Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Văn Đức
lượt xem 1
download
“Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Văn Đức” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Văn Đức
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 06 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :....................................................... Số báo danh : .................. (Học sinh trả lời bằng cách chọn đáp án đúng.) Câu 1: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ nhờ A.Giảm phân và thụ tinh. B.Nguyên phân và giảm phân. C.Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. D.Nguyên phân và giảm phân. Câu 2: 5 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 5040 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 5120 nhiễm sắc thể đơn. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài? A.8. B.16. C.32. D.46. Câu 3: 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 4 lần. Các tế bào con chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Số lượng giao tử đực và giao tử cái được tạo thành là A.64 và 64. B.64 và 4. C.64 và 16. D.16 và 16. Câu 4 : Trường hợp cá thể cái thuộc giới dị giao tử, cá thể đực thuộc giới đồng giao tử xuất hiện ở A.vượn. B.bướm tằm. C.ruồi giấm. D.mèo. Câu 5 : Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là A.sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh. B.sự phân li cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân. C.sự tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh. D.sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh. Câu 6 : Vai trò của việc nghiên cứu di truyền giới tính? A.Giải thích cơ sở phân hoá giới tính của sinh vật. B.Điều chỉnh tỉ lệ đực : cái theo ý muốn. C.Cơ sở để chuyển đổi giới tính. D.Giải thích cơ sở phân hoá giới tính của sinh vật, điều chỉnh tỉ lệ đực : cái trong chăn nuôi.
- Câu 7: Chọn phát biểu đúng. A.NST thường và NST giới tính đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp và biến đổi hình thái trong quá trình phân bào. B.NST thường và NST giới tính không phân li khi phát sinh giao tử. C.NST chỉ có ở động vật. D.Cặp NST giới tính ở giới cái tồn tại thành cặp tương đồng còn ở giới đực thì không. Câu 8: Di truyền liên kết là A.hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. B.hiện tượng nhóm gen được di truyền cùng nhau, quy định một tính trạng. C.hiện tượng nhiều gen không alen cùng nằm trên 1 NST. D.hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng di truyền liên kết? A.Các gen có ái lực lớn sẽ liên kết với nhau. B.Số lượng NST nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng gen. C.Chỉ có một cặp NST giới tính. D.Số lượng NST khác nhau tuỳ từng loài. Câu 10: Đơn phân của AND là A. A, T, G, X. B.A, U, G, X. C.A, T, U, X. D.A, U, G, T. Câu 11: Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình 50% quả vàng, nhăn : 50% quả xanh, trơn. Biết A: quả vàng, a: quả xanh. B: quả trơn, b: quả nhăn. A.AB/ab x AB/ab B.AB/ab x ab/ab C.Ab/aB x Ab/ab D.Ab/aB x ab/ab Câu 12: Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là A. 14. B. 28. C. 7. D. 42. Câu 13: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? A.Nguyên tắc bổ sung. B.Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. C.Nguyên tắc giữ lại một nửa và cộng gộp. D.Nguyên tắc sao chép và giữ lại một nửa. Câu 14: Tính đặc thù của ADN mỗi loài được thể hiện ở A.Số lượng ADN. B.Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit.
- C.Tỉ lệ (A+T)/(G+X). D.Chứa nhiều gen. Câu 15: Một gen có 70 chu kỳ xoắn, số lượng nucleotit của gen đó là A.700 B.1400 C.2100 D.1800. Câu 16: Một gen dài 4080Å, số lượng nucleotit của gen đó là A.2400 B.4800 C.1200 D.4080. Câu 17: ADN được duy trì tính ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế A.nguyên phân. B.nhân đôi. C.giảm phân. D.di truyền. Câu 18: Chức năng của ADN là A.lưu giữ thông tin. B.truyền đạt thông tin. C.lưu giữ và truyền đạt thông tin. D.tham gia cấu trúc của NST. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng về ARN? A.rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi polypeptit để tạo thành bào quan riboxom. B.mARN là bản phiên mã từ mạch khuôn của gen. C.tARN vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp protein. D.rARN tham gia cấu tạo màng tế bào. Câu 20: Vai trò của quá trình tổng hợp ARN là A.tổng hợp các thành phần cấu tạo thành NST. B.tổng hợp các loại ARN có vai trò trong quá trình tổng hợp protein. C.chuẩn bị cho quá trình phân bào. D.chuẩn bị cho quá trình nhân đôi NST. Câu 21: Mạch khuôn của gen có trình tự nucleotit là: …-TGXAAGTAXT-… Trình tự của mARN do gen tổng hợp là A.…-TGXAAGTAXT-… B.…-TXATGAAXGT-… C.…-AXGUUXAUGA-… D.…-AGUAXUUGXA-… Câu 22: Thông tin di truyền là gì? A.Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein. B.Trình tự các đối mã của tARN, sẽ dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein. C.Trình tự các ribonucleotit của ARN được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein. D.Trình tự các axit amin trong phân tử protein. Câu 23: Sự giống nhau giữa ADN, ARN và protein là 1.Đều là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào. 2.Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân.
