intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Tam Kỳ” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Tam Kỳ

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I Họ và tên HS:................................................... Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Lớp:............................Phòng:........................... Năm học: 2024 – 2025 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra:........./1/2025. Chữ ký giám thị Chữ ký giám khảo ĐIỂM Lời nhận xét của giáo viên ………………………………………………………………………………………................................................ ........... …………………………………………………………………………………....................................................... I/ Kiểm tra đọc: ( 10 điểm) 1/ Kiểm tra đọc thành tiếng: ( 2 điểm) 2/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (8 điểm) (Thời gian : 35 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Bài học từ biển cả Ở một ngôi làng nhỏ ven biển, có một cậu bé tên là Nam. Nam sống cùng bà ngoại trong một căn nhà gỗ đơn sơ, cách bờ biển chỉ vài trăm mét. Hằng ngày, Nam phụ giúp bà làm việc nhà, học bài và thỉnh thoảng theo bà ra bãi biển nhặt những con ốc, vỏ sò mà sóng biển đã đưa vào bờ. Mỗi buổi sáng, khi mặt trời vừa ló rạng, Nam thường chạy ra biển để ngắm bình minh. Cậu thích nhìn những tia nắng đầu tiên chiếu sáng trên mặt biển xanh thẳm, tạo nên một khung cảnh lấp lánh như có hàng nghìn viên ngọc trai dưới nước. Cậu còn thích nghe tiếng sóng vỗ rì rào, và mùi hương mặn mòi của biển khiến Nam cảm thấy bình yên. Bà ngoại Nam rất yêu thương cậu. Dù tuổi đã cao, nhưng bà luôn dạy Nam rằng: “Cuộc sống giống như biển cả, có những lúc bình yên nhưng cũng có khi sóng gió. Quan trọng là ta phải kiên cường, không ngừng tiến về phía trước.” Nam luôn ghi nhớ lời bà và cố gắng làm theo. Mỗi khi gặp khó khăn trong học tập, cậu lại nghĩ đến hình ảnh bà ngoại điềm tĩnh trước sóng biển, không bao giờ lo lắng. Một ngày nọ, bão lớn kéo đến. Gió thổi mạnh và sóng biển dâng cao, khiến cả làng lo lắng. Nam cùng bà ngoại nhanh chóng chuẩn bị nhà cửa để chống chọi với cơn bão. Cậu phụ bà đóng kín cửa, dọn dẹp sân vườn và mang những vật dụng dễ bay vào nhà. Khi cơn bão đến, Nam ôm chặt lấy bà, trong lòng lo sợ nhưng cũng tin rằng, như mọi lần, bà sẽ giúp cậu vượt qua. Sau cơn bão, cả làng bị thiệt hại nặng nề, nhiều căn nhà bị tốc mái, cây cối đổ ngã. Nam và bà cùng dân làng chung tay dọn dẹp, sửa chữa lại nhà cửa. Nhìn cảnh tượng ấy, Nam chợt hiểu ra rằng, sức mạnh không chỉ đến từ việc chống chọi với thiên nhiên, mà còn là sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó, cậu bé Nam càng yêu quý ngôi làng và trân trọng tình cảm với bà ngoại nhiều hơn. Theo Hạt giống tâm hồn
  2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 7, câu 8) và hoàn thành các câu còn lại.theo yêu cầu. Câu 1 (0,5 điểm). Nam sống cùng bà ngoại ở đâu? A.Trong một căn nhà gỗ đơn sơ. B. Trong một căn biệt thự, cách bờ biển chỉ vài trăm mét. C. Trong một căn nhà gỗ đơn sơ, cách xa bờ biển . D. Trong một căn nhà gỗ đơn sơ, cách bờ biển chỉ vài trăm mét. Câu 2 (0,5 điểm). Hằng ngày, Nam thường làm gì? A. Nhìn những tia nắng đầu tiên chiếu sáng trên mặt biển xanh . B. Nam phụ giúp bà làm việc nhà, học bài. C. Ra bãi biển nhặt những con ốc, vỏ sò mà sóng biển đã đưa vào bờ. D. Phụ giúp bà làm việc nhà, học bài, theo bà ra bãi biển nhặt những con ốc, vỏ sò. Câu 3 (0,5 điểm). Bà ngoại dạy Nam điều gì về cuộc sống? A. Cuộc sống giống như biển cả. B. Cuộc sống luôn bình yên, không có sóng gió. C. Phải điềm tĩnh trước sóng biển, không bao giờ lo lắng . D. Phải kiên cường, không ngừng tiến về phía trước. Câu 4 (0,5 điểm) . Khi cơn bão đến, Nam cảm thấy như thế nào? A. Nam ôm chặt lấy bà. B. Nam ôm chặt lấy bà, trong lòng lo lắng . C. Cậu phụ bà đóng kín cửa, dọn dẹp sân vườn . D. Trong lòng lo sợ nhưng tin bà sẽ giúp cậu vượt qua. Câu 5 (1 điểm). Sau cơn bão, Nam đã hiểu ra được điều gì? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................. Câu 6 (1 điểm). Theo em, bà của Nam là người bà như thế nào? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................. Câu 7 (0,5điểm). Kết từ có trong câu “ Nam thích nghe tiếng sóng vỗ rì rào và mùi hương mặn mòi của biển ” là:
  3. A. Và B. Thích C. Của D. Và, của Câu 8 (0,5điểm). Dấu gạch ngang trong câu dưới đây được dùng để làm gì? Bà ngoại - người Nam yêu quý, trân trọng nhất- đã giúp Nam vượt qua những sợ hãi khi con bão đến. A. Đánh dấu các ý liệt kê. B. Nối các từ ngữ trong một liên danh. C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật . D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. Câu 9 ( 1 điểm). Em hãy đặt 2 câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “ chạy” . Nghĩa gốc: ................................................................................................................................... Nghĩa chuyển: ................................................................................................................................... Câu 10 (1 điểm) . Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi . Nam thường chạy ra biển để ngắm bình minh. Cậu thích nhìn những tia nắng đầu tiên chiếu sáng trên mặt biển xanh thẳm, tạo nên một khung cảnh lấp lánh như có hàng nghìn viên ngọc trai dưới nước. Cậu còn thích nghe tiếng sóng biển vỗ rì rào, và mùi hương mặn mòi của biển khiến Nam cảm thấy bình yên. a. Từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn: .................................................................................................................................. b/ Việc lặp lại từ đó có tác dụng :............................................................................ ................................................................................................................................... Câu 11 (1 điểm) . Viết 1 câu có sử dụng cặp kết từ và gạch dưới cặp kết từ em sử dụng. ............................................................................................................................... ................................................................................................................................. II/ Kiểm tra viết: (10 điểm) - Thời gian làm bài 35 phút Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
  4. Đề 1: Em hãy viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. Đề 2: Em hãy viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong một cuốn sách em đã đọc hoặc bộ phim hoạt hình em đã xem. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................... .....................................................................................................................................
  5. ĐÁP ÁN Câu 1: (0,5 điểm) Nam sống cùng bà ngoại ở đâu? A.Trong một căn nhà gỗ đơn sơ. B. Trong một căn biệt thự, cách bờ biển chỉ vài trăm mét. C. Trong một căn nhà gỗ đơn sơ, cách xa bờ biển . D. Trong một căn nhà gỗ đơn sơ, cách bờ biển chỉ vài trăm mét. Câu 2: (0,5 điểm) Hằng ngày, Nam thường làm gì? A. Nhìn những tia nắng đầu tiên chiếu sáng trên mặt biển xanh . B. Nam phụ giúp bà làm việc nhà, học bài. C. Ra bãi biển nhặt những con ốc, vỏ sò mà sóng biển đã đưa vào bờ. D. Phụ giúp bà làm việc nhà, học bài, theo bà ra bãi biển nhặt những con ốc, vỏ sò. Câu 3: (0,5 điểm) Bà ngoại dạy Nam điều gì về cuộc sống? A. Cuộc sống giống như biển cả. B. Cuộc sống luôn bình yên, không có sóng gió. C. Cuộc sống có những lúc bình yên nhưng cũng có khi sóng gió. D. Phải kiên cường, không ngừng tiến về phía trước. Câu 4: (0,5 điểm) Khi cơn bão đến, Nam cảm thấy như thế nào? A. Nam ôm chặt lấy bà. B. Nam ôm chặt lấy bà, trong lòng lo lắng . C. Cậu phụ bà đóng kín cửa, dọn dẹp sân vườn . D. Trong lòng lo sợ nhưng tin bà sẽ giúp cậu vượt qua. Câu 5: (1 điểm) Sau cơn bão, Nam đã học được điều gì từ biển cả? Nam chợt hiểu ra rằng, sức mạnh không chỉ đến từ việc chống chọi với thiên nhiên, mà còn là sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó, cậu bé Nam càng yêu quý ngôi làng và trân trọng tình cảm với bà ngoại nhiều hơn. Câu 6: (1 điểm) Theo em, bà của Nam là người bà như thế nào? Bà là người yêu thương cháu, điềm tĩnh trước sóng biển, không bao giờ lo lắng, dạy cháu luôn biết kiên cường, không ngừng tiến về phía trước.... Câu 7: (0,5điểm): Kết từ có trong câu “ Nam thích nghe tiếng sóng vỗ rì rào và mùi hương mặn mòi của biển ” là: A. Và B. Thích C. Của D. Và, của Câu 8: (0,5điểm) Dấu gạch ngang trong câu dưới đây được dùng để làm gì?
