intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2024-2025 - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2024-2025 - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo". Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2024-2025 - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VĨNH BẢO MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I LỚP 3 NĂM HỌC 2024 - 2025 1. Đọc: 10 điểm + Đọc thành tiếng (4điểm): Tốc độ đọc 70-80 tiếng/1 phút, đọc đúng và đọc diễn cảm (3 điểm); Trả lời 01 câu hỏi trong bài (1 điểm) - Phạm vi kiến thức: Các bài đọc trong chương trình đến cuối HKI + Đọc hiểu (6 điểm): 3 điểm cho nội dung bài đọc, 3 điểm cho kiến thức Tiếng Việt bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi bằng hình thức viết. Ngữ liệu đọc hiểu là bài chọn ngoài văn bản SGK - Phạm vi kiến thức: Các kiến thức về Tiếng việt trong chương trình lớp 3 (Từ tuần 1- tuần 17) 2. Viết: 10 điểm 2.1. Chính tả: 4 điểm ( văn bản chọn ngoài SGK, độ dài văn bản từ 65- 70 chữ /15 phút) 2.2. Viết văn:( 6 điểm)Viết một bài văn theo yêu cầu trong Chương trình TV 3 đến thời điểm kiểm tra I. MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA Mạch Mức 1 Mức 2 Mức 3 kiến (Nhận biết) (Thông hiểu) (Vận dụng) thức 1. Đọc thành tiếng(4 điểm) 1. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm) - Nhận biết được một số chi - Hiểu được nội dung hàm ẩn - Nêu tình cảm tiết và nội dung chính của của văn bản với những suy và suy nghĩ về văn bản. luận đơn giản. nhân vật. - Nhận biết được chủ đề văn - Tìm được ý chính của từng - Bài học rút ra Đọc bản. đoạn văn. từ văn bản. hiểu văn - Nhận biết được điệu bộ, - Nhận xét được về hình dáng, bản hành động của nhân vật qua điệu bộ, hành động của nhân một số từ ngữ trong văn bản vật. - Nhận biết được thời gian, - Hiểu được điều tác giả muốn địa điểm và trình tự các sự nói việc trong câu chuyện. Kiến - Nhận biết các từ theo chủ - Xác định được từ chỉ sự vật, - Đặt câu có từ thức điểm. hoạt động, đặc điểm trong câu, chỉ sự vật, hoạt
  2. - Nhận biết biện pháp nghệ đoạn văn. động, đặc điểm. thuật so sánh. - Nêu công dụng của từng kiểu Đặt câu có sử - Nhận biết từ chỉ sự vật, hoạt câu dụng biện pháp động, đặc điểm. Câu giới - Công dụng của dấu hai chấm so sánh. tiếng thiệu, câu nêu hoạt động, câu - Tác dụng biện pháp tu từ so - Vận dụng các Việt nêu đặc điểm. sánh từ ngữ thuộc - Nhận biết câu kể, câu hỏi, chủ đề đã học câu khiến, câu cảm. viết câu. 3. Viết chính tả (4 điểm ) 4. Viết đoạn văn (6 điểm ) - Kể lại một việc đã làm - Miêu tả đồ vật - Chia sẻ cảm xúc, tình cảm - Nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong câu chuyện II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mạch Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng kiến Số TN TL TN TL TN TL TN TL thức điểm 1. Đọc thành tiếng(4 điểm) 1. Đọc - hiểu (6 điểm) Đọc Số câu 2 câu 2 câu 1 câu 4 câu 1 câu hiểu Câu số Câu 1, 2 Câu 3, 4 Câu 5 văn 2 điểm 1 điểm 1 bản Số điểm 1 điểm 1 điểm điểm (3điểm) Kiến Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu thức Câu số Câu 6 Câu 7 Câu 8 TV 0,5 (3 Số điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm điểm điểm) Số câu 3 câu 3 câu 2 câu 6 câu 2 câu 1,5 Tổng Số điểm 1,5 điểm 2 điểm 3 điểm 2 điểm điểm Tỉ lệ% 30% 30% 40% 60% 40% 3. Viết chính tả (4 điểm) 4. Viết văn ( 6 điểm) Người coi Người chấm Trường tiểu học Thị Trấn BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I (Kí và ghi tên) (Kí và ghi tên)
  3. SBD: ........ Phòng thi: ..... NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Tiếng việt - Lớp 3 Điểm: ....................... (Thời gian làm bài 90 phút Không kể thời gian phát đề) Bằng chữ: ......................... I. KIỂM TRA VIẾT: ..... điểm 1. Chính tả: ...... điểm 2. Viết đoạn văn: Lựa chọn một trong hai đề bài sau: Đề 1: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý.
