Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My
lượt xem 1
download
“Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My" được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My
- PHÒNG GDĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LINH MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề này gồm 03 trang) Họ và tên thí sinh:………….....……….........................Lớp:.....…...SBD:……................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng A, B, C, D và ghi vào giấy bài làm. (Ví dụ câu 1 chọn A thì ghi 1A…). Câu 1: Lai phân tích là gì? A. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng lặn với cá thể mang tính trạng lặn B. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp với cá thể mang tính trạng lặn C. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn D. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn Câu 2: Những đặc điểm nào sau đây cho thấy sự khác nhau giữa thường biến và đột biến? 1. Thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định. 2. Thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật. 3. Thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình. 4. Thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được. 5. Thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính. A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 5 D. 1, 2, 5 Câu 3: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì? A. Để phân biệt thể đồng hợp với thể dị hợp B. Để nâng cao hiệu quả lai C. Để tìm ra các cá thể đồng hợp trội D. Để tìm ra các cá thể đồng hợp lặn Câu 4: Bộ nhiễm sắc thể của một loài 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể ở thể 2n + 1 là: A. 48 B. 26 C. 25 D. 36 Câu 5: Sơ đồ nào sau đây đúng theo thứ tự về mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Biết rằng: (1) - Gen (một đoạn ADN); (2) - Prôtêin; (3) – mARN; (4) - Tính trạng. A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (3) → (2) → (4). C. (1) → (2) → (4) → (3). D. (1) → (3) → (4) → (2). Câu 6: Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau: - A-U - X- X- G-A- U- X- Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên? A. - A - T - X - X - G - A - T - X - B. - A - T - X - X - G - T - A - X - C. - T - A - G - G - X - T - A - G - D. - T - A - G - G - X - A - T - G - Câu 7: Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể trong tế bào là A. 2n + 1. B. 2n + 2. C. 2n - 1. D. 2n - 2. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST?
- A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. B. Hình thái và kích thước NST. C. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử. D. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp. Câu 9: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của nguyên phân? A. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào B. Nguyên phân giúp cơ thể đa bào lớn lên C. Nguyên phân tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa D. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính Câu 10: Gen là gì? A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit. B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN. D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN Câu 11: Nguyên tắc bổ sung nào sau đây không đúng trong mối quan hệ theo sơ đồ: mARN → Prôtêin? A. Guanin liên kết với Xitôzin. B. Uraxin liên kết với Ađênin. C. Ađênin liên kết với Uraxin. D. Timin liên kết với Ađênin. Câu 12: Mức phản ứng là gì? A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. B. Mức phản ứng là giới hạn của một kiểu hình trước môi trường khác nhau. C. Mức phản ứng là mức độ biểu hiện khác nhau của kiểu hình trước môi trường. D. Mức phản ứng là mức độ biểu hiện khác nhau của kiểu gen với môi trường. Câu 13. Ở người, bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến nào gây ra? A. Đột biến gen lặn. B. Đột biến gen trội. C. Đột biến cấu trúc NST. D. Đột biến số lượng NST. Câu 14. Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền ở người? A. Tác nhân vật lý và hóa học. B. Ô nhiễm môi trường. C. Hoocmôn Testostêrôn. D. Rối loạn trao đổi chất nội bào. Câu 15. Bệnh nhân nữ chỉ có 1 nhiễm sắc thể giới tính X, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển là biểu hiện của bệnh nào sau đây? A. Bệnh Tơcnơ. B. Bệnh Đao. C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh câm điếc bẩm sinh. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm). Câu 1: (2,0 điểm) Em hãy trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Câu 2: (2,0 điểm) a. Một đoạn mạch ARN ở sinh vật nhân sơ có trình tự các nuclêôtit như sau: -A-U-A-G-X-U-A-G-G-A- Xác định trình tự các nuclêôtit của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. b. Một gen có chiều dài là 5100 A 0 và số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen này.
- c. Tính số liên kết Hidro ở đoạn gen trên. Câu 3: (1,0 điểm) Thể 3 nhiễm, và thể 1 nhiễm là gì? Giải thích cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm? ----------HẾT---------- Lưu ý: Thí sinh làm bài vào giấy thi, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Người phê duyệt Người ra đề HIỆU TRƯỞNG PHÒNG GDĐT NAM TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LINH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Sinh 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm). Mỗi câu đúng được 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B C C B C C D C A D A A C A II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm). Câu Đáp án Điểm 1 - Kì đầu: + Thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào, màng nhân và 0,5 nhân con tiêu biến. + Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào. - Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt 0,5 phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Kì sau: Hai crômatit từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST 0,5 đơn phân li về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào. - Kì cuối: Tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. 0,5 --> Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ (2n NST) 2 a. Trình tự nucleotit của đoạn gen tổng hợp ra đoạn mạch trên là: 0,5 -T-A-T-X-G-A-T-X-X-T- b. Tổng số nucleotit của đoạn gen: N= (2 x L): 3,4 = (2 x 5100): 3,4 = 3000 nu 0,5 Số nucleotit mỗi loại của đoạn gen: A = T = 30% x 3000 = 900 0,5 G = X = (3000 - 1800) : 2 = 600 c, Số liên kết H của đoạn gen trên là:
- 2A + 3G = 2 x 900 + 3 x 600 = 3600 liên kết. 0,5 3 - Thể 3 nhiễm: là thể mà trong TB thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó kí hiệu là 0,25 2n+ 1 - Thể 1 nhiễm: là thể mà trong TB thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó kí hiệu là 2n 0,25 –1 Cơ chế: Do ở một bên bố hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử đột biến: một loại giao tử mang cả cặp NST tương 0,5 đồng và một loại giao tử khuyết nhiễm. Các giao tử đột biến này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tạo hợp tử phát triển thành thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 432 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 341 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 481 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 937 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 374 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 563 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 230 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 447 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 275 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 427 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 225 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 286 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 128 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn