intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Kon Tum’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Kon Tum

  1. TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: TIẾNG VIỆT( PHẦN ĐỌC HIỂU) LỚP 3 Số Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Tổng số TT Mạch kiến thức TN TN TN TN câu KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL 1. Đọc hiểu văn bản: Số HS đọc và hiểu nội dung 4 1 1 4 2 câu bài đọc. Số 2.0 0.5 1.0 2.0 1.5 1 điểm Câu 1;2; 5 6 số 3;4 2. Kiến thức tiếng Việt: Số - Nhận biết được từ có câu 2 1 1 2 2 nghĩa giống nhau, từ có nghĩa trái ngược nhau. Số 1.0 0.5 1.0 1.5 - Biết dùng dấu hai chấm và điểm 1.0 dấu phẩy; - Viết được câu cảm dùng 2 để khen. Câu 7;8 9 số 10 Số 4 2 2 2 6 4 câu Tổng Số 2.0 1.0 1.0 2.0 3.0 3.0 điểm P Ngô Mây, ngày 21 tháng 12 năm 2023 Duyệt đề PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Trung Ly
  2. TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần đọc tiếng) KHỐI LỚP 3 A. Đọc thành tiếng (4 điểm) 1. Hình thức kiểm tra - Tiến hành trong các tiết ôn tập: + GV lựa chọn, làm các phiếu ghi tên bài; đoạn đọc cần kiểm tra và số trang của các bài tập đọc từ tuần 01 đến tuần 17. + Học sinh bốc thăm đọc bài và trả lời 1 câu hỏi theo nội dung đoạn - bài đọc; tốc độ đọc khoảng 65-70 tiếng/phút. * Chú ý: Tránh trường hợp hai học sinh kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau. 2. Một số bài - đoạn đọc Đề 1. Bạn mới (sách TV3, tập 1 trang 11) Đọc đoạn: Từ “Giờ ra chơi ….. chẳng ai nghe thấy.” H: Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào? TL: Vì A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào. Đề 2. Mùa thu của em (sánh TV3, tập 1 trang 15) Đọc cả bài (4 khổ thơ) H: Những sắc màu nào được tả trong bài thơ gắn với mùa thu? TL: Những sắc màu được tả trong bài thơ gắn với mùa thu là: màu vàng hoa cúc, màu xanh của cốm mới. Đề 3. Nhớ lại buổi đầu đi học (sách TV3, tập 1 trang 19) Đọc đoạn: Từ “Hằng năm, cứ đến …… bầu trời quang đãng” H: Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên? TL: Vì mùa thu là mùa khai trường. Đề 4. Giặt áo (sách TV3, tập 1 trang 25) Đọc cả 4 khổ thơ đầu. H: Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào? TL: Nắng theo gió bay như lượn trên cây tre, cây chuối/ Nắng đầy trời, nhuộm vàng sân phơi và lối đi. Đề 5. Bài tập làm văn (sách TV3, tập 1 trang 28) Đọc đoạn: Từ “Có lần, cô giáo …. khăn mùi soa.” H: Tìm những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài? TL: Cô-li-a loay hoay mất một lúc mới bắt đầu viết. Mới viết được mấy câu, cậu bé bỗng thấy bí. Cô-li-a ít cố gắng mãi mà bài văn vẫn ngắn ngủn. Đề 6. Con heo đất (sách TV3, tập 1 trang 33) Đọc đoạn: Từ “Tôi đang loay hoay …. gửi heo giữ giúp” H: Bạn nhỏ mong bố mua cho đồ chơi gì? TL: Bạn nhỏ mong bố mua cho một con rô bốt. Đề 7. Cha sẽ luôn ở bên con (sách TV3, tập 1 trang 49) Đọc đoạn: Từ “Một trân động đất ….. sẽ luôn ở bên con.” H: Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?