  4. Đề 2: Viết một đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích
  5. II. KIỂM TRA ĐỌC: ..... điểm 1. Đọc thành tiếng: ..... điểm 2. Đọc hiểu: ..... điểm a) Đọc thầm bài văn sau: Kiến Mẹ và các con Kiến là một gia đình lớn, Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa: - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con. Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt. Vì thương Kiến Mẹ vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì: - Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy! Cứ thế lần lượt các kiến con hôn truyền nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con. (Chuyện của mùa hạ) b) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập Câu 1. Kiến Mẹ có bao nhiêu con? A. Chín trăm bảy mươi B. Bảy trăm chín mươi C. Chín nghìn bảy trăm D. Chín nghìn chín trăm chín mươi chín Câu 2. Mỗi buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con? A. Vỗ về và thơm lên má những đứa con B. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu C. Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con Câu 3. Vì sao Kiến Mẹ cả đêm không chợp mắt? A. Vì Kiến Mẹ tất bật trong phòng trông các con ngủ ngon giấc B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con C. Vì Kiến Mẹ phải đợi mặt trời mọc D. Vì Kiến Mẹ lo ngày mai không có gì để nuôi đàn con nữa
  6. Câu 4. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ đỡ vất vả? A. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng cuối và nói: “Mẹ yêu tất cả con.” B. Kiến Mẹ thơm hai chú kiến con nằm ở hàng cuối, các con hôn truyền nhau. C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau. D. Kiến mẹ mỗi một đêm sẽ rút thăm một chú kiến may mắn để hôn Câu 5. Viết 1 đến 2 câu nói nên cảm nghĩ của em về tình cảm của Kiến Mẹ dành cho Kiến Con? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Câu 6. Trong các dòng sau đây, dòng nào chỉ gồm từ chỉ hoạt động? A. nằm, gia đình, phòng ngủ, B. Kiến Mẹ, Cú Mèo, âu yếm C. hôn, ngủ, chợp mắt D. tất bật, giường, buổi tối Câu 7. Câu" Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. " là câu A. Câu giới thiệu sự vật B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm Câu 8: Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì? Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì: - Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy! A. Để báo hiệu phần liệt kê B. Để báo hiệu phần giải thích C. Để báo hiệu lời nói trực tiếp Câu 9: Viết tiếp để tạo thành câu có hình ảnh so sánh? a) Tiếng suối ngân nga như ........................................................................................ b) Trường học là......................................................................................................... Câu 10: Đặt câu nêu đặc điểm để nói về người mẹ của em? ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VĨNH BẢO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I LỚP 3 - NĂM HỌC 2024 - 2025 I. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả: 4 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng: 4 điểm. - Cách trừ điểm: sai, lẫn phụ âm đầu; sai vần, thanh; không viết hoa đúng quy định, 4 lỗi trừ 1 điểm, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. ( Những lỗi trùng nhau chỉ trừ một lần điểm ) 2. Viết đoạn văn: 6 điểm Đề 1: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người mà em yêu quý, ngắn gọn và đủ ý, đầy đủ bố cục có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Bài văn viết lô gic, chữ viết rõ ràng không mắc lỗi chính tả, có sáng tạo…cho 6 điểm Cụ thể: a. Câu mở đầu: ( 1 điểm) Người mà em yêu quý là ai? b. Nội dung: ( 4 điểm) + Người đó có đặc điểm gì về ngoại hình khiến em ấn tượng nhất? + Người đó có những đức tính tốt nào? + Em và người đó có kỉ niệm đẹp nào với nhau mà em thấy nhớ nhất? c. Câu kết đoạn: ( 1 điểm) Em có tình cảm/ cảm xúc/ suy nghĩ như thế nào đối với người đó? Đề 2: Viết một đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích Viết một đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích, ngắn gọn và đủ ý, đầy đủ bố cục có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Bài văn viết lô gic, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, có sáng tạo…cho 6 điểm. a. Câu mở đầu: (1 điểm) Giới thiệu tên của đồ dùng học tập b. Nội dung: (4 điểm) Miêu tả các bộ phận nổi bật của đồ dùng Cách sử dụng và bảo quản: Dùng để viết, vẽ… c. Câu kết đoạn: ( 1 điểm) Tình cảm: Yêu mến, trân trọng… Tùy theo từng bài viết của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp. II. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng một đoạn và trả lời một câu hỏi nội dung đoạn đọc: 4 điểm
  8. - Giáo viên gọi học sinh bốc thăm chọn bài, giáo viên đưa phiếu của mình yêu cầu học sinh đọc trong thời gian 1 phút. Tiếng nào học sinh đọc sai, giáo viên gạch chéo (/), cuối cùng tổng hợp lại để tính điểm. *Cách cho điểm: Nội dung Điểm tối đa Yêu cầu đánh giá đọc thành tiếng (4,0 điểm) - Tư thế tự nhiên, tự tin. 1. Cách đọc - Đọc diễn cảm tốt, phù hợp nội 0,5 điểm dung và văn phong. - Đọc đúng từ, phát âm rõ. 2. Đọc đúng - Thể hiện cảm xúc qua nhấn nhá từ 1 điểm ngữ. 3. Tốc độ đọc(tiếng/phút) - 70 – 80 tiếng/phút. 0,5 điểm - Ngắt nghỉ đúng văn phong khác 4. Ngắt hơi, ngắt nhịp nhau. 0,5 điểm - Nhấn nhá tự nhiên theo ngữ cảnh. - Đọc diễn cảm thành thạo, thể hiện 5. Đọc diễn cảm 0,5 điểm tốt sắc thái nội dung. 6. Trả lời câu hỏi nội dung - Trả lời rõ ràng, phân tích sâu nội bài đọc 1 điểm dung. Trả lời câu hỏi Bài đọc Câu hỏi Đáp án Điểm Vì sao trong giờ ra chơi, Trong giờ ra chơi, A-i-a A-i-a không tham gia không tham gia cùng nhóm Bạn mới cùng nhóm nào? 1,0 nào vì A-i-a là học sinh mới, chưa quen Tâm trạng của cậu bé trên Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được đường đến trường được diễn diễn tả qua chi tiết nào? tả qua chi tiết là: Trong ngày đầu tiên đến trường, cậu bé Nhớ lại buổi thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn, vì đó là lần 1,0 đầu đi học đầu tiên cậu bé được làm học sinh, cảnh vật thân quen hằng ngày cũng trở nên thay đổi, lạ lẫm. Người trí thức Chi tiết ông tự tiêm thử Chi tiết ông tự tiêm thử liều 1,0 yêu nước liều thuốc đầu tiên vào cơ thuốc đầu tiên vào cơ thể
  9. thể mình nói lên điều gì? mình nói lên rằng ông rất dũng cảm, ông biết hy sinh bản thân vì người khác. Hoa cỏ sân Hàng xóm của hoa là ai ? Hàng xóm của hoa là những trường bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ 1,0 như hạt bụi Tìm những chi tiết cho Tiến Anh bắt đầu tập làm Điều kì diệu thấy Tiến Anh rất cố mọi việc. Em cũng tập viết 1,0 gắng? bằng đôi chân của mình. Quà tặng chú Trang đã làm gì để an ủi chú hề ? Trang nhờ mẹ mua cho quả hề 1,0 bóng để tặng chú hề. Ông Mạc Vua nhà Nguyên