Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
lượt xem 0
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
- CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA VIẾT MÔN TIẾNG VIỆT HKI – LỚP 2 NĂM HỌC: 2024 - 2025 Mạch kiến thức, kỹ năng Số câu, Mức Mức Mức Tổng Số điểm 1 2 3 Đọc hiểu văn bản: - Hiểu nội dung của bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc. - Xác định được hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Giải thích được chi tiết trong bài 2 bằng suy luận trực tiếp. 4 2 8 Số câu - Nhận biết được hình ảnh, chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. - Nhận biết, lựa chọn được các kiểu câu đã học. - Từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm, thành ngữ, tục ngữ theo các chủ Số điểm 1,75 1,25 1 4,0 điểm Chính tả, văn 1 1 2 - Nhận biết được quy tắc chính tả Số câu vận dụng viết 1 đoạn từ 45- 55 chữ - Viết đoạn văn kể, tả về những nội dung đã học trong học kỳ I
- Số điểm 2 4.0 6.0 Tổng Số câu 5 2 3 10 Số điểm 3.75 1,25 5.0 10 BẢNG THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 HKI NĂM HỌC: 2024 - 2025 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn 1 bản Số câu 2 1 1 4 Câu số 1, 2, 3, 4 1,2 3 4 Số điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,5 đ Kiến thức Số câu 1 1 1 2 5 2 tiếng Việt Câu số 2 3 5 1,6 4 6, 7, 8, 9, 10 Số điểm 0.5đ 0.5đ 0,75đ 2,75đ 4đ 8,5đ
- Số câu 3 Tổng 3 2 1 2 2 10 Số điểm 1,0 đ 1đ 0,75đ 2,75đ 4,5đ 10đ Trường tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I SBD: ........ Phòng thi: ..... NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Tiếng việt - Lớp 2 (Thời gian làm bài 90 phút Không kể thời gian phát đề) I. KIỂM TRA VIẾT: ....... điểm 1. Chính tả: ..... điểm
- 2. Viết đoạn văn: ....... điểm Lựa chọn một trong hai đề sau Đề 1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 câu đến 5 câu) thể hiện tình cảm của em đối với mẹ. Đề 2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 câu đến 5 câu) kể về một giờ ra chơi ở trường.
- II. KIỂM TRA ĐỌC: ....... điểm 1. Đọc thành tiếng: ....... điểm 2. Đọc hiểu : ...... điểm a) Đọc thầm bài văn sau: Sự tích cây vú sữa 1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. 2. Một hôm, vừa đói vừa rét, cậu mới tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. 3. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng ở khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa. Theo NGỌC CHÂU ( Tiếng Việt tập 1 - sách Cánh Diều) b) Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập
- Câu 1. Sau khi giận dỗi mẹ, cậu bé đã bỏ đi đâu? A. Cậu la cà khắp nơi. B. Cậu đi quanh làng xóm. C. Cậu đi vào rừng. D. Cậu về nhà bà ngoại. Câu 2. Trong khi cậu bỏ nhà đi thì người mẹ ở nhà thế nào? A. Bực tức cáu giận B. Vẫn bình thản làm việc C. Cuống cuồng tìm con D. Mỏi mắt chờ mong Câu 3. Khi quay về nhà, không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? A. Chạy sang nhà hàng xóm tìm mẹ nhưng vẫn không thấy. B. Cậu khản tiếng gọi mẹ và chạy khắp nơi tìm mẹ. C. Cậu nghĩ mẹ đi làm, cậu dọn dẹp nhà cửa chờ mẹ về. D. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Câu 4. Điều gì xảy ra khi cậu bé đưa quả chạm vào môi? A. Có một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. B. Quả lấp lánh, hiện lên hình ảnh của người mẹ. C. Quả da căng mịn, xanh óng, một mặt quả kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Câu 5. Nội dung của câu chuyện trên là gì? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................. Câu 6. Để thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, em cần làm những việc gì ? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................. Câu 7. Câu nào dưới đây là câu nêu hoạt động? A. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. B. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. C. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích.
- Câu 8. dòng nào gồm các từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình? A. chăm sóc, yêu thương, quan tâm, chăm chỉ B. yêu thương, kính trọng, vui chơi, quan tâm C. quan tâm, chăm sóc, yêu thương, kính trọng Câu 9. Tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong câu văn sau ? Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. - Từ chỉ sự vật:……………………………………………………………………… - Từ chỉ hoạt động:…………………………………………………………………… - Từ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………. Câu 10. Đặt một câu nêu đặc điểm ngoại hình của mẹ em. ..................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 1. Bài đọc: Phần thưởng Na là một cô bé tốt bụng, luôn giúp đỡ bạn bè. Ở lớp, ai cũng mến em. Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi. Cuối năm học, cả lớp bàn tán về phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe. Em biết mình chưa giỏi môn nào. Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo. Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay. Phỏng theo BLAI-TƠN (Lương Hùng dịch) (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Na là một học sinh như thế nào? 2. Bài đọc: Sáng kiến của bé Hà Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến. Một hôm, Hà hỏi bố:
- - Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ? Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích: - Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả. Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hằng năm làm “ngày của ông bà”, vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ của các cụ già. Theo Hồ Phương (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Bé Hà hỏi bố điều gì? 3. Bài đọc: Bọ rùa tìm mẹ Bọ rùa đang ngồi chờ mẹ. Bỗng, nó thấy chị châu chấu có bộ cánh xanh biếc bay ngang bụi cúc. Nó liền lấy lấy bút ra vẽ. Châu chấu nhảy đi, bọ rùa vội đuổi theo nên lạc đường. Bọ rùa oà khóc. - Sao vậy em? - Một anh kiến hỏi. - Em tìm mẹ ạ. - Mẹ em trông thế nào? - Mẹ em rất đẹp ạ. Theo Gờ-ri-ben (Quentin Greban), Xuân Mai dịch (Nguồn: Sách Chân trời sáng tạo -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Vì sao bọ rùa lạc mẹ? 4. Bài đọc: Bàn tay dịu dàng Bà của An mới mất nên An xin nghỉ học mấy ngày liền. Sau đám tang bà, An trở lại lớp, lòng nặng trĩu nỗi buồn. Thế là chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm, vuốt ve... Nhớ bà, An ngồi lặng lẽ. Thầy giáo bước vào lớp. Thầy bắt đầu kiểm tra bài của học sinh. Khi thầy đến gần, An thì thào buồn bã: - Thưa thầy, hôm nay em chưa chuẩn bị bài tập ạ! Mạnh Hưởng dịch (Nguồn: Sách Chân trời sáng tạo -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Khi bà mất, An cảm thấy thế nào?
- 5. bài đọc: Trường em Hà và các bạn thích khu vườn trường có đủ các loại cây. Cạnh vườn trường là thư viện xanh với rất nhiều cuốn sách hay. Đó là nơi các bạn Hà hẹn nhau sau mỗi buổi học. Cuối hành lang mỗi tầng đều có một khu vệ sinh rộng rãi và sạch sẽ. Một năm học bắt đầu. Ngôi trường mới đã trở thành ngôi nhà thứ hai, là niềm vui của Hà và các bạn. Bích Hà (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Hà và các bạn thích những gì ở ngôi trường mới? 6. Bài đọc: Cánh đồng của bố Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng: “Trời ơi, con tôi!". Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi. Bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng. Theo Nguyễn Ngọc Thuần (Nguồn: Sách Chân trời sáng tạo -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy bố rất sung sướng khi bạn nhỏ chào đời? 7. Bài đọc: Bài học đầu tiên của Gấu con Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn: - Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn. Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên. Theo Lê Bạch Tuyết (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì?
