intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021 -2022 TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS MÔN: VẬT LÍ 7 TRÀ KA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ độ Vận dụng Vận dụng cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL đề TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Chương 1. Quang học 1. Nhận biết - Nhận biết được rằng, ta - Biểu diễn được đường truyền - Vẽ được tia phản xạ - Giải thích được ánh sáng - nhìn thấy các vật khi có của ánh sáng (tia sáng) bằng khi biết tia tới đối với một số ứng dụng của Nguồn sáng và ánh sáng từ các vật đó đoạn thẳng có mũi tên. gương phẳng, và ngược định luật truyền vật sáng truyền vào mắt ta. Nêu - Nêu được ứng dụng chính của lại, theo hai cách là vận thẳng ánh sáng trong 2. Chủ đề: Sự được ví dụ về nguồn sáng gương cầu lồi là tạo ra vùng dụng định luật phản xạ thực tế: ngắm đường truyền ánh và vật sáng nhìn thấy rộng và ứng dụng ánh sáng hoặc vận dụng thẳng, bóng tối, nhật sáng và ứng - Phát biểu được định luật chính của gương cầu lõm là có đặc điểm của ảnh tạo thực, nguyệt thực,... dụng truyền thẳng ánh sáng. thể biến đổi một chùm tia tới bởi gương phẳng. - Dựng được ảnh 3. Chủ đề: - Nhận biết được ba loại song song thành chùm tia phản - Giải thích được ứng của một vật đặt Gương phẳng chùm sáng: song song, hội xạ tập trung vào một điểm, hoặc dụng của gương cầu lồi, trước gương phẳng, – định luật tụ và phân kì. có thể biến đổi một chùm tia tới gương cầu lõm trong tính chiều cao, phẳng xạ ánh - Nêu được ví dụ về hiện phân kì thích hợp thành một gương phẳng. khoảng cách ảnh. sáng tượng phản chùm tia phản xạ song song. - Vẽ được vùng nhìn 4. Gương cầu xạ ánh thấy của gương 6. Ôn tập tổng sáng. phẳng và gương cầu kết chương 1 : - Phát biểu được định luật lồi. Quang học phản xạ ánh sáng. - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương
  2. phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau. - Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi. Số câu hỏi 4 1 2 1 1 9 Số điểm 4/3 1,0 2/3 1,0 1,0 5,0 Tỉ lệ 13,33% 10% 6,67% 10% 10% 50% Chủ đề 2: Chương 2. Âm học 1. Chủ đề: Âm - Nhận biết được một số - Chỉ ra được vật dao động trong - Kể được một số ứng - Giải thích được thanh nguồn âm thường gặp. một số nguồn âm như trống, dụng liên quan tới sự trường hợp nghe 2. Môi trường Nêu được nguồn âm là kẻng, ống sáo, âm thoa,... phản xạ âm. thấy tiếng vang là truyền âm một vật dao động. - Nêu được âm cao (bổng) có tần - Kể tên được một số vật do tai nghe được âm số lớn, âm thấp (trầm) có tần số liệu cách âm thường phản xạ tách biệt 3. Phản xạ âm - Nêu được âm truyền dùng để chống ô nhiễm - Tiếng vang trong các chất rắn, lỏng, nhỏ. Nêu được ví dụ. hẳn với âm phát ra khí và không truyền trong - Nêu được âm to có biên độ dao do tiếng ồn. trực tiếp từ nguồn. 4. Chống ô - Nêu được một số ví dụ nhiễm môi chân không. động lớn, âm nhỏ có biên độ dao - Đề ra được một số - Nêu được trong các môi động nhỏ, độ to của âm đo bằng về ô nhiễm do tiếng ồn biện pháp chống ô trường và biện pháp chống ô trường khác nhau thì tốc đơn vị đêxiben (dB).Nêu được nhiễm do tiếng ồn 5. Tổng kết ví dụ. nhiễm chống tiếng ồn. trong những trường chương II: Âm độ truyền âm khác nhau. hợp cụ thể. học - Biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
  3. 2 1 4 11 Số câu hỏi 3 1 Số điểm 2/3 1,0 4/3 1,0 1,0 5,0 Tỉ lệ 6,67% 10% 13,33% 10% 10% 50% TS câu hỏi 8 7 4 1 20 TS điểm 4,0 3,0 2,0 `1,0 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  4. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN VẬT LÝ 7 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1. (NB) Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau. Câu 2. (NB) Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì. Câu 3. (NB) Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng Câu 4. (TH) Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên. Câu 5. (VD) Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm. Câu 6. (TH) Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng. Câu 7. (NB) Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. Câu 8. (NB) Nêu được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Câu 9. (VD) Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. Câu 10. (NB) Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. Nêu được nguồn âm là một vật dao động. Câu 11. (VD) Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn và biện pháp chống ô nhiễm chống tiếng ồn. Câu 12. (TH) Độ to của âm đo bằng đơn vị đêxiben (dB). Câu 13. (TH) Biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Câu 14. (TH) Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,... Câu 15. (TH) Nêu được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. B. TỰ LUẬN: Bài 1. (NB) Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. Bài 2. (NB) Nhận biết nguồn âm, nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không. Bài 3. (TH) Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. Bài 4. (VD) Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn và biện pháp chống ô nhiễm chống tiếng ồn. Bài 5. (VDC) Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng, tính chiều cao, khoảng cách ảnh.