tặng Vua nhà Nguyên còn tặng Đĩnh Chi ông danh hiệu gì ông bốn chữ “Lưỡng quốc 1,0 Trạng nguyên” Ngôi trường trong bài Cuốn sách em đọc được làm bằng gì? Ngôi trường trong bài đọc 1,0 yêu được làm từ những toa tàu Tìm câu văn cho thấy hai Câu văn cho thấy hai bạn rất Hai người bạn bạn rất thân nhau? thân nhau : Tôi và Hồng Hoa 1,0 ngày càng thân nhau hơn. Bạn nhỏ làm gì trong lúc Các bạn học sinh hào hứng trời mưa? tạo nên nhiều mẫu chậu cây Thuyền giấy 1,0 độc đáo từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng. 2. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 6 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 HS tự viết theo cảm nhận riêng của mình 5 VD: Kiến Mẹ dành cho kiến con tình yêu thương và sự hi sinh 1,0 thật lớn lao 6 C 0,5 7 B 0,5 8 C 0,5 a) Tiếng suối ngân nga như tiếng hát. ( 0,5 điểm) 9 1.0 b) Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. ( 0,5 điểm)
  10. b) Đặt câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm (Nếu đầu câu không 10 0,5 viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ đi 0,2 điểm) ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG 1. Bài đọc: Bạn mới Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân trường. A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào. Thấy cô bé thơ thẩn ngoài sân, thầy giáo bảo: “Em vào chơi với các bạn đi!”. Được thầy khích lệ, A-i-a cất tiếng: “Cho mình... chơi...với!”. Nhưng em nói nhỏ quá nên chẳng ai nghe thấy. “Nào, các em!”. Nghe tiếng thầy giáo, tất cả liện dừng chơi. A-i-a lấy hết can đảm, nhắc lại một lần nữa: “Cho mình... chơi với!”. Theo NA-RIU-KI (Anh Chi dịch) (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 3, tập 1) Câu hỏi: Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào? 2. Bài đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. ( Theo THANH TỊNH) (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 3, tập 1) Câu hỏi: Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết nào? 3. Bài đọc : Người trí thức yêu nước Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận chống Mỹ cứu nước. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuộc đầu tiên. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao. Những giữa lúc ấy, một trận bom của địch đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy của chúng ta. (Theo ĐỨC HOÀI) (Nguồn: Sách Cánh diều -Tiếng Việt lớp 3, tập 1) Câu hỏi: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?
  11. 4. Bài đọc: Hoa cỏ sân trường Sân trường tôi chạy dài giữa hai dãy lớp học. Trên đó, bước chân của thầy cô xen giữa những bước tinh nghịch của các bạn nhỏ. Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi. (Võ Diệu Thanh) (Nguồn: Sách Chân trời sáng tạo -Tiếng Việt lớp 3, tập 1) Câu hỏi: Hàng xóm của Hoa là ai ? 5. Bài đọc: Điều kì diệu Tiến Anh sinh ra ở thôn Muối, xã Lan Mẫu, một vùng quê của tỉnh Bắc Giang. Không giống người anh song sinh và bao bạn nhỏ khác, em không có đôi tay. Có lần em hỏi mẹ: "Bao giờ tay con sẽ mọc?". Mẹ ôm Tiến Anh vào lòng, nói về điểm đặc biệt trên cơ thể em. Cậu bé im lặng, hiểu rằng mình sẽ phải cố gắng nhiều hơn. Được mẹ động viên, Tiến Anh bắt đầu tập làm mọi việc. Em cũng tập viết bằng đôi chân của mình. (Theo Thy Lan) (Nguồn: Sách Chân trời sáng tạo -Tiếng Việt lớp 3, tập 1) Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy Tiến Anh rất cố