- 3.Đều cấu tạo từ nhiều hợp chất hữu cơ. 4.Giữa các đơn phân đều có liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro. 5.Tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định. A.1, 2 và 3. B.1, 2, 4 và 5. C.1, 2 và 5. D.1, 2, 3, 4, và 5. Câu 24: Các bước của quá trình hình thành chuỗi axit amin 1.Các tARN một đầu gắn với 1 axit aamin, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X. 2.Khi riboxom dịch 1 nấc trên mARN thì 1 axit amin được gắn vào chuỗi axit amin. 3.mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin. 4.Khi riboxom dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong. A.1 → 2 → 4 → 3. B.2 → 1 → 4 → 3. C.3 → 1 → 2 → 4. D.3 → 2 → 1 → 4. Câu 25: Những tác nhân nào gây ra đột biến gen? A.Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào. B.Do sự phân li không đồng đều của NST. C.Do NST bị tác động cơ học. D.Do sự phân li đồng đều của NST. Câu 26: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào? A.Khi NST phân li ở kỳ sau của phân bào. B.Khi tế bào chất phân chia. C.Khi NST dãn xoắn. D.Khi ADN nhân đôi. Câu 27: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng? 1.Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. 2.Đột biến gen là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử. 3.Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp. 4.Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử. A.2, 3 và 4. B.3 , 4. C.1, 2 và 3. D.2, 4 Câu 28: Đột biến NST là A.sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục. B.sự phân li không đồng đều của NST về hai cực tế bào. C.sự thau đổi liên quan đến một hay một vài đoạn trên NST. D.những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST. Câu 29: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào dẫn đến đột biến NST?
- 1.Sự phá huỷ hoặc không xuất hiện thoi vô sắc trong phân bào. 2.ADN nhân đôi sai ở một điểm nào đó trên NST. 3.Do đứt gãy, đoạn này kết hợp với một NST khác. 4.Sự trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I. A.1, 2, 3 và 4. B.1 và 3. C.1, 3 và 4. D.2 và 4. Câu 30: Nhận định nào không đúng khi nói đến đột biến mất đoạn? A.Làm giảm số lượng gen trên NST. B.Làm tăng số gen trên NST. C.Có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. D.Có thể mất đầu mút hoặc mất đoạn giữa NST. Câu 31: Trong chọn giống, ứng dụng đột biến nào để loại bỏ những gen không mong muốn? A.Mất 1 cặp nucleotit. B.Lặp đoạn. C.Mất đoạn nhỏ. D.Thêm 1 cặp nucleotit. Câu 32: Đặc điểm chung của các đột biến là A.xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, không di truyền được. B.xuất hiện ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được. C.xuất hiện đồng loạt, định hướng, di truyền được. D.xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được. Câu 33: Trong tế bào sinh dưỡng thể dị bội có số lượng NST là A.2n + 1, 2n – 1. 3n + 1, 3n – 1. B.2n + 2, 2n – 2. 3n + 1, 3n – 1. C.3n + 1, 3n – 1, 2n + 2, 2n – 2. D.2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, 2n – 2. Câu 34: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là A.9. B.10. C.7. D.6. Câu 35: Thể một nhiễm khi giảm phân cho những loại giao tử nào? A.n và n – 1. B.n và n + 1. C.n. D.2n và 2n – 1. Câu 36: Hội chứng Tơcnơ ở nữ do mất 1 NST giới tính X, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là A.46. B.45. C.44. D.47. Câu 37: Nếu cho hai loại giao tử n + 1 và n thụ tinh với nhau, hợp tử sẽ phát triển thành thể A.một nhiễm. B.hai nhiễm. C.ba nhiễm. D.không nhiễm. Câu 38: Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào A.tạo giống cây trồng cho cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt. B.bảo tồn nguồn gen quý.
- C.tạo giống cây thu hoạch được sớm. D.gây chết hàng loạt các loài có hại. Câu 39: Biến dị nào sau đây không phải là thường biến? 1.Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người. 2.Cây rụng lá vào mùa đông. 3.Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu. 4.Lá hoa súng trong điều kiện ngập dưới nước lá nhỏ và nhọn, còn lá nổi trên mặt nước to và tròn. 5.Bệnh mù màu ở người. A. 1, 3 và 5. B. 2 và 3. C. 1 và 5. D. 3. Câu 40: Tính trạng ở người nào dưới đây do gen nằm trên NST giới tính quy định? A. Bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông. B. Bệnh Tơcnơ, bệnh máu khó đông. C. Bệnh đái tháo đường, bệnh Down. D. Bệnh hở hàm ếch, bệnh bạch tạng. ------ HẾT ------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 434 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 516 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 318 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 565 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 277 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn