intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023 - Trường Tiểu học Nghĩa Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023 - Trường Tiểu học Nghĩa Trung’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023 - Trường Tiểu học Nghĩa Trung

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA TRUNG - NGHĨA HƯNG BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 (Phần chính tả, TLV) Thời gian làm bài 40 phút A. Chính tả (Nghe – viết) Ánh trăng Màn đêm buông xuống. Da trời mịn và êm như nhung. Giữa đĩa trời mênh mông, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Cả dòng sông, cả cánh rừng, cả những tàu dừa ngả xuống nước, cả những bồn sen đang e ấp cũng nhuốm bạc, cũng vẫy vùng trong suối vàng vô tận lấp lánh, lấp lánh. B. Tập làm văn (GV ghi đề bài lên bảng. HS làm vào giấy kiểm tra) Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu với mọi người về bản thân mình.
  2. ĐIỂM TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA TRUNG-NGHĨA HƯNG SBD BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng) Thời gian làm bài 40 phút Chữ kí của giám thị Chữ kí của giám khảo Họ tên học sinh: ............................................................................................................................. .. Lớp: ..................... Nhận xét của giáo viên: ................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................................................................... A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (20 phút) I. Đọc thầm văn bản sau: Cái ổ gà Chiều nay, Dũng đứng trước cửa chờ bố về, nhìn xe cộ và mọi người qua đường. Một bác chở bó củi sau xe đạp, định tránh ổ gà thì gặp chiếc xe khác ở phía trước xô tới. Bác luống cuống lao xe xuống ổ gà. Bó củi bị xóc mạnh, đứt dây, rơi vung vãi. Bác vội xuống xe, lúng túng nhặt từng que củi. Bọn trẻ cứ đứng nhìn và cười. Lát sau, một chiếc xe khác đèo em bé lại gặp phải ổ gà. Xe xóc mạnh, bà mẹ loạng choạng tay lái làm em bé suýt ngã. Bố về. Dũng kể cho bố nghe hết chuyện này đến chuyện khác, cuối cùng là chuyện cái ổ gà. Chưa kể hết, bố đã hỏi ngay: - Thế con cứ đứng xem à? Sao con không lấp nó đi? Dũng đớ người, có thế mà cũng không nghĩ ra. Dũng ấp úng: - Con quên mất! Dũng vội đi lấy cái xô và cái xẻng nhỏ. Hai bố con ra đến đường thì cái ổ gà tai ác đã được lấp phẳng. Chắc một bạn nào đó đã kể cho bố bạn ấy nghe trước Dũng. Dũng thấy tiếc quá. (Theo Hoàng Anh Đường) II. Dựa vào nội dung đoạn văn trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau: 1. Thấy bác chở củi sau xe đạp gặp chuyện không may, bọn trẻ đã làm gì? A. Đứng nhìn thích thú B. Đứng nhìn và cười C. Chạy lại để giúp đỡ 2. Bác chở củi và bà mẹ đèo con đều suýt ngã trên đường vì lí do gì? A. Vì xe chở nặng, khó điều khiển B. Vì lao vào xe của người khác C. Vì xe gặp phải ổ gà trên đường.
  3. 3. Khi nhìn thấy cái ổ gà đã được lấp phẳng Dũng cảm thấy thế nào? A. Dũng cảm thấy rất buồn. B. Dũng cảm thấy rất vui. C. Dũng cảm thấy tiếc quá. 4. Em hiểu thế nào là “ổ gà”? A. Khi lên cao, khi xuống thấp, không bằng phẳng. B. Chỗ lõm sâu xuống mặt đường giống như ổ nằm của con gà mái đẻ. C. Ổ nằm của con gà mái đẻ. 5. Trong các câu sau, câu nào là câu hỏi? A. Xe xóc mạnh, bà mẹ loạng choạng tay lái làm em bé suýt ngã. B. Sao con không lấp nó đi? C. Con quên mất! 6. Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì? “Dũng ấp úng: - Con quên mất!” A. Để báo hiệu lời nói trực tiếp. B. Để báo hiệu phần giải thích. C. Để báo hiệu phần liệt kê. 7. Trong câu “Bó củi bị xóc mạnh, đứt dây, rơi vung vãi.” có mấy từ chỉ hoạt động? A. 1 từ, đó là: …………………………………………...………………………………………………….. B. 2 từ, đó là: ……………………………………………………………………………………………….. C. 3 từ, đó là: ……………………………………………………………………………………………….. 8. Khi thấy bác chở củi sau xe đạp gặp chuyện không may, nếu em là Dũng, em sẽ làm gì? Trả lời: …………….………………………………………..…………………………………………………………. ……………………………………………………………...………………………………………………………………. 9. Lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện ? A. Hãy tích cực làm việc tốt, dù rất nhỏ. B. Hãy giúp đỡ mọi người. C. Hãy cứu giúp những người bị tai nạn. B. Đọc thành tiếng (5 điểm) Học sinh đọc một trong 3 bài sau (Giám thị đánh dấu x vào ô trống trước đoạn học sinh được đọc): 1. “Ngôi trường mới” (Đoạn: “Trường mới ........ mùa thu.”) - TV3 tập 1/49 2. “Trò chuyện cùng mẹ” (Đoạn: “Thời gian .......... thêm mãi.” - TV3 tập 1/93 3. “Bạn nhỏ trong nhà” (Đoạn: “Tôi vẫn nhớ ....... làm nũng mẹ.” - TV3 tập 1/107 Điểm đạt được: …………………. điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2