intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng

Chia sẻ: Lianhuawu Lianhuawu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

122
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì kiểm tra HK1 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng

  1. TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - Năm học: 2019 - 2020 Mã đề: 01 Môn Vật lí 11: Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: (7,5 điểm) Câu 1: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng? A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện. B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. Câu 2: Véc tơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên một điện tích thử dương đặt tại điểm đó. B. ngược chiều với lực điện tác dụng lên một điện tích thử đặt tại điểm đó. C. cùng chiều với lực điện tác dụng lên một điện tích thử đặt tại điểm đó. D. cùng chiều với lực điện tác dụng lên một điện tích thử âm đặt tại điểm đó Câu 3: Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm? A. Điện tích thử q. B. Khoảng cách r từ Q đến q. C. Điện tích Q. D. Hằng số điện môi của môi trường. Câu 4: Với điện trường nào thì có thể viết hệ thức U = Ed? A. Điện trường của điện tích âm. B. Điện trường đều. C. Điện trường của điện tích dương. D. Điện trường không đều. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Electron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 kg. B. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác. C. Electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C). D. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion. Câu 6: Khi mắc n nguồn nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r giống nhau thì suất điện động và điện trở của bộ nguồn cho bởi biểu thức A. Eb = E và rb = nr. B. Eb = nE và rb = r/n. C. Eb = E và rb = r/n. D. Eb = nE và rb = nr. Câu 7: Hạt tải điện trong kim loại là A. electron, ion dương và ion âm. B. electron. C. ion dương và ion âm. D. electron và ion dương. Câu 8: Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng, lực sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện? A. AMN = ANP. B. AMN > ANP. C. AMN < ANP. D. Có thể AMN > ANP hoặc AMN < ANP hoặc AMN = ANP. Câu 9: Để tích điện cho tụ điện, ta phải A. đặt tụ điện gần vật nhiễm điện. B. cọ xát các bản tụ điện với nhau. C. mắc vào hai bản tụ điện một hiệu điện thế. D. đặt tụ điện gần nguồn điện. Câu 10: Điều kiện để có dòng điện là A. có hiệu điện thế. B. có điện tích tự do. C. có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện. D. có nguồn điện. Câu 11: Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một A. thanh kim loại mang điện tích âm. B. thanh kim loại không mang điện tích. C. thanh kim loại mang điện tích dương. D. thanh nhựa mang điện tích âm. Câu 12: Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là A. am pe kế. B. vôn kế. C. nhiệt kế. D. tĩnh điện kế. Câu 13: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì không phụ thuộc vào A. độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi. B. độ lớn của điện tích q. C. hình dạng của đường đi MN. D. vị trí của các điểm M, N.
  2. Câu 14: Biết hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là UAB = 2020 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng? A. VA – VB = 2020 V. B. VA = 2020 V. C. VB = 2020 V. D. VB – VA = 2020 V. Câu 15: Một đoạn mạch tiêu thụ điện có công suất 100 W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng A. 120 kJ. B. 2000 J. C. 5 J. D. 10 kJ. Câu 16: Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = −2.10 (C) khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí -9 là A. 36.10-7 N. B. -36.10-7 N C. 18.10-7 N. D. 36.10-9 N. Câu 17: Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích điểm cách nó 2 cm bằng 105 V/m. Tại vị trí cách điện tích này bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng 4.105 V/m? A. 2 cm. B. 1 cm. C. 4 cm. D. 5 cm. Câu 18: Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau được treo ở hai đầu dây có cùng chiều dài. Hai đầu kia của hai dây móc vào cùng một điểm. Cho hai quả cầu tích điện bằng nhau, lúc cân bằng chúng cách nhau R = 4,74 cm. Chạm tay vào một trong hai quả cầu, hãy tính khoảng cách R giữa hai quả cầu sau khi chúng đạt vị trí cân bằng mới. Giả thiết chiều dài mỗi dây khá lớn so với khoảng cách hai quả cầu lúc cân bằng. A. 2 cm. B. 3 cm. C. 6 cm. D. 4 cm. Câu 19: Có hai pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động E = 2,5 V và điện trở trong r = 1 Ω mắc song song với nhau. