intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi học kì sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân, hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: VẬT LÝ - Lớp: 11 ----------------------------- -------------------- (Đề có 02 trang ) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. Phần trắc nghiệm (6đ). HS chọn câu đúng nhất và ghi vào bảng trả lời Câu 1: Theo thuyết electron, khái niệm vật nhiễm điện: A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít Câu 2: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó A. có hướng như nhau tại mọi điểm. B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điện. C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm. D. có độ lớn giảm dần theo thời gian. Câu 3:Điện tích điểm q = -3 μC đặt tại điểm có cường độ điện trường E = 12 000V/m, có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Xác định phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q: A. F có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, F = 0,36N B. F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0,48N C. F có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,36N D. F có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,036N Câu 4: Bốn vật kích thước nhỏ A,B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B nhiễm điện gì: A. B âm, C âm, D dương. B. B âm, C dương, D dương C. B âm, C dương, D âm D. B dương, C âm, D dương Câu 5: Dòng điện không đổi là: A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian Câu 6: Một tụ điện có điện dung 2000 pF mắc vào hai cực của nguồn điện hiệu điện thế 5000V. Điện tích của tụ điện là: A. 10μC B. 20 μC C. 30μC D. 40μC Câu 7: Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng: A. công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương B. thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương C. thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy D. thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm đến cực dương với điện tích đó Câu 8: Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng A. 1 J.C. B. 1 J/C. C. 1 N/C. D. 1. J/N. Câu 9: Công thức nào là định luật Ôm cho mạch điện kín gồm một nguồn điện và một điện trở ngoài: A. I = B. UAB = ξ – Ir C. UAB = ξ + Ir D. UAB = IAB(R + r) Câu 10: Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào: A. Tăng khi nhiệt độ giảm B. Tăng khi nhiệt độ tăng C. Không đổi theo nhiệt độ D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại Câu 11: Hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào nguồn điện hiệu điện thế U thì tổng công suất tiêu thụ của chúng là 20W. Nếu chúng mắc song song vào nguồn này thì tổng công suất tiêu thụ của chúng là: A. 5W B. 40W C. 10W D. 80W Câu 12: Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các: A. electron theo chiều điện trường B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường Kiểm tra HK1 - Môn VẬT LÝ 11 - Mã đề 01 1
  2. C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường Câu 13: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là: A. r = 0,6 (cm). B. r = 0,6 (m). C. r = 6 (m). D. r = 6 (cm). Câu 14: Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 (J). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là: A. E = 2 (V/m). B. E = 40 (V/m). C. E = 200 (V/m). D. E = 400 (V/m). Câu 15:Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là: A. 0,166V B. 6V C. 96V D. 0,6V Câu 16: Để bóng đèn 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220V người ta phải mắc nối tiếp với nó một một điện trở R có giá trị là: A. 410Ω B 80Ω C. 200Ω D. 100Ω Câu 17: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng là A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. Câu 18: Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ có biểu thức: A. R = ρ B. R = R0(1 + αt) C. Q = I2Rt D. ρ = ρ0(1+αt) Câu 19: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5A. Lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là bao nhiêu, biết bạc có A = 108, n = 1: A. 40,29g B. 40,29.10-3 g C. 42,9g D. 42,910-3g Câu 20: Một nguồn điện mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65Ω thì hiệu điện thế hai cực nguồn là 3,3V; khi điện trở của biến trở là 3,5Ω thì hiệu điện thế ở hai cực nguồn là 3,5V. Tìm suất điện động và điện trở trong của nguồn: A. 3,7V; 0,2Ω B.3,4V; 0,1Ω C.6,8V;1,95Ω D. 3,6V; 0,15Ω II. Phần tự luận (4đ) Bài tập : Cho bộ nguồn gồm 5 acquy giống nhau mắc nối tiếp. Mỗi acquy có suất điện động E = 3 V, điện trở trong r = 0,2 Ω . Mạch ngoài gồm điện trở R1 = 7 Ω, đèn Đ loại 6V-6W, bình điện phân đựng dung dịch CuS04 có anot làm bằng đồng ( A = 64; n=2 ) có điện trở R2 = 13 Ω được mắc như hình vẽ. Xác định : a. Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các điện trở ( 2 điểm) b. Đèn sáng như thế nào ? ( 0,5 điểm) c. Lượng Cu bám vào catot sau 32 phút 10 giây ( 0,75 điểm) d. Hiệu suất của bộ nguồn ( 0,75 điểm) R1 Ñ R2 Kiểm tra HK1 - Môn VẬT LÝ 11 - Mã đề 01 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: VẬT LÝ - Lớp: 11 Mã đề: 01 I. Phần trắc nghiệm (6đ). Mỗi câu học sinh chọn đúng là 0,3 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C B D C D A D B A B Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 D C D C B C D D A A I. Tự luận (4đ) Tính đúng: a. Eb= 15 V; rb = 1  ( 0,25đ) Rđ = 6  ; Iđ=1 A (0,25 đ) RN= 6,5  (0,25 đ) I=2A (0,5 đ); UN = 3,6 V (0,25 đ); I1 = Iđen = I2 = 1 A (0,5 đ) b. Đèn sáng bình thường vì I1đ = Iđ = 1 A (0,5 đ) c. Tính đúng I qua bình điện phân I2 = 1 A ( 0,25đ) mCu = 0,69g (0,5 đ) d. Hb = 86 % (0,75 đ) Kiểm tra HK1 - Môn VẬT LÝ 11 - Mã đề 01 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1