intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 9 - NĂM HỌC: 2023-2024 Ngày soạn: 10/12/2023 Ngày kt: 04/01/2024 I/Mục tiêu: 1-Kến thức: Giúp học sinh ôn lại kiến đã học ở các chương 1,2,3,4 . Đồng thời giáo viên kiểm tra lại kiến thức mà học sinh đã nắm được để có biện pháp sữa đổi phương pháp rút kinh nghiệm. 2-Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài trên giấy, cách trình bày các nội dung đã học. 3-Thái độ : Học sinh nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. II. ĐẶC TẢ, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024. MÔN SINH HỌC 9. 1. Bảng đặc tả: MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NỘI DUNGNHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO THẤP Chương I - Nêu được các Các thí khái niệm: Kiểu nghiệm gen, giống thuần của chủng, lai phân MenDen: tích. - Các thí nghiệm về lai một cặp tính trạng, 2 cặp tính trạng của Menđen. 3 câu 3 câu (1 điểm) 1 đ Chương II: - Biết quá trình - Phân biệt được bộ Nhiễm sắc phát sinh giao tử NST lưỡng bội và thể đực và giao tử cái. bộ NST đơn bội. -Biết được những diễn biến qua các kì trong nguyên phân, giảm phân.
  2. 3 câu 2 câu 1 câu (1,67 đ) 1,33 đ 0,33 đ Chương - Biết được nơi - Mô tả được cấu - Tính được - Tính được số III: diễn ra quá trình tự trúc prôtêin. chiều dài của nuclêôtit mỗi loại ADN và nhân đôi của ADN gen. của phân tử ADN. gen và tổng hợp ARN. - Viết được trình tự sắp xếp các Nu trên 2 mạch của phân tử ADN. 4 câu 1 câu 1 câu 1,5 câu ½ câu (3 điểm) 0,33 đ 0,33 đ 1,33 đ 1đ Chương - Biết được thể dị - Phân biệt được các - Vận dụng IV: Biến bội, thể đa bội. dạng đột biến của cơ chế biết dị: - Biết được khái cấu trúc nhiễm sắc được thể một niệm đột biến gen, thể. nhiễm, thể đột biến cấu trúc - Hiểu được đặc tam nhiễm. nhiễm sắc thể. điểm thường biến, - Đột biến - Biết được các mức phản ứng. không làm dạng đột biến. - Mối quan hệ giữa thay đổi số kiểu gen, kiểu hình, nuclêôtit môi trường ứng nhưng làm dụng vào sản xuất. thay đổi một - Hiểu được nguyên liên kết hiđro nhân đột biến gen, trong gen. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại cho con người và sinh vật. 8 câu 1,5 câu 4,5 câu 2 câu 4,33 đ 1,33 đ 2,33 đ 0,67 đ Scâu: 18 7,5 câu 6,5 câu 3,5 câu 0,5 câu Sđiểm:10 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 2. Ma trận:
  3. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NỘI Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao DUNG thấp TN TL TN TL TN TN TL Chương I - Nêu được Các thí các khái nghiệm niệm: Kiểu của gen, giống MenDen: thuần chủng, lai phân tích. - Các thí nghiệm về lai một cặp tính trạng, 2 cặp tính trạng của Menđen. 3 câu 3 câu (1 điểm) 1 đ Chương II: - Biết quá -Biết được - Phân biệt Nhiễm sắc trình phát những diễn được bộ thể sinh giao biến qua NST lưỡng tử đực và các kì bội và bộ giao tử cái. trong NST đơn nguyên bội. phân, giảm phân. 3 câu 1 câu 1 câu 1 câu (1,67 0,33 đ 1đ 0,33 đ điểm) Chương - Biết được - Mô tả - Tính - Viết được - Tính III: nơi diễn ra được cấu được chiều trình tự sắp được số ADN và quá trình trúc dài của xếp các Nu nuclêôt gen tự nhân đôi prôtêin. gen. trên 2 mỗi loạ của ADN mạch của của phâ và tổng phân tử tử ADN hợp ARN. ADN. 4 câu 1 câu 1 câu 1 câu ½ câu ½ câu (3 điểm) 0,33 đ 0,33 đ 0,33 đ 1đ 1đ Chương - Biết được - Biết được - Phân biệt - Hiểu - Vận dụng IV: Biến dị thể dị bội, khái niệm được các được cơ chế biết
  4. thể đa bội. đột biến dạng đột nguyên được thể gen, đột biến của nhân đột một nhiễm, biến cấu cấu trúc biến gen, thể tam trúc nhiễm nhiễm sắc đột biến nhiễm. sắc thể. thể. cấu trúc - Đột biến - Biết được - Hiểu nhiễm sắc không làm các dạng được đặc thể thường thay đổi số đột biến. điểm gây hại nuclêôtit thường cho con nhưng làm biến, mức người và thay đổi phản ứng. sinh vật. một liên - Mối quan kết hiđro hệ giữa trong gen. kiểu gen, kiểu hình, môi trường ứng dụng vào sản xuất. 8 câu 1 câu ½ câu 4 câu ½ câu 2 câu 4,33 đ 0,33 đ 1 đ 1,33 đ 1đ 0,67 đ Scâu: 18 6 câu 1,5 câu 6 câu ½ câu 3 câu ½ câu ½ câu Sđiểm:10 2 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm Tỉ lệ % 20% 20% 20% 10% 10% 10% 10% PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45
  5. phút Mã đề thi A A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Bộ nhiễm sắc thể (NST) bình thường chứa các cặp NST tương đồng gọi là A. bộ NST đơn bội. B. bộ NST lưỡng bội. C. bộ NST tam bội. D. bộ NST tứ bội. Câu 2. Kiểu gen là A. các nhân tố di truyền của cơ thể. B. các cặp gen qui định tính trạng của cơ thể. C. các nhân tố di truyền được kí hiệu bằng các chữ cái. D. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến? A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21. B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người. C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X. D. Sự biến đổi màu hoa theo pH đất. Câu 4. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH → ABCDEFG A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 5. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Nhân tế bào. B. Tế bào chất. C. Ti thể. D. Lạp thể. Câu 6. Ở chó, tính trạng lông ngắn (S) trội hoàn toàn so với lông dài (s). Phép lai nào sau đây cho kết quả ở đời con với tỉ lệ kiểu hình là 3 lông ngắn : 1 lông dài? A. SS x ss. B. Ss x Ss. C. SS x SS. D. Ss x ss. Câu 7. Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là A. các biện pháp và kỹ thuật sản xuất. B. một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng. C. năng suất thu được. D. điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng. Câu 8. Ở lúa, 2n = 24. Trong tế bào thể một nhiễm ở lúa có bao nhiêu NST? A. 23. B. 24. C. 25. D. 26. Câu 9. Bậc cấu trúc nào của prôtêin gồm nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau? A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4. Câu 10. Lai phân tích là phép lai A. giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. B. giữa cơ thể có kiểu gen dị hợp với cơ thể mang tính trạng lặn có kiểu gen đồng hợp. C. giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng. D. giữa 2 cơ thể khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản Câu 11. Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra? A. 1 trứng và 1 thể cực. B. 1 trứng và 2 thể cực.
  6. C. 1 trứng và 3 thể cực. D. 4 trứng. Câu 12. Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể thay đổi như thế nào? A. Thay đổi số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST. B. Có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n. C. Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit. D. Mất một đoạn NST nào đó. Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng? A. Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến. B. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường. C. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen. D. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Câu 14. Một gen có 2400 nuclêôtit. Chiều dài của gen là A. 2400 Ao. B. 4080 Ao. C. 5100 Ao. D. 8160 Ao . Câu 15. Đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm thay đổi một liên kết hiđro trong gen. Đó là dạng đột biến nào? A. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một căp nuclêôtit khác loại. B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại. C. Thêm một cặp A - T. D. Mất một cặp G - X. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm): Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân? Câu 2 (2.0 điểm): Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Nêu một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho con người và sinh vật? Câu 3 (2.0 điểm): a. Một đoạn mạch ARN ở sinh vật nhân sơ có trình tự các nuclêôtit như sau: -A-U-A-G-X-U-A-G-G-A- Xác định trình tự các nuclêôtit của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. b. Một gen có chiều dài là 5100A0 và số nucleotit loại Ađênin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen này. ----------- HẾT ---------- Bài làm:
  7. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi B A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Bộ nhiễm sắc thể (NST) bình thường chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng gọi là A. bộ NST đơn bội. B. bộ NST lưỡng bội. C. bộ NST tam bội. D. bộ NST tứ bội. Câu 2. Giống (hay dòng) thuần chủng là A. Giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. B. Giống trong đó chứa các cặp gen đều đồng hợp trội. C. Giống bao gồm các gen dại ban đầu chưa bị đột biến. D. Giống trong đó chứa các cặp gen đều đồng hợp lặn. Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến? A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21. B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người. C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X. D. Sự biến đổi màu hoa theo pH đất. Câu 4. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH → ABDCEFGH A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
  8. Câu 5. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Lạp thể. D. Nhân tế bào. Câu 6. Ở chó, tính trạng lông ngắn (S) trội hoàn toàn so với lông dài (s). Phép lai nào sau đây cho kết quả ở đời con với tỉ lệ kiểu hình là 1 lông ngắn : 1 lông dài? A. Ss x Ss. B. SS x ss. C. SS x SS. D. Ss x ss. Câu 7. Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu gen được hiểu là A. các biện pháp và kỹ thuật sản xuất. B. một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng. C. năng suất thu được. D. điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng. Câu 8. Ở lúa 2n = 24. Trong tế bào của thể tam nhiễm ở lúa có bao nhiêu NST? A. 23. B. 24. C. 25. D. 26. Câu 9. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin? A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4 Câu 10. Lai phân tích là phép lai A. giữa cơ thể có kiểu gen dị hợp với cơ thể mang tính trạng lặn có kiểu gen đồng hợp. B. giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng. C. giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. D. giữa 2 cơ thể khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản Câu 11. Từ một tinh bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra A. 2 tinh bào bậc 1. B. 2 tinh bào bậc 2. C. 4 tinh trùng. D. 2 tinh tử và 2 tinh trùng. Câu 12. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể A. thay đổi về cấu trúc. B. thiếu một NST. C. thừa một NST. D. tăng theo bội số n, lớn hơn 2n. Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng? A. Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến. B. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường. C. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen. D. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Câu 14. Một gen có 3000 nuclêôtit, chiều dài của gen là A. 3000 Ao. B. 4080 Ao. C. 5100 Ao. D. 10200 Ao . Câu 15. Đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm thay đổi một liên kết hiđro trong gen. Đó là dạng đột biến nào? A. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một căp nuclêôtit khác loại. B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại. C. Thêm một cặp A - T. D. Mất một cặp G - X. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm): Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì của giảm phân I? Câu 2 (2.0 điểm): Đột biến gen là gì? Nêu một số dạng đột biến gen? Tại sao đột biến gen lại gây hại cho sinh vật? Câu 3 (2.0 điểm): a. Một đoạn mạch ARN ở sinh vật nhân sơ có trình tự các nuclêôtit như sau:
  9. -G-X-A-U-G-U-X-X-G-A-U-G Xác định trình tự các nuclêôtit của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. b. Một gen có chiều dài là 5100A0 và số nucleotit loại Guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen này. ----------- HẾT ---------- Bài làm: PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi A A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Đúng mỗi câu 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B D D A A B C A D C C A B B A án B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm) Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân Kì đầu: - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt, NST kép đính vào các 0.25 sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân 0.25 bào. Kì sau 0.25 - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào Kì cuối 0.25
  10. - Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất Câu 2 (2.0 điểm) * Đột biến cấu trúc NST là gì? Các dạng đột biến cấu trúc NST? - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST. 0.5 - Các dạng: Đột biến mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn…. 0.5 (Nêu được 1- 2 dạng ghi 0,25 điểm) * Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? - Vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. 0.5 - Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó gây ra các rối 0.5 loạn trong hoạt động của cơ thể thường có hại cho sinh vật và con người. Câu 3 (2.0 điểm) a.* Trình tự các nuclêôtit của đoạn gen: 1.0 –X –G –T–A–X –A– G– G– X–T–A– X– | | | | | | | | | | | | – G– X–A–T– G–T– X–X –G –A–T–G – Học sinh không viết liên kết giữa 2 mạch đơn thì trừ 0,5đ b. L = N/2 * 3,4. Suy ra: N = L*2/3,4 = 5 100 *2/3,4 = 3 000 (nu) 0.5 Số Nu của từng loại trong đoạn gen là: A = T = N * 10% = 3 000 * 10% = 300 (nu) Theo NTBS ta có: A = T = 300 (nu) Áp dụng công thức: N = 2 (A + G) G = N/2 - A = 3 000/2 - 300 = 1 200 (nu) V ậy G = X = 1 200 ( nu) Mã đề thi B A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Đúng mỗi câu 0,33đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp A A D B D D B C A B C D B C A án
  11. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm) Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I Kì đầu: - Các NST xoắn, co ngắn, các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc 0.25 và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách rời nhau. Kì giữa - Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo 0.25 của thoi phân bào. Kì sau 0.25 - Các cặp NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. Kì cuối 0.25 - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép). Câu 2 (2.0 điểm) * Đột biến gen là gì? Các dạng đột biến gen? - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số 0.5 cặp nuclêôtit. - Các dạng: Đột biến mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit. 0.5 (Nêu được 1-2 dạng ghi 0,25 điểm) * Tại sao đột biến gen thường có hại cho sinh vật? - Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy 0.5 trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên. - Gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 0.5 Câu 3 (2.0 điểm) a.* Trình tự các nuclêôtit của đoạn gen: 1.0 –X –G –T–A–X –A– G– G– X–T–A– X– | | | | | | | | | | | | – G– X–A–T– G–T– X–X –G –A–T–G – Học sinh không viết liên kết giữa 2 mạch đơn thì trừ 0,5đ b. b. L = N/2 * 3,4. Suy ra: N = L*2/3,4 = 5 100 *2/3,4 = 3 000 (nu) 1.0 Số Nu của từng loại trong đoạn gen là: G = N * 20% = 3 000 * 20% = 600 (nu) Theo NTBS ta có: G = X = 600 (nu) Áp dụng công thức: N = 2 (A + G) A = N/2 - G = 3 000/2 - 600 = 900 (nu) V ậy A = T = 900 ( nu)
  12. PHÓ HIỆU TRƯỞNG Người duyệt đề Người ra đề TTCM/TPCM Nguyễn Đức Anh Trí Trần Thị thùy Trang Nguyễn Văn Đông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2