  3. TL: Động đất khiến ngôi trường sụp đỗ hoàn toàn và chỉ còn là một đống đổ nát. Đề 8. Bảy sắc cầu vồng (sách TV3, tập 1 trang 68) Đọc đoạn: Từ “Đúng lúc đó, …. đứng một mình” H: Trong bức tranh cầu vồng, các màu hiện lên như thế nào? TL: Các màu cùng bừng sáng; nắm tay nhau; rực rỡ hơn cả ngàn lần khi đứng một mình. Đề 9. Chia sẻ niềm vui (sách TV3, tập 1 trang 73) Đọc đoạn: Từ “Mấy ngày liền, … mắt mở to, sợ hãi” H: Ở đoạn 1, điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động? TL: Người mẹ xúc động vì bức tranh một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát, cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi. Đề 10. Nhà rông (sách TV3, tập 1 trang 77) Đọc đoạn: Từ “Nhà rông hầu hết …. mái lợp cỏ tranh” H: Nhà rông có đặc điểm gì nổi bật? TL: Là ngôi nhà sàn to nhất, cao lớn nhất, đẹp nhất làng. Được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. 3. Cách đánh giá * Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm +Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0.25 điểm; Đọc quá 1 phút đến 1.5 phút: 0.25 điểm; đọc quá 1.5 phút: 0 điểm + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0.25 điểm; Giọng đọc chưa thể hiện rõ hoặc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm. + Đọc vừa đủ nghe: 0.25đ; Đọc nhỏ, lúc to lúc nhỏ: 0 điểm + Đọc rõ ràng: 0.25đ; Đọc ê a, kéo dài: 0 điểm * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa:1 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ, 1- 2 cụm từ không rõ nghĩa: 0,5 điểm; + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên, 3 cụm từ không rõ nghĩa trở lên: 0 điểm. * Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1điểm + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm; + Đọc sai từ 6 đến 7 tiếng: 0.5 điểm; + Đọc sai từ 8 tiếng: 0,25 điểm; đọc sai từ 10 tiếng trở lên: không ghi điểm. * Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu 1 điểm: + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5 điểm; + Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm
  4. TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM Thứ ……. ngày …... tháng .... năm 2023 BÀI KIỂM TRA CUỐI HKI - NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT( PHẦN ĐỌC HIỂU) - LỚP 3 Thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: .............................................................................................. Lớp: 3 Điểm: Nhận xét của giáo viên: I. Đọc thầm bài: KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con: - Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con: - Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé! Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”. Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen: - Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu! Vân Nhi II. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng từ câu 1đến câu 4; 7;8 và thực hiện yêu cầu câu: 6;9;10; Câu 1. Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm gì? A. Đi hái trái cây. B. Đi học. C. Đi bắt Chuồn Chuồn. D. Đi chơi. Câu 2. Khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ con đã làm gì? A. Khỉ con chào Thỏ con rồi đi hái trái cây. B. Khỉ con rủ Thỏ con cùng đi hái trái cây. C. Khỉ con rủ Thỏ con về nhà mình chơi. D. Khỉ con cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn.
  5. Câu 3. Đến chiều về tới nhà, thấy mẹ buồn, thái độ Khỉ con ra sao? A. Khỉ con không chịu nhận lỗi. B. Khỉ con giận, không nói chuyện với mẹ. C. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. D. Khỉ con rất khó chịu. Câu 4. Vì sao Khỉ mẹ bảo Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây ăn? A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ. B. Vì Khỉ mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. C. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình. D. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con phải tự lập. Câu 5. Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen? Câu 6. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 7. Từ trái nghĩa với từ “thất bại ” là: A. Nổi tiếng B. Thành công C. Khó khăn. D. Thuận lợi. Câu 8. Trong các câu dưới đây, câu khiến là: A. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. B. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé! C. Mẹ bị đau chân, đi không được. D. Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu! Câu 9. Điền dấu thích hợp vào đoạn văn sau: Tây Nguyên là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em Ba-na Xơ đăng, Ê- đê, Gia-rai,... Câu 10. Đặt một câu cảm để khen tiết mục kể chuyện của bạn trong lớp.
  6. TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết) – Lớp 3 1. Bài viết 1 (Nghe - viết) (Thời gian viết bài: 15 phút –> 20 phút). Bài viết: Con đường đến trường Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp. (Đỗ Đăng Dương) *Lưu ý: Giáo viên viết tên bài lên bảng lớp: “Con đường đến trường”, đọc nội dung đoạn viết cho học sinh viết vào giấy ô ly 2. Bài viết 2 (Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian chép đề). Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn miêu tả một đồ dùng học tập (hoặc đồ dùng trong nhà) mà em yêu thích. Gợi ý: a. Đó là đồ dùng gì? Do ai tặng hoặc em mua trong hoàn cảnh nào? b. Đặc điểm của đồ dùng ấy? (hình dáng, màu sắc,…) c. Ích lợi của đồ dùng ấy? d. Tình cảm của em đối với đồ dùng ấy? * Lưu ý: Giáo viên viết đề bài và phần gợi ý lên bảng lớp. Học sinh làm vào giấy kẻ ô ly.