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin lần lượt này là A. 2,5 V và 1,5 Ω. B. 3,5 V và 1 Ω. C. 4,5 V và 2,5 Ω. D. 2,5 V và 0,5 Ω. Câu 20: Một đoạn mạch thuần điện trở có hiệu điện thế hai đầu không đổi, trong một phút tiêu thụ một lượng điện năng là 40 kJ, thời gian để mạch tiêu thụ hết 1 kJ điện năng là A. 0,001 phút. B. 0,035 phút. C. 0,025 phút. D. 0,015 phút. Câu 21: Một tụ điện có ghi 100 nF – 10 V. Tính điện tích cực đại của tụ. A. 103 (C). B. 10−6 (nC). C. 10−6 (µC). D. 10−6 (C). Câu 22: Một thanh kim loại có điện trở 10 Ω khi ở nhiệt độ 200 C, khi nhiệt độ là 1000 C thì điện trở của nó là 12 Ω. Hệ số nhiệt điện trở của kim loại đó là A. 2.10-3 K-1. B. 2,5.10-3 K-1. C. 10-3 K-1. D. 5.10-3 K-1. Câu 23: Một nguồn điện có điện trở trong r = 0,1 Ω được mắc với điện trở ngoài R = 4,8 Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Suất điện động của nguồn điện là A. E = 11,75 V. B. E = 12,00 V. C. E = 14,50 V. D. E = 12,25 V. Câu 24: Một quả cầu nhỏ khối lượng 3, 06.10−15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Điện tích của quả cầu đó bằng q = 2,8. 10-18 (C). Hai tấm kim loại cách nhau 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. Hãy tính hiệu điện thế đặt vào hai tấm đó? A. 546,4 V. B. 54,6 V. C. 218,6 V. D. 127,5 V. Câu 25: Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 Ω đến R2 = 9 Ω thì hiệu suất của nguồn tăng gấp 2 lần. Điện trở trong r của nguồn đó là A. 8 Ω. B. 9 Ω. C. 7 Ω. D. 6 Ω. II. Phần tự luận: (2,5 điểm) Câu 26: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 Ω mắc song song với một điện trở R. a) Tính cường độ điện chạy trong mạch khi R = 3 Ω. b) Biết công suất điện tiêu thụ trên R lớn nhất. Hãy tính R và công suất lớn nhất đó. ----------- HẾT -----------
  3. TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn Vật lí 11: Thời gian: 45 phút Năm học: 2019 - 2020 I. Phần trắc nghiệm: (7,5 điểm) Mã 01 03 05 07 02 04 06 08 Ghi chú 1 D B C D D A C A 2 A C D C B C C D 3 A C D B C A A C 4 B A B B C B C A 5 B C B C B C A C 6 D B C D A B B B 7 B B A B D D B D 8 D C A A C C D D 9 C A B D C D D B 10 C C D C A A B A 11 D D D A A B B B 12 A A A D D B D C 13 C D D A C A A B 14 A D C D B D B B 15 A D C A A A A A 16 A B C B D C D D 17 B C D B C D A A 18 B D C C D A C D 19 D A B D B A D D 20 C A D C B A C C 21 D D B A A B B D 22 B B A A C A D B 23 D C A A D D B C 24 C B B D C B A B 25 B C C C C C A A
  4. II. Phần tự luận ( 2.5 điểm) 1. Mã đề 01, 03, 05, 07 Câu 26: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 Ω mắc song song với một điện trở R. a) Tính cường độ điện chạy trong mạch khi R = 3 Ω. b) Biết công suất điện tiêu thụ trên R lớn nhất. Hãy tính R và công suất lớn nhất đó. Hướng dẫn chấm: a) I = E/(r+RN) ( 1 đ) . Thay số I = 3 A ( 0,5đ) b) U = E.RN/( r +RN) = 18R/(3+2R) (0,25 đ) Công suất điện tiêu thụ trên R : PR = U2/R = 324R/(3+2R)2 = 324/(3/√R +2√R)2 (0,25 đ) PR cực đại khi 3/√R = 2√R hay R = 1,5 Ω (0,25đ) PRmax = 9R = 13,5 W (0,25 đ) 2. Mã đề 02,04,06,08 Câu 26: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 1,1 Ω, mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,1 Ω mắc nối tiếp với một điện trở R. a) Tính cường độ điện chạy trong mạch khi R = 1,8 Ω. b) Phải chọn R bằng bao nhiêu để công suất điện tiêu thụ trên R lớn nhất. Hãy tính R và công suất lớn nhất đó. Hướng dẫn chấm a) I = E/(r+RN) ( 1 đ) . Thay số I = 4A ( 0,5đ) b) I = E/( r +RN) = 12/(1,2 + R) (0,25 đ) Công suất điện tiêu thụ trên R : PR = I2R = 144/(1,2/√R+√R)2 (0,25đ) PR cực đại khi 1,2√R = √R hay R = 1,2 Ω (0,25đ) PRmax = E2/4R = 30 W (0,25đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2