- 8. Bài đọc: Một tiết học vui Thấy thầy giáo xách giỏ trái cây vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: Thầy mang trái cây đến lớp làm gì nhỉ? Thầy mỉm cười: - Thầy muốn các em quan sát những trái cây này để viết đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích. Theo sách Câu chuyện nhỏ, bài học lớn (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì? 9. Bài đọc: Vầng trăng của ngoại Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê với ông ngoại nửa tháng. Sáng sớm, My và Bin được tiếng gáy của chú gà trống đánh thức. Hai chị em vùng dậy, gấp chăn màn thật nhanh, rồi ra sân tập thể dục với ông. Ăn sáng xong, ba ông cháu ra vườn, quét lá rụng, vun gốc cây, tìm những trái cây chín vàng. Theo Lê Thanh Nga (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Ăn sáng xong ba ông cháu đã làm những việc gì? 10. Bài đọc: Kho báu của tôi Kho báu của tôi! Đó là những cuốn truyện bố mang về với lời đề tặng. Có khi đó là những truyện cổ mẹ cắt ra từ báo và dán lại hoặc quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt. Những quyển truyện ấy có khi hơi cũ một tí, có khi lại mất bìa dù đã được mẹ bọc lại cẩn thận và phần nhiều là truyện tranh không màu. Dù vậy, những câu chuyện vẫn mở ra một thế giới kì thú cho một cô bé sáu tuổi là tôi. Theo Đỗ Trần Mai Trâm (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Câu hỏi: Kho báu của bạn nhỏ là gi?
- ĐỀ CHÍNH TẢ ( GV đọc cho HS viết bài 15 phút) Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả , đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Theo Tạ Duy Anh ĐỀ CHÍNH TẢ ( GV đọc cho HS viết bài 15 phút) Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả , đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Theo Tạ Duy Anh ĐỀ CHÍNH TẢ ( GV đọc cho HS viết bài 15 phút) Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả , đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Theo Tạ Duy Anh ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I - LỚP 2. NĂM HỌC: 2024 - 2025 I. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả (4 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 4điểm. - Cách trừ điểm : + Lỗi : sai, lẫn phụ âm đầu ,vần, thanh (tạo ra sai về nghĩa ) cứ mỗi lỗi trừ 0,2 điểm, 5 lỗi trừ 1 điểm. (Những lỗi trùng nhau chỉ trừ 1 lần điểm)
- 2. Tập làm văn : 6 điểm HS tự lựa chọn một trong 2 đề để viết Đề 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 câu đến 5 câu) thể hiện tình cảm của em đối với mẹ. Học sinh viết được đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người mẹ. ( bố cục đoạn viết rõ ràng, giữa các câu văn liên kết chặt chẽ, lô gic, giàu hình ảnh, không sai lỗi chính tả, câu văn trọn vẹn, đủ ý…) - Bài viết đảm bảo các ý. + Giới thiệu về người mẹ mà em muốn bày tỏ tình cảm. + Người mẹ đã làm những gì cho em? (Quan tâm, chăm sóc, yêu thương) + Em có suy nghĩ, cảm nhận gì khi đón nhận sự quan tâm, yêu thương của mẹ. + Tình cảm của em với người mẹ như thế nào? (Yêu quý, kính trọng,...) Đề 2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 câu đến 5 câu) kể về một giờ ra chơi ở trường. Học sinh viết được đoạn văn kể về giờ ra chơi ở trường. ( bố cục đoạn viết rõ ràng, giữa các câu văn chặt chẽ, lô gic, giàu hình ảnh, không sai lỗi chính tả, câu văn trọn vẹn, đủ ý…) - Bài viết đảm bảo các ý. + Trong giờ ra chơi , em và các bạn thường chơi ở đâu? + Em và các bạn thường chơi trò chơi gì? + Em thích hoạt động nào nhất? + Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi? * Lưu ý: Bài văn viết sai lỗi chính tả, viết câu không đúng không cho điểm tối đa. Tùy theo mức độ bài viết GV cho điểm từ 6 điểm đến 0,5 điểm II. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 2. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 6 điểm) Câu Đáp án Điểm A 1 0,5 D 2 0,5 D 3 0,5