  5. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS MÔN: VẬT LÍ 7 TRÀ KA Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng. Câu 1. Ảnh tạo bởi bởi gương phẳng có đặc điểm gì? A. Ảnh ảo, ảnh bằng vật. B. Ảnh ảo, ảnh bằng vật. C. Ảnh thật, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. Câu 2. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng..........trên đường truyền của chúng. A. không giao nhau B. giao nhau C. loe rộng ra D. phân kì Câu 3. Trong các vật sau đây, vật nào là nguồn sáng? A . Mặt trời. B. Tờ giấy C. Ngôi sao. D. Mặt trăng. Câu 4. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng A. Đoạn thẳng. B. Đường thẳng. C. Đoạn thẳng mũi tên có hướng. D. Đường thẳng mũi tên có hướng. Câu 5. Tiếng vang nghe được cách âm trực tiếp ít nhất A. 1/15 giây B. 15 giây C. 1/15 phút D. 1,5 phút Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng. C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bẳng 1/2 vùng nhìn thấy của gương phẳng. D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Câu 7. Theo định truyền thẳng ánh sáng, ánh sáng truyền theo đường A. gấp khúc. B. cong. C. thẳng. D. dích dắc. Câu 8. Số dao động trong một giây gọi là? A. Biên độ dao động B. Tần số dao động. C. Thời gian dao động. D. Tốc độ dao động. Câu 9. Rèm, miếng xốp, nhung lụa thường dùng trong các phòng cách âm vì A. hấp thụ âm kém. B. phản xạ âm tốt. C. hấp thụ âm tốt. D. phản xạ âm kém. Câu 10. Khi vật phát ra âm thanh, vật sẽ A. dao động. B. đứng yên. C. rung động. D. dịch chuyển. Câu 11. Trồng nhiều cây xanh có tác dụng gì trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn? A. Lá cây giúp phản xạ âm theo nhiều hướng khác nhau. B. Lá cây sẽ hấp thụ âm tốt, làm giảm độ to âm thanh. C. Lá cây phản xạ âm kém, làm giảm độ to âm thanh. D. Lá cây sẽ ngăn bớt âm truyền qua chúng. Câu 12. Độ to của âm được đo bằng đơn vị A. Héc/giây (Hz/s). B. Đêxiben (dB). C. Héc (Hz). D. Giây (s). Câu 13. Trong các bề mặt dưới đây, bề mặt của vật nào phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp. B. Nhung lụa. C. Tấm kính. D. Tấm vải.
  6. Câu 14. Khi trống phát ra âm thanh, bộ phận nào của trống dao động A. mặt trống. B. thành trống. C. dùi trống. D. mặt và thành trống. Câu 15. Tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng A. nhỏ. B. to. C. thấp. D. cao. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Bài 1. (1,0 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Bài 2. (1,0 điểm) Hãy cho biết: a. Nguồn âm là gì? b. Âm truyền và không truyền trong môi trường nào? Bài 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của gương cầu lõm? Bài 4. (1,0 điểm) Nêu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho ngôi trường em đang học? Bài 5. (1,0 điểm) Đặt vật AB trước gương phẳng như hình vẽ. a. Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. b. Vật AB cách gương 3 cm, tính khoảng cách từ gương đến ảnh? B A PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2021-2022
  7. TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS MÔN: VẬT LÍ 7 TRÀ KA Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Họ và tên:………………………………. Lớp: ….. Điểm Lời phê : A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng. Câu 1. Ảnh tạo bởi bởi gương phẳng có đặc điểm gì? A. Ảnh ảo, ảnh bằng vật. B. Ảnh ảo, ảnh bằng vật. C. Ảnh thật, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. Câu 2. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng..........trên đường truyền của chúng. B. không giao nhau B. giao nhau C. loe rộng ra D. phân kì Câu 3. Trong các vật sau đây, vật nào là nguồn sáng? A . Mặt trời. B. Tờ giấy C. Ngôi sao. D. Mặt trăng. Câu 4. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng A. Đoạn thẳng. B. Đường thẳng. C. Đoạn thẳng mũi tên có hướng. D. Đường thẳng mũi tên có hướng. Câu 5. Tiếng vang nghe được cách âm trực tiếp ít nhất A. 1/15 giây B. 15 giây C. 1/15 phút D. 1,5 phút Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng. C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bẳng 1/2 vùng nhìn thấy của gương phẳng. D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Câu 7. Theo định truyền thẳng ánh sáng, ánh sáng truyền theo đường A. gấp khúc. B. cong. C. thẳng. D. dích dắc. Câu 8. Số dao động trong một giây gọi là? A. Biên độ dao động B. Tần số dao động. C. Thời gian dao động. D. Tốc độ dao động. Câu 9. Rèm, miếng xốp, nhung lụa thường dùng trong các phòng cách âm vì A. hấp thụ âm kém. B. phản xạ âm tốt. C. hấp thụ âm tốt. D. phản xạ âm kém. Câu 10. Khi vật phát ra âm thanh, vật sẽ A. dao động. B. đứng yên. C. rung động. D. dịch chuyển. Câu 11. Trồng nhiều cây xanh có tác dụng gì trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn? A. Lá cây giúp phản xạ âm theo nhiều hướng khác nhau. B. Lá cây sẽ hấp thụ âm tốt, làm giảm độ to âm thanh. C. Lá cây phản xạ âm kém, làm giảm độ to âm thanh. D. Lá cây sẽ ngăn bớt âm truyền qua chúng. Câu 12. Độ to của âm được đo bằng đơn vị A. Héc/giây (Hz/s). B. Đêxiben (dB). C. Héc (Hz). D. Giây (s).
  8. Câu 13. Trong các bề mặt dưới đây, bề mặt của vật nào phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp. B. Nhung lụa. C. Tấm kính. D. Tấm vải. Câu 14. Khi trống phát ra âm thanh, bộ phận nào của trống dao động A. mặt trống. B. thành trống. C. dùi trống. D. mặt và thành trống. Câu 15. Tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng A. nhỏ. B. to. C. thấp. D. cao. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Bài 1. (1,0 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Bài 2. (1,0 điểm) Hãy cho biết: a. Nguồn âm là gì? b. Âm truyền và không truyền trong môi trường nào? Bài 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của gương cầu lõm? Bài 4. (1,0 điểm) Nêu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho ngôi trường em đang học? Bài 5. (1,0 điểm) Đặt vật AB trước gương phẳng như hình vẽ. A a. Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. B b. Vật AB cách gương 3 cm, tính khoảng cách từ gương đến ảnh Bài làm: ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ........ .......................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................
  9. ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN VẬT LÍ 7 A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Đáp án đúng mỗi câu ghi 1/3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B B A C A D C B D A A B C A D B. TỰ LUẬN 6,0 điểm Đáp án Điểm Bài 1. (1,0 điểm)Phát biểu đúng định luật 1,0 Bài 2 ( 1,0điểm) a. Vật phát ra âm thanh gọi là nguồn âm. 0,5 b. Âm truyền trong môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí. 0,25 Âm không truyền trong môi trường chân không. 0,25 Bài 3. (1,0 điểm) Tác dụng của gương cầu lõm: + Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm 0,5 tia phản xạ hội tụ tại một điểm. + Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tới phân kì thích hợp thành một 0,5 chùm tia phản xạ song song. Bài 4. (1,0 điểm) Ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn là: 1,0 - Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm bằng cách treo các biển cấm gây tiếng động mạnh. - Phân tán âm trên đường truyền: trồng nhiều cây xanh, xây tường chắn,... - Ngăn chặn sự truyền âm: dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ, nhung, cửa kính hai lớp,... ( HS có thể đưa ra biện pháp khác, nếu phù hợp với 3 biện pháp chống ô nhiễm cơ bản thì cho điểm tối đa.) Bài 5. (1,0 điểm) a. Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. 0,5 A B K H B' A' b. Khoảng cách từ gương đến ảnh là 3 cm 0,5 * Cách tính điểm: - Điểm cho mỗi câu trắc nghiệm khách quan đúng là 1/3 điểm - Điểm trắc nghiệm được tính bằng tổng số câu đúng x 1/3 điểm, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Ví dụ: + Nếu có 2 câu trắc nghiệm đúng thì điểm trắc nghiệm bằng: 2 x 1/3 = 2/3 = 0,67đ
  10. + Nếu có 4 câu trắc nghiệm đúng thì điểm trắc nghiệm bằng: 4 x 1/3 = 4/3 = 1,33đ - Điểm toàn bài: Điểm toàn bài được tính bằng tổng số điểm trắc nghiệm khách quan và tự luận, làm tròn đến 1 chữ số thập phân sau khi đã tính tổng số điểm. Ví dụ: + Bài làm của HS có 8 câu trắc nghiệm khách quan đúng và có điểm tự luận được 3,25đ thì điểm toàn bài bằng: 8 x 1/3 + 3,25 ≈ 2,67 + 3,25 = 5,92 = 5,9đ + Bài làm của HS có 10 câu trắc nghiệm khách quan đúng và có điểm tự luận được 3,25đ thì điểm toàn bài bằng: 10 x 1/3 + 3,25 ≈ 3,33 + 3,25 = 6,58 = 6,6đ Người duyệt đề Người ra đề Trần Thị Ngọc Thúy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2