intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Long Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Long Điền” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Long Điền

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: SINH – LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: ADN là đại phân tử vì có kích thước lớn và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đvC. A. Đúng B. Sai. Câu 2:Tính đặc thù của ADN mỗi loài được thể hiện ở A. số lượng ADN. B. số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit. C. tỉ lệ (A+T)/(G+X). D. chứa nhiều gen. Câu 3: Phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử ADN con tạo thành là: A. 2. B. 4. C. 8 D. 16 Câu 4: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền A. tARN B. mARN C. rARN D. cả 3 loại ARN trên Câu 5: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Số NST trong tế bào của thể dị bội 2n – 1 là: A. 12 B. 23 C. 48 D. 36 Câu 6: Một gen có 70 chu kỳ xoắn, số lượng nucleotit của gen đó là A. 700 B. 1400 C. 2100 D. 1800. Câu 7: Một gen có 3000 nucleotit, khối lượng phân tử của gen đó là A. 900000. B. 90000. C. 300000. D. 30000. Câu 8: Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit trong phân tử ADN, biết ADN có A = 1/3 G. A. A = T = 37,5%; G = X = 12,5%. B. A = T = 12,5%; G = X = 37,5%. C. A = T = 20%; G = X = 60%. D. A = T = 10%; G = X = 30%. Câu 9: Xác định tỉ lệ phần trăm nucleotit lọai A trong phân tử ADN, biết ADN có G = 31,25%. A. 31,25%. B. 12,5%. C. 18,75%. D. 25%. Câu 10: Một gen có chiều dài 2550Å, chu kỳ xoắn của gen là A. 50 vòng. B. 25 vòng. C. 150 vòng. D. 75 vòng. Câu 11: Chức năng của ADN là A. lưu giữ thông tin. B. truyền đạt thông tin. C. lưu giữ và truyền đạt thông tin. D. tham gia cấu trúc của NST. Câu 12: Vai trò của quá trình tổng hợp ARN là A. tổng hợp các thành phần cấu tạo thành NST. B. tổng hợp các loại ARN có vai trò trong quá trình tổng hợp protein. C. chuẩn bị cho quá trình phân bào. D. chuẩn bị cho quá trình nhân đôi NST. Câu 13: Mạch khuôn của gen có trình tự nucleotit là: …-TGXAAGTAXT-… Trình tự của mARN do gen tổng hợp là A. …-TGXAAGTAXT-… B. …-TXATGAAXGT-… C. …-AXGUUXAUGA-… D. …-AGUAXUUGXA-…
  2. Câu 14: Sự giống nhau giữa ADN, ARN và protein là 1. Đều là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào. 2. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân. 3. Đều cấu tạo từ nhiều hợp chất hữu cơ. 4. Giữa các đơn phân đều có liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro. 5. Tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định. A. 1, 2 và 3. B. 1, 2, 4 và 5. C. 1, 2 và 5. D. 1, 2, 3, 4, và 5. Câu 15: Các bước của quá trình hình thành chuỗi axit amin 1. Các tARN một đầu gắn với 1 axit aamin, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X. 2. Khi riboxom dịch 1 nấc trên mARN thì 1 axit amin được gắn vào chuỗi axit amin. 3. mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin. 4. Khi riboxom dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong. A. 1 → 2 → 4 → 3. B. 2 → 1 → 4 → 3. C. 3 → 1 → 2 → 4. D. 3 → 2 → 1 → 4. Câu 16: Đột biến gen là A. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số nucleotit. B. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. C. những biến đổi trên ADN. D. những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST. Câu 17: Đột biến liên quan đến sự thay đổi số lượng của một hay một vài cặp NST gọi là A. đột biến đa bội chẵn. B. đột biến đa bội lẻ. C. đột biến dị bội thể. D. đột biến gen. Câu 18: Những đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến là 1. thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định. 2. thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật. 3. thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình. 4. thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được. 5. thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính. A. 1, 2 và 3. B. 1, 2 và 4. C. 2 và 3. D. 1 và 2. Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Năng suất câu trồng, vật nuôi không phụ thuộc vào môi trường, điều kiện chăm sóc. B. Các tícnh trạng số lượng có mức phản ứng rộng, các tính chát lượng có mức phản ứng hẹp. C. Các tícnh trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, các tính chát lượng có mức phản ứng rộng. D. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường. Câu 20: Biến dị bao gồm A. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền. B. Biến dị tổ hợp và đột biến. C. Đột biến và thường biến. D. Đột biến gen và đột biến NST. .........................Hết.........................