gắng. 6. Bài đọc: Quà tặng chú hề Bỗng một hôm, hai mẹ con nhìn thấy chú hề ở công viên. Chú mặc trang phục khác nhưng Trang vẫn nhận ra ngay. Em nhờ mẹ mua cho một quả bóng. Rồi hai mẹ con đi tìm chú hề. Trang đưa chú quả bóng: “Cháu biếu chú để chú đền cho cô hôm nọ.” Cầm quả bóng Trang tặng, chú hề cảm động lắm. Đối với chú, quả bóng mỏng manh đó là một phần thưởng lớn trong cuộc đời diễn viên. Theo XUÂN QUỲNH (Nguồn: Sách cánh diều -Tiếng Việt lớp 3, tập 1) Câu hỏi: Trang đã làm gì để an ủi chú hề ? 7. Bài đọc: Ông Mạc Đĩnh Chi Năm 1308, vua Trần Anh Tông cử ông đi sứ sang nhà Nguyên. Vua quan nhà Nguyên chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại nên gây cho sứ bộ nước ta rất nhiều khó khăn. Mạc Đĩnh Chi và sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách, khiến vua quan nhà Nguyên nể phục. Tương truyền, vua nhà Nguyên còn tặng Mạc Đĩnh Chi bốn chữ “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên hai nước). ĐỨC MINH (Nguồn: Sách cánh diều -Tiếng Việt lớp 3, tập 1)
  12. Câu hỏi: Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu gì? 8. Bài đọc : Cuốn sách em yêu Đã bao giờ các bạn tưởng tượng trường học của mình được làm từ những toa tàu? Ở Nhật Bản cách đây gần một trăm năm có một ngôi trường như thế. Các bạn học sinh ở đây thường được bắt đầu một ngày với môn học mình thích, được trải nghiệm cùng cây lá trong vườn trường. Đặc biệt, các bạn ấy còn mang tới trường suất cơm trưa với những món ăn vô cùng hấp dẫn đến từ "núi" và "biển" rồi cùng ăn với thầy Hiệu trưởng. HÀ VY (Nguồn: Sách Chân trời sáng tạo - Tiếng Việt lớp 3, tập 1) Câu hỏi: Ngôi trường trong bài đọc được làm bằng gì? 9. Bài đọc: Hai người bạn Tôi và Hồng Hoa ngày càng thân nhau hơn. Những buổi chiều không đi học, cô bạn hàng xóm thường sang nhà tôi chơi. Tôi bê cả chồng sách ra vườn và chúng tôi nằm lăn trên bãi cỏ, mỗi đứa một cuốn sách trong tay, say mê đọc đến khi những dòng chữ nhoè đi trong bóng chiều chập choạng. Những lúc đó, mải chăm chú vào trong sách, không ai nói với ai một lời nào. Chỉ có tiếng lá xào xạc đuổi nhau trên cỏ. Theo NGUYỄN NHẬT ÁNH (Nguồn: Sách Chân trời sáng tạo - Tiếng Việt lớp 3, tập 1) Câu hỏi: Tìm câu văn cho thấy hai bạn rất thân nhau? 10. Bài đọc: Thuyền giấy Buổi chiều, bất chợt cơn mưa ào ào trút xuống. Con gấp những chiếc thuyền giấy xinh xinh, thả xuống dòng nước trước sân nhà. Con cười vui thích thú với những chiếc thuyền dập dềnh trôi. Con gửi gắm mong ước gì trong ánh mắt trong veo dõi theo từng con thuyền giấy đang lênh đênh trên sóng nước? Con mơ làm thuyền trưởng, làm nàng tiên cá, hay là cánh chim trời dang rộng cánh bay tới những miền xa thẳm? Hãy cứ để trí tưởng tượng của mình bay xa, con nhé! TRƯƠNG HUỲNH NHƯ TRÂN (Nguồn: Sách Chân trời sáng tạo - Tiếng Việt lớp 3, tập 1) Câu hỏi: Bạn nhỏ làm gì trong lúc trời mưa? ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH TẢ ( GV đọc cho HS viết)
  13. Cơn dông Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp. Đoàn Giỏi Đề kiểm tra Chính tả (4 điểm) ( GV đọc cho HS viết) Cơn dông Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp. Đoàn Giỏi Đề kiểm tra Chính tả (4 điểm) ( GV đọc cho HS viết) Cơn dông Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp. Đoàn Giỏi Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp. Đoàn Giỏi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2