intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. Trường THCS Võ Trường Toản ĐỀ KIỂM TRA HKI Họ và tên………………… NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút. Điểm Nhận xét của giáo viên Câu 1)Tính trạng lặn không biểu hiện ở thể dị hợp vì (0.25đ) A. gen trội át chế hoàn toàn gen lặn B.gen trội không át chế được gen lặn C.cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau D.cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết. Câu 2) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (0.25đ) Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ…..(1)…. khác nhau về một cặp….(2)….. tương phản thì con lai ở F1 đều…..(3)….. về tính trạng của bô hoặc của mẹ và ở F2 có sự phân li tính trạng với tỉ lệ xấp xỉ…..(4)…… A.(1)thuần chủng; (2) tính trạng,; (3)đồng loạt giống nhau, (4) 75% trội: 25% lặn B.(1) cùng loài; (2) tính trạng; (3) đồng loạt giống nhau; (4) 50% trội: 50% lặn C. (1) bất kì; (2) tính trạng trội; (3) thể hiện sự giống và khác nhau; (4) 75% trội: 25% lặn D. (1) cùng loài; (2) gen trội; (3) đồng loạt giống nhau; (4) 50% trội: 50% lặn Câu 3) Phát biểu nào sau đây là đúng về quy luật phân li (0.5đ) A.Trong quá trình phát sinh giao tử, có hiện tượng giao tử thuần khiết, có sự phân li tính trạng. B.Trong cơ thể lai F2 thể hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn theo tỉ lệ trung bình là 3 trôi: 1 lặn.
  2. C.Trong cơ thể lai F1, nhân tố di truyền lặn không bị trộn lẫn với nhân tố di truyền trội. D.Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Câu 4)Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là (0.25đ) A.làm xuất hiện các giao tử khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử. B.các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. C.giải thích một trong các nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở các loài giao phối. D.là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Câu 5)Ở thỏ, lông trắng là trội hoàn toàn so với lông xám. (0.25đ) P(t/c): Thỏ lông trắng X Thỏ lông xám. Kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau A. toàn bộ lông xám B. toàn bộ lông trắng C.1 lông xám : 1 lông trắng D.3 lông trắng : 1 lông xám Câu 6) Xét tính trạng màu sắc hoa: (0.5đ) A: hoa đỏ a: hoa trắng Cho cây hoa đỏ ở thế hệ P tự thụ phấn, F1 xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là A. 1 AA : 1 Aa. B. 1 Aa : 1 aa. C. 100% AA. D. 1 AA : 2 Aa : 1 aa. Câu 7)Tại sao trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện các biến dị tổ hợp ? (0.5đ)
  3. A.Do các cặp gen tương ứng phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng của các giao tử. B.Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử tạo ra nhiều tổ hợp về kiểu gen trong thụ tinh. C.Do có những tác động vật lí, hoá học trong quá trình hình thành giao tử. D.Do các cặp gen không phân li và không tổ hợp với nhau trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 8) Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ nào, vì sao? (0.25) A. Kỳ giữa, vì lúc này NST đóng xoắn tối đa B.Kỳ sau, vì lúc này NST phân ly nên quan sát được rõ hơn các kỳ sau C.Kỳ trung gian, vì lúc này ADN đã tự nhân đôi xong D.Kỳ trước vì lúc này NST đóng xoắn tối đa Câu 9) NST tồn tại trong tế bào có vai trò (0.25đ) A.lưu giữ thông tin di truyền. B.bảo quản thông tin di truyền. C.truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ. D. lưu giữ thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 10) Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là (0.25đ) A. bộ NST lưỡng bội (2n) qua giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội (n) ở giao tử. B.trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n). C.duy trì bộ NST, tạo ra biến dị tổ hợp. D.tạo ra nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, làm tăng biến dị tổ hợp Câu 11) NST thường và NST giới tính khác nhau ở (0.5đ) A. hình thái, chức năng và số lượng trong tế bào.
  4. B. khả năng phân li trong phân bào. C. số lượng trong tế bào và khả năng phân li trong phân bào. D. hình thái, chức năng và khả năng phân li trong phân bào. Câu 12) Tại sao tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1? (0.25đ) A.Do quá trình tiến hoá của loài nên tỉ lệ con trai : con gái xấp xĩ 1:1 B. Do tỉ lệ tinh trùng mang NST XX bằng XY và tham gia thụ tinh với xác suất như nhau. C.Do tỉ lệ tinh trùng mang NST X bằng Y và tham gia thụ tinh với xác suất như nhau. D.Do tỉ lệ tinh trùng mang NST X nhiều hơn Y và tham gia thụ tinh với xác suất như nhau. Câu 13) Con người đã có thể chủ động điều chỉnh được tỉ lệ (đực : cái) ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất bằng cách nào ? (0.25đ) A.Biến đổi nhiễm sắc thể giới tính ở cơ thể vật nuôi (từ X thành Y và ngược lại). B.Thay thế nhiễm sắc thể của cơ thể vật nuôi C.Dùng hoocmôn tác động vào giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể. D.Con người tác động vào cặp NST giới tính ở vật nuôi. Câu 14) Ý nghĩa của nguyên phân là (0.25đ) A.duy trì sự phân bào liên tục B.duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. C.duy trì sự phân li của NST qua các thế hệ D.khôi phục lại bộ NST của cơ thể. Câu 15) Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24 ở kỳ sau của giảm phân I có (0.5đ) A.24 cromatit và 24 tâm động B.48 cromatit và 48 tâm động C.48 cromatit và 24 tâm động
  5. D.12 cromatit và 12 tâm động Câu 16) Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là(0.25đ) A.C, H, O, Na, S B.C, H, O, N, P C.C, H, O, P D.C, H, N, P, Mg Câu 17) Một đoạn ADN có A = 18%. G của nó sẽ chiếm bao nhiêu %? (0.5đ) A.82% B. 32% C. 41% D.64% Câu 18) Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu (0.25đ) A.chủ yếu trong nhân tế bào, tại NST B.tại một số bào quan chứa ADN như ty thể, lạp thể C.tại trung thể D.tại ribôxôm Câu 19) Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn có tác dụng(0.25đ) A.chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào. B.chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể. C.đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể. D.đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. Câu 20) Cấu trúc ARN khác với ADN là (0.25đ) A. đơn phân của ARN là A, T, G, X ; đơn phân của ADN là A, U, G, X, B. đơn phân của ARN là A, U, G, X ; đơn phân của ADN là axit amin C. ARN có 2 mạch, ADN có 1 mạch D. ARN chỉ có 1 mạch, ADN có 2 mạch Câu 21) Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (0.5đ)
  6. Trình tự các …(1)… trên ADN quy định trình tự các nucleotit trong …(2).., qua đó quy định trình tự các …(3)….. cấu thành prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành …(4)… của cơ thể. A. (1): nucleotit, (2): mARN, (3): nucleotit, (4): tính trạng B. (1): nucleotit, (2): mARN, (3): axit amin, (4): tính trạng C. (1): axit amin, (2): mARN, (3): nucleotit, (4): tính trạng D. (1): nucleotit, (2): mARN, (3): axit amin, (4): protein Câu 22) Mục đích của quá trình tổng hợp ARN trong tế bào là (0.25đ) A.chuẩn bị tổng hợp prôtêin cho tế bào B.chuẩn bị cho sự nhân đôi ADN C.chuẩn bị cho sự phân chia tế bào D.tham gia cấu tạo NST Câu 23) Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit của cấu trúc gen gọi là (0.25đ) A.thường biến B.đột biến gen C.đột biến cấu trúc NST D.đột biến số lượng NST. Câu 24) Đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm thay đổi một liên kết hiđro trong gen. Dạng đột biến đó là (0.25đ) A. thay thế một cặp nuclêôtit bằng một căp nuclêôtit khác loại. B. thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại, C. thêm một cặp A - T. D. mất một cặp G - X. Câu 25) Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi (0.25đ) A. liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit
  7. B.về cấu trúc NST C.về số lượng NST D. về chất lượng NST Câu 26) Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống? (0.25đ) A.Đảo đoạn nhiễm sắc thể B.Mất đoạn nhiễm sắc thể C.Lặp đoạn nhiễm sắc thể D.Chuyển đoạn nhiễm sắc thể Câu 27)Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là (0.25đ) A. các biện pháp và kỹ thuật sản xuất. B.một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng C.năng suất thu được. D.điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng. Câu 28) Những đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến là (0.5đ) 1. thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định. 2. thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật. 3. thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình. 4. thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được. 5. thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính. A. 1, 2 và 4.B. 1, 2 và 3. C. 2,3 và 5D. 2,3 và 5 Câu 29) Có 8 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra bao nhiêu tinh trùng? (0.5đ)
  8. A. 30B. 38 C. 32 D. 28 Câu 30) Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là (0.5đ) A. 47 NSTB.48 NSTC.45 NSTD.46 NST ------------HẾT------------ Đáp án 1. A 2. A 3. D 4. C 5. B 6. D 7. A 8. A 9. D 10. D 11. A 12. C 13. C 14. B 15. C 16. B 17. B 18. A 19. C 20. D 21. B 22. A 23. B 24. A 25. B 26. A 27. C 28. A 29. C 30. A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2