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA HK I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: SINH – LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút I/Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B C B B B A B C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B C C C B C B B A
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: SINH – LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề (45%) (35%) (15%) (5%) - Nêu được cấu tạo - Trình bày được sự tổng Áp dụng kiến Bài tập liên hóa học, cấu trúc của hợp axit amin thức về cấu trúc quan đến ADN ADN. - Tính được số lần tự của phân tử (mức độ khó) - Nêu được chức năng nhân đôi của ADN ADN để giải bài của ADN - So sánh cấu tạo của tập (mức độ dễ) - Tóm tắt khả năng tự ADN và ARN. Chương III: nhân đôi của phân tử ADN và gen ADN. (5 tiêt) - Kể được các loại ARN và vai trò của từng loại - Nêu được nguyên tắc tổng hợp nên ARN Nêu được các bậc cấu trúc của protein Số câu: 13 6 câu 3 câu 3 câu 1 câu Số điểm: 6,5 Số điểm: 3 Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 65% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 5% - Nhận dạng được biến - Phân biệt thường biến dị với đột biến. - Khái niệm đột biến - So sánh điểm giống giữa gen, đột biến NST, protein, ADN và ARN Chương IV: Biến thường biến. - Giải thích hiện tượng dị liên quan đến đột biến và (5 tiết) thường biến, ứng dụng các kiến thức về thường biến, đột biến để giải thích một số hiện tượng Số câu:…….. 3 câu 4 câu ……..câu ……..câu Số điểm: 3.5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 2 Số điểm: . Số điểm: Tỉ lệ 35% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: ……. Tỉ lệ: ……. Tổng số câu: 20 9 câu 7 câu 3 câu 1 câu Tổng số điểm: 10 4.5 điểm 3.5 điểm 1.5 điểm 0.5 điểm Tỉ lệ %: 100% 45% 35% 15% 5% ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI SINH 9 A. Chương III: ADN và gen - Nêu cấu tạo hóa học, cấu trúc của ADN, ARN? - Tóm tắt khả năng tự nhân đôi của phân tử ADN? - So sánh cấu tạo của ADN và ARN? - Trình bày được sự tổng hợp axit amin - Viết đoạn mạch phân tử ADN, ARN từ mạch ADN gốc. Xác định trình tự đơn phân nucleotit trong đoạn gen tổng hợp nên phân tử ARN?
  5. B. Chương IV: Biến dị - Nêu khái niệm đột biến gen, đột biến NST, thường biến? - Nêu được các dạng đột biến gen, các dạng đột biến NST? - Phân biệt thường biến với đột biến. - Giải thích nguyên nhân phát sinh các thể dị bội 2n + 1; 2n – 1. - Giải thích hiện tượng liên quan đến đột biến và thường biến, ứng dụng các kiến thức về thường biến, đột biến để giải thích một số hiện tượng C. Bài tập: Áp dụng kiến thức về cấu trúc của phân tử ADN để giải bài tập (Các công thức tính tổng số nucleotit, số nucleotit mỗi loại, tính thành phần % về số lượng các loại nucleotit, tính số nucleotit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi, chiều dài của gen, tính phân tử lượng, số liên kết hidro, số vòng xoắn của gen) Bài 1: Phân tử ADN có 1500nu a. Phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 5 lần, tính số phân tử ADN con tạo thành? b. Phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp k lần, tính số phân tử ADN con tạo thành? Bài 2: Một gen có 10 chu kỳ xoắn a. Tính số lượng nucleotit của gen đó. b. Tính chiều dài của gen. Câu 3: Một gen có 1500 nucleotit, a. Tính chiều dài của gen ra đơn vị mm b. Tính khối lượng phân tử của gen đó c. Tính số vòng xoắn. Câu 4: Cho phân tử ADN. a. Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nu trong phân tử ADN, biết ADN có G = 2/3 A. b. Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nu trong phân tử ADN, biết ADN có A = 18,75%. Câu 5: Một gen có chiều dài 2550Å, Trong đó A=2/3G. Tính: a. Số lượng và tỉ lệ phần trăm các loại nu. b. Tính số chu kỳ xoắn của gen. c. Khi gen tự nhân đôi thì môi trường nội bào cung cấp tổng số nu tự do là bao nhiêu?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2