  6. Bà ngoại - người Nam yêu quý, trân trọng nhất- đã dạy Nam kiên cường, không ngừng tiến về phía trước. B. Đánh dấu các ý liệt kê. C. B. Nối các từ ngữ trong một liên danh. C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật . D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. Câu 9: ( 1 điểm): Em hãy đặt 2 câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “ chạy” Nghĩa gốc: Em bé chạy lon ton trong sân. Nghĩa chuyển: Tàu chạy băng băng trên đường ray.. Câu 10 (1 điểm) . Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi . Nam thường chạy ra biển để ngắm bình minh. Cậu thích nhìn những tia nắng đầu tiên chiếu sáng trên mặt biển xanh thẳm, tạo nên một khung cảnh lấp lánh như có hàng nghìn viên ngọc trai dưới nước. Cậu còn thích nghe tiếng sóng biển vỗ rì rào, và mùi hương mặn mòi của biển khiến Nam cảm thấy bình yên. a. Từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn: Nam, câu, biển b/ Việc lặp lại từ đó có tác dụng :Nhấn mạnh nhân vật, nội dung cần nói đến: tình cảm của cậu bé Nam dành cho biển – nơi cậu sống cùng người bà - mỗi lần cậu ra biển ngắm bình minh... Câu 11: (1 điểm) Viết 1 câu có sử dụng cặp kết từ: mặc dù...nhưng;vì...nên, nếu ...thì, không những....mà còn B. KIÊM TRA VIẾT: (10 điểm). 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (5 điểm) a/ Bố cục cảm xúc về một nhân vật:
  7. b/ Bố cục cảm xúc về bài thơ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thường có 3 phần: – Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ chung, của em về bài thơ,văn. – Triển khai: Nêu những điều em yêu thích, cái hay, cái đẹp của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý thơ, ý nghĩa,...) và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ ( yêu mến nhân vật, yêu thích cảnh vật, xúc động trước câu thơ, ý thơ......... – Kết thúc: Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (1 điểm) 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (2 điểm) 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(2 điểm) * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. Biểu chấm chi tiết: • 2 điểm: Đảm bảo hình thức của đoạn văn, gồm đủ số câu yêu cầu (10-15 câu), trình bày rõ ràng, mạch lạc. • 1 điểm: Nêu rõ tên nhân vật. • 4 điểm: Nêu được đặc điểm nổi bật của nhân vật (về ngoại hình, tính cách, hành động, vai trò trong truyện/phim). • 3 điểm: Nêu được lý do vì sao yêu thích nhân vật, lý do cần phải hợp lý, chân thực. Biểu chấm phân loại: • 10-9 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. • 8-7 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu, diễn đạt tương đối rõ ràng, có thể có một vài lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp. • 6-5 điểm: Đáp ứng được yêu cầu cơ bản, nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, có lỗi về chính tả hoặc ngữ pháp. • 4 điểm trở xuống: Đoạn văn ngắn, chưa đủ số câu yêu cầu, nội dung chưa rõ ràng, nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2