  7. TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA CUỐI HKI, NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): - Tiến hành trong các tiết ôn tập (GV làm các phiếu ghi tên bài; đoạn cần kiểm tra và số trang; cho học sinh bốc thăm đọc bài và trả lời 1 câu hỏi theo nội dung đoạn -bài đọc, thuộc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17; tốc độ đọc của học sinh khoảng 65-70 tiếng/phút) * Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm + Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0.25 điểm (Đọc quá 1 phút đến 1.5 phút: 0.25 điểm; đọc quá 1.5 phút: 0 điểm.) + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0.25 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ hoặc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.) + Đọc vừa đủ nghe: 0.25đ (Đọc nhỏ, lúc to lúc nhỏ: 0 điểm) + Đọc rõ ràng: 0.25đ (đọc ê a, kéo dài: 0 điểm) * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ, 1- 2 cụm từ không rõ nghĩa: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên, 3 cụm từ không rõ nghĩa trở lên: 0 điểm. * Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm; Đọc sai từ 6 đến 7 tiếng: 0.5 điểm; Đọc sai từ 8 tiếng: 0,25 điểm; đọc sai từ 10 tiếng trở lên:không ghi điểm. * Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5 điểm + Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) 2. Đọc hiểu (6 điểm): Câu Đáp án Điểm Ghi chú 1 A. Đi hái trái cây. 0,5đ 2 D. Khỉ con cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn 0.5đ - HS chọn 2 đáp Chuồn. án, không ghi 3 C. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. 0.5đ điểm. B. Vì Khỉ mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi 4 0.5đ kiếm ăn được. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy tùy vào mức độ 5 trái cây. 0.5đ diễn đạt có ý đúng ghi 0,25đ; 0.5đ; Bài học: Nên ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ dặn, tùy vào mức độ không ham chơi vì như vậy sẽ khiến bố mẹ buồn. diễn đạt có ý đúng 6 1đ ghi: 0,25đ; 0.5đ;0,5đ; 0,75đ 7 0.5đ - HS chọn 2 đáp
  8. B. Thành công án, không ghi B. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé! điểm. 0.5đ 8 Thứ tự cần điền: Điền đúng mỗi đấu 9 Tây Nguyên là nơi chung sống của nhiều dân tộc 0.5đ ghi 0,25đ; anh em: Ba-na, Xơ đăng, Ê-đê, Gia-rai,... Ví dụ: Câu chuyện cậu kể nghe thật cảm động 10 và sâu lắng! 0,5đ II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): 1. Bài viết 1 (4 điểm): - Tốc độ viết đạt yêu cầu: 1điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Các lỗi chính tả trong bài (Sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ điểm như sau: - Lỗi thứ 6-7: trừ 0.5 điểm - Lỗi thứ 8-9: trừ 1 điểm - Lỗi thứ 10 trở lên: trừ 1,5 điểm * Lưu ý: Những lỗi sai giống nhau chỉ trừ 01 lần điểm. 2. Bài viết 2 (6 điểm): - Học sinh viết được đoạn văn (đủ số lượng câu) theo yêu cầu. - Xác định đúng yêu cầu của đề; diễn đạt mạch lạc; dùng từ rõ nghĩa; câu văn không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ; biết sử dụng hình ảnh so sánh trong cách viết. * Cụ thể: a. Nội dung (3 điểm): - Viết được đoạn văn đủ số lượng câu; đúng chủ đề: 1điểm - Giới thiệu được đồ dùng mình tả (hình dáng, màu sắc,…): 2 điểm. b. Kỹ năng (3 điểm): + Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả: 1 điểm + Câu văn sinh động, dùng từ, đặt câu sát ý, diễn đạt mạch lạc: 1điểm + Biết sử dụng hình ảnh so sánh: 1 điểm * Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết để cho điểm theo các mức sau: 6 - 5.5 - 5 - 4.5 - 4 - 3.5 - 3 - 2.5 - 2 - 1.5 - 1- 0.5 Lưu ý: * Điểm toàn bài là một điểm nguyên. * Làm tròn theo nguyên tắc 0.5 thành 1 điểm. * Chấm, chữa bài và nhận xét theo quy định tại TT số 27/2020/TT-BGDĐ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1