intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bắc Trà My” được chia sẻ trên đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NGUYỄN BỈNH MÔN: SINH HỌC 9 KHIÊM Họ tên:……………………………….. Năm học: 2023 – 2024 Lớp: 9/…… Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) MÃ ĐỀ A Điểm Lời phê I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các A. gen trong tế bào của cơ thể. B. alen trong cơ thể. C. tính trạng của cơ thể. D. gen trong cơ thể. Câu 2: Thể dị hợp là cá thể A. chứa chủ yếu các cặp gen giống nhau hoặc không giống nhau. B. mang hai alen khác nhau thuộc cùng một gen. C. không thuần chủng, mang các cặp gen giống nhau. D. mang tất cả các cặp gen dị hợp của cơ thể sinh vật. Câu 3: Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng lặn. B. kiểu gen của tất cả các tính trạng. C. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. D. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. Câu 4: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là A. A, U, G, X. B. A, T, G, X. C. A, D, R, T.D. U, R, D, X. Câu 5: Các nguyên tố hoá học chủ yếu tham gia trong thành phần của phân tử ADN là A. C, H, O, Na, S. B. C, H, N, P, Mg. C. C, H, O, P, Fe. D. C, H, O, N, P. Câu 6: Cấu trúc prôtêin bậc 3 là A. trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin. B. hai chuỗi axit min tạo nên các vòng xoắn lò xo. C. một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại. D. do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng. Câu 7: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là A. 1200 nuclêôtit. B. 2400 nuclêôtit. C. 3600 nuclêôtit. D. 3120 nuclêôtit.
  2. Câu 8: Một gen có chiều dài 5100Å, chu kỳ xoắn của gen là A. 100 vòng. B. 150 vòng. C. 200 vòng. D. 250 vòng. Câu 9: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 10: Cơ chế phát sinh các giao tử: n – 1, n + 1 là do A. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi. B. một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của nguyên phân. C. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân. D. tất cả các cặp NST không phân li. Câu 11: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là A. 9. B. 10. C. 11. D. 12. Câu 12: Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng A. thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó. B. thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó. C. thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó. D. thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó. Câu 13: Thể dị bội và đa bội giống nhau ở điểm nào? A. Đều làm thay đổi số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài. B. Thường gây hại, dị dạng cho cơ thể sinh vật. C. Chỉ xảy ra ở một hoặc một số cặp NST. D. Là hiện tượng làm tăng lên số lượng toàn bộ NST của tế bào. Câu 14: Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được thể hiện như thế nào? A. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của kiểu gen nhiều hơn chịu ảnh hưởng của môi trường. B. Kiểu hình chỉ do môi trường quy định, không chịu ảnh hưởng của kiểu gen. C. Kiểu hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen với môi trường. D. Kiểu hình chỉ do kiểu gen quy định, không chịu ảnh hưởng của môi trường. Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến? A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21. B. Bệnh đao do thừa 1 NST số 21 ở người. C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính. D. Sự biến đổi màu hoa theo pH của đất. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16.(2,0 điểm) Nêu diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong quá trình nguyên phân? Câu 17.(1,0 điểm) Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau: Mạch 1: A-G-T-X-X-T Mạch 2: T-X-A-G-G-A Viết cấu trúc của mạch ARN được tạo thành trên mạch 2 của phân tử AND. Câu 18. (1,0 điểm) Gen D dài 4080 Å. Gen D đột biến thành gen d. Khi gen d tự sao 1 đợt đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến nói trên. Câu 19. (1,0 điểm) Trình bày sự khác nhau giữa thường biến và đột biến? ---HẾT---
  3. NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI DUYỆT ĐỀ PHẠM NGỌC TÍN NGUYỄN VĂN LUYỆN HIỆU TRƯỞNG
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: SINH HỌC- LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Học sinh trả lời đúng 1 câu đạt 0.33 điểm, đúng 3 câu đạt 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A B C B D D B B A C A D A C D II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Đáp án Thang điểm Câu 16 Các kì Những biến đổi cơ bản của NST (2,0 điểm) 0,5 Kì đầu - NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. 0,5 - Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại. - Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 0,5 Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Kì cuối - Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc. 0,5 Câu 17 1,0 - Mạch ARN có trình tự các (1,0 điểm) đơn phân như sau: A-G-U-X- X-U Câu 18 - Số nuclêôtit của gen D là: 0,5 (4080 :3,4) x 2 = 2400 (1,0 điểm) (nuclêôtit) 0,25
  5. - Gen d ít hơn gen D số 0,25 nuclêôtit là: 2 nuclêôtit tức 1 cặp nuclêôtit. - Do đó dạng đột biến đã xảy ra là mất đi 1 cặp nuclêôtit khiến gen D đột biến thành gen d. Câu 19 Thường biến Đột biến (1,0 điểm) - Là những biến đổi kiểu hình và - Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến không biến đổi trong vật chất di biến đổi kiểu hình. 0,2 truyền (ADN và NST). - Do tác động của môi trường ngoài - Do tác động trực tiếp của môi hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào 0,2 và cơ thể. - Diễn ra đồng loạt, có định hướng, - Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, tương ứng với các điều kiện ngoại gián đoạn, vô hướng. 0,2 - Không di truyền được. Có lợi. - Di truyền cho thế hệ sau. Đa số có hại, có khi có lợi. 0,2 - Không là nguồn nguyên liệu cho - Là nguồn nguyên liệu cho quá quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn trình chọn lọc tự nhiên và chọn 0,2 giống. Phân biệt đúng mỗi đặc điểm ở thường biến và đột biết đạt 0,2 điểm NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI DUYỆT ĐỀ PHẠM NGỌC TÍN NGUYỄN VĂN LUYỆN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2