định nào sau đây là đúng? (1) Mức phản ứng do gen quy định nên di truyền được. (2) Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen. (3) Những gen quy định tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp. (4) Những gen quy định tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. A. (1), (2) B. (2), (3) C. (3), (4) D. (1), (4) Câu 28: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì theo lí thuyết ở F1 thu được ruồi có kiểu hình( thân xám, cánh dài là các tính trạng trội): A. Đều có thân xám, cánh dài. B. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn. C. Đều có thân đen, cánh ngắn. D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài. Câu 29: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng: A. Chỉ có 1 cặp NST bị thay đổi về số lượng. B. Chỉ có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về cấu trúc. C. Tất cả các cặp NST bị thay đổi về số lượng. D. Có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng. Câu 30: Bộ NST của thể ba nhiễm được kí hiệu là: A. 2n B. 3n C. 2n +1 D. 2n -1 Câu 31: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội ( 3 nhiễm) tạo ra ở từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng: A. 15 B. 21 C. 28 D. 42 Câu 32: Nguyên nhân chủ yếu gây ra các đột biến cấu trúc NST trong tự nhiên là do: A. Tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh. B. Sự rối loạn trong trao đổi chất của nội bào. C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân của con người. D. Quá trình giao phối tự nhiên. -----------------------HẾT------------------------- Đề 2_KTCKI_Môn Sinh học 9_Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2