Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì kiểm tra học kì 1 sắp tới, mời các bạn học sinh lớp 5 cùng tải về “Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Tuyên Quang” dưới đây để tham khảo, hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt đã học. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Tuyên Quang
- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHAN THIẾT Kỳ kiểm tra : HỌC KÌ I
TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG Ngày :
Họ và tên học sinh ……………………………... Môn : Tiếng Việt
Lớp: 5…. Năm học : 2021– 2022 Thời gian : 30 phút
GV coi thi GV chấm thi Điểm đọc Điểm viết Điểm Lời
1. 1. TV phê
Đọc Đọc Tổng Chính TLV Tổng
thầm tiếng tả
2. 2.
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Trái tim nhiều thương tích
Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một
trái tim. Trên khung giấy trắng đang dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến
mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.
Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai
một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là
hình một trái tim.
Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị
chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như
bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau.
Ông cụ mỉm cười rồi nói:
- Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời
gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao
một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những
người tình cờ mà tôi được gặp thì họ cũng cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào
chỗ trống ấy.
Ông lão nói tiếp:
Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại.
Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng
trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động
lực để khao khát được sống và có niềm tin một ngày mai tốt đẹp hơn.
Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động của mình.
Theo hạt giống tâm hồn
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Câu 1/ Cậu bé trong bài vẽ gì trên khung giấy trắng? (0.5đ)
A. Vẽ trái tim thật hoàn hảo trên trang giấy trắng .
B. Vẽ một trái tim.
C. Vẽ một mảnh tim như bị cắt đi.
- D. Vẽ những vết lõm của phần trái tim.
Câu 2/ Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước bức tranh vẽ trái tim của ông lão? (0.5đ)
A. Vì trái tim ông lão vẽ rất đẹp.
B. Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm.
C. Vì trái tim ông lão vẽ rất lạ khiến nhiều người xúc động.
D. Vì trái tim ông lão vẽ có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh
khác nhau.
Câu 3/ Những mảnh chắp vá trên trái tim của ông lão có ý nghĩa gì? (0.5đ)
A. Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người.
B. Đó là những nỗi đau mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống.
C. Đó là những nét sáng tạo làm bức tranh sống động.
D. Đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều.
Câu 4/ Những vết lõm trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì? (0.5đ)
A. Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu đựng trong cuộc sống.
B. Đó là những khó khăn, chông gai bão táp ông lão đã phải trải qua.
C. Đó là những phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được nhận lại.
D. Đó là động lực để khao khát được sống và có niềm tin một ngày mai tốt đẹp
hơn.
Câu 5/ Câu văn “Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có
thời gian sống trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu.” Các đại từ xưng hô có trong
câu trên là: (0.5đ)
A. tôi, có, cậu
B. tôi, cậu
C. tôi, và
D. tôi, đó, cậu
Câu 6/ Chủ ngữ trong câu: “ Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai
đang chăm chú vẽ một trái tim. ”là: (0.5đ)
A. Một buổi chiều trong công viên
B. đang chăm chú vẽ một trái tim.
C. Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai
D. có một chàng trai
Câu 7/ Sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy như thế
nào và sẽ làm gì? (1đ)
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Câu 8/ Đọc câu chuyện trên em thích nhất chi tiết nào? (0.5đ) Vì sao? (0.5đ)
- ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Câu 9/ Câu văn “Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có
thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu.”
* Có mấy quan hệ từ? (0.5đ) Đó là những từ nào? (0.5đ)
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 10/ Đặt câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về một trong
những nhân vật trong câu chuyện trên. (1đ)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 Đ)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không
đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)
Câu 1: (0,5) A.
Câu 2: (0,5) B.
Câu 3: (0,5) A.
Câu 4: (0,5đ) C.
Câu 5: (0,5) B.
Câu 6: (0,5đ) D.
Câu 7: (1.0đ) Cảm thấy xúc động nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của trái tim không
phải chỉ để giữ kĩ không có vết tích, không có tổn thương mà trái lại đó biết chia
sẻ, biết yêu thương, dám yêu và dám sống sẵn sàng cho đi, trái tim đẹp hơn.
Câu 8: (1.0đ) Tùy theo ý học sinh trả lời.
Câu 9: (1,0đ) của, bởi, và, của,là
Câu 10: (1,0đ) HS đặt được câu đúng yêu cầu
B/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm )
I- Chính tả: (3 điểm): Người thợ rèn – Từ đầu ….. rực rỡ.(SGK TV5 tập 1 trang
123)
II. Tập làm văn (8đ):
Đề bài: Em hãy tả thầy, cô giáo trong giờ học mà em yêu thích.