- A 4 0,5 HS tự viết theo ý hiểu Ví dụ: Nói về tình yêu thương của mẹ dành cho 5 0,5 con HS tự viết theo ý hiểu: VD Khi mẹ còn sống em sẽ nghe lời mẹ, hiếu thảo với mẹ, không để mẹ lo lắng, muộn 6 0,5 phiền...... B 7 0,5 C 8 0,5 - Từ chỉ sự vật: cành lá, đài hoa, mây ( 0,5 điểm)- tìm đúng 1 từ cho 0,15 điểm - Từ chỉ đặc điểm: bé tí, trắng ( 0,5 điểm) - tìm đúng 1 9 từ cho 0,25 điểm 1,5 - Từ chỉ hoạt động: trổ ra, nở ( 0,5 điểm) - tìm đúng 1 từ cho 0,25 điểm Đặt đúng câu theo yêu cầu được 0,5 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu 10 chấm trừ đi 0,1 điểm. Ví dụ: Mẹ em có khuôn mặt trái xoan. 0,5 điểm 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 4 điểm - Giáo viên phát phiếu cho học sinh chuẩn bị trước 3 phút. Sau đó, gọi học sinh bốc thăm chọn bài, giáo viên đưa phiếu của mình yêu cầu học sinh đọc trong thời gian 1 phút. Tiếng nào học sinh đọc sai, giáo viên gạch chéo (/), cuối cùng tổng hợp lại để tính điểm. *Cách cho điểm: (Theo bảng sau) Tiêu chí cho điểm đọc Điểm 1. Đọc đúng các tiếng, các từ 1đ 2. Đọc rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 55-60 tiếng trong 1 phút 1đ
- 3. Biết ngắt nghỉ hơi chỗ có dấu câu. Giọng đọc diễn cảm 1đ 4. Trả lời đúng câu hỏi ứng với nội dung đoạn đọc hoặc câu hỏi giáo viên đưa 1đ ra có liên quan đến đoạn đọc. Tổng 4đ Bài đọc Câu hỏi Đáp án Điểm Na là một học sinh như Na là một học sinh tốt bụng, luôn giúp đỡ bạn Phần thưởng thế nào? bè. 1,0 Bé Hà hỏi bố điều gì? Bé Hà hỏi bố vì sao không có ngày của ông Sáng kiến bà. 1,0 của bé Hà Vì sao bọ rùa lạc mẹ? Bọ rùa lạc mẹ vì nó vội đuổi theo nên lạc Bọ rùa tìm đường. 1,0 mẹ Khi bà mất, An cảm thấy Khi bà mất, An cảm thấy lòng nặng trĩu nỗi Bàn tay dịu thế nào? buồn. 1,0 dàng Hà và các bạn thích Có đủ loại cây; Thư viện xanh với rất nhiều Trường em những gì ở ngôi trường cuốn sách hay; Cuối hành lang mỗi tầng đều 1,0 mới? có khu vệ sinh rộng rãi và sạch sẽ. Những chi tiết nào cho Cánh đồng Nhớ mãi cái ngày bạn nhỏ chào đời; Thốt lên thấy bố rất sung sướng 1,0 của bố sung sương “Trời ơi, con tôi!” khi bạn nhỏ chào đời? Bài học đầu Trước khi Gấu con đi Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn tiên của Gấu chơi, Gấu mẹ đã dặn điều Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai 1,0 con gì? giúp đỡ thì con phải cảm ơn. Thầy giáo mang giỏ trái Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để muốn Một tiết học cây đến lớp để làm gì? các em quan sát những trái cây này để viết 1,0 vui đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích. Vầng trăng Ăn sáng xong ba ông Ăn sáng xong ba ông cháu ra vườn, quét lá của ngoại cháu đã làm những việc rụng, vun gốc cây, tìm những trái cây chín 1,0 gì? vàng Kho báu của bạn nhỏ là Kho báu của bạn nhỏ là những cuốn truyện bố Kho báu của gì? mang về với lời đề tặng. 1,0 tôi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 641 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 436 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn