intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 8 MÃ ĐỀ: VL801 Ngày thi:…../…../2021 Thời gian làm bài: 45 phút Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc vào các yếu tố nào? A. Trọng lượng riêng và thể tích của vật. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật. C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 2. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Hút hết không khí trong vỏ hộp sữa, vỏ hộp bị móp. B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ. D. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. Câu 3. Công thức tính vận tốc là: 2t t s A. v= B. v = C. v = D. v = s.t s s t Câu 4. Để di chuyển các tủ nặng dễ dàng hơn người ta thường gắn thêm các bánh xe lăn ở chân tủ vì: A. lực ma sát nghỉ lớn hơn lực ma sát trượt. B. lực ma sát lăn lớn hơn lực ma sát nghỉ. C. lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. D. lực ma sát trượt nhỏ hơn lực ma sát lăn. Câu 5. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật thì: A. vật nổi lên. B. vật chìm xuống đáy chất lỏng. C. vật chìm xuống. D. vật lơ lửng trong chất lỏng. Câu 6. Chuyển động nào sau đây được coi là chuyển động đều? A. Xe đạp đang xuống dốc. B. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. C. Kim đồng hồ quay. D. Tàu hỏa đang vào ga. Câu 7. Tại sao khi ta lặn luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng? A. Càng lặn sâu trọng lực Trái Đất tác dụng lên người càng lớn. B. Càng lặn sâu áp suất chất lỏng tác dụng lên người càng lớn. C. Càng lặn sâu lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên người càng tăng. D. Càng lặn sâu áp lực của nước tác dụng từ mọi phương càng lớn. Câu 8. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau? A. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh nối thông đáy với nhau. D. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. Câu 9. Áp suất là: A. tác dụng của trọng lực trên một đơn vị diện tích. B. lực ép có phương song song với mặt bị ép. C. tác dụng của áp lực trên một đơn vị diện tích. D. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 10. Một vật A treo vào lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 30 N. Vẫn treo vật trong lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì thấy lực kế chỉ 20 N. Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật bằng: A. 10 N. B. 15 N. C. 20 N. D. 30 N. 1 |VL801
  2. Câu 11. Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. Nhận xét nào là đúng khi so sánh áp suất tác dụng lên hai vật? A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B. B. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau. C. Không so sánh được. D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A. Câu 12. Một thùng chứa nước gây áp suất lên hai điểm M và N. Áp suất tại điểm nào nhỏ hơn? A. Không so sánh được. B. Áp suất tại hai điểm bằng nhau. C. Điểm M D. Điểm N. Câu 13. Trọng lực tác dụng lên một vật có khối lượng 5 kg được biểu diễn: A. là một véc-tơ có phương nằm ngang, chiều hướng từ trên xuống, độ lớn 50 N. B. là một véc-tơ có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên, độ lớn 50 N. C. là một véc-tơ có phương nằm ngang, chiều hướng từ dưới lên, độ lớn 50 N. D. là một véc-tơ có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống, độ lớn 50 N. Câu 14. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng? A. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất theo phương ngang. B. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. C. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. D. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. Câu 15. Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ đồ áo giáp? A. Giảm tác dụng của áp suất môi trường ngoài Trái Đất. B. Bảo vệ cơ thể trong môi trường mới. C. Giữ ấm cơ thể. D. Cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể. Câu 16. Một người đi xe đạp trên quãng đường bằng dài 1500 m hết 10 phút. Sau đó đi tiếp xuống đoạn dốc 300 m trong 50 giây. Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường là: A. 2,5 m/s. B. 15 m/s. C. 5 m/s. D. 2,77 m/s. Câu 17. Một đoàn tàu đang rời khỏi nhà ga. Đối với hành khách trên tàu thì: A. đoàn tàu chuyển động. B. người lái tàu chuyển động. C. sân ga đang đứng yên. D. sân ga đang chuyển động. Câu 18. Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là dHg = 136000 N/m3, của nước là dnước = 10000 N/m3, của rượu là drượu = 8000 N/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình A. pnước >pHg > prượu B. pHg > prượu > pnước C. pHg < pnước < prượu D. pHg > pnước > prượu Câu 19. Tại sao khi trời mưa, đường lầy lội người ta thường đặt một tấm ván trên đường? A. Để tăng diện tích tiếp xúc, tăng ma sát nghỉ. B. Để tăng diện tích tiếp xúc, giảm ma sát trượt. C. Để tăng diện tích tiếp xúc, giảm áp suất. D. Để tăng diện tích tiếp xúc, giảm áp lực. Câu 20. Để biểu diễn lực cần biểu diễn các yếu tố nào? A. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn theo tỉ xích. B. Phương và chiều. C. Điểm đặt, phương và độ lớn. 2 |VL801
  3. D. Phương, chiều và độ lớn theo tỉ xích. Câu 21. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Thủ môn giữ bóng trên tay. B. Bóp phanh xe đạp. C. Quả bóng lăn trên sân cỏ. D. Kéo một thùng gỗ trên sàn nhà. Câu 22. Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? A. Vật này tác dụng lực lên vật khác. B. Vật này lăn trên bề mặt vật khác. C. Vật này trượt trên bề mặt vật khác. D. Vật này nằm yên trên vật khác. Câu 23. Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để: A. tăng ma sát trượt. B. tăng ma sát lăn. C. tăng ma sát nghỉ. D. tăng quán tính. Câu 24. Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là: A. lực đẩy Ác – si –mét lớn hơn trọng lượng của vật. B. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của nước. C. lực đẩy Ác – si –mét nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 25. Lực đẩy Ác – si – mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây? A. Khối lượng của vật bị nhúng trong chất lỏng. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng. C. Thể tích của vật nhúng trong chất lỏng. D. Khối lượng riêng của chất lòng. Câu 26. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào: A. trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. B. độ cao lớp chất lỏng phía trên. C. khối lượng lớp chất lỏng phía trên. D. thể tích lớp chất lỏng phía trên. Câu 27. Quán tính là: A. tính chất bảo toàn tốc độ và hướng chuyển động của vật. B. tính chất giữ nguyên khối lượng của vật. C. tính chất cản trở chuyển động của vật. D. tính chất bảo toàn tốc độ của vật. Câu 28. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đo áp suất do nước biển tác dụng lên tàu đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tàu đang lặn xuống. B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang. C. Tàu đang từ từ nổi lên. D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang. Câu 29. Một vật nặng có thể tích 0,15 m3 nhúng chìm hoàn toàn trong dầu. Biết dầu có trọng lượng riêng là 8000 N/m3. Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật có độ lớn: A. 120 N. B. 12000 N. C. 12 N. D. 1200 N. Câu 30. Cho một thùng chứa nước cao 1,6 m đựng đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Áp suất của nước tại đáy thùng là: A. 10000 Pa. B. 32000 Pa. C. 8000 Pa. D. 16000 Pa. Câu 31. Khi người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng, nếu ô tô đột ngột phanh gấp thì người bị nghiêng mạnh về phía nào? Vì sao? A. Phía sau vì có quán tính. B. Phía trước vì có quán tính. C. Phía sau vì có lực ma sát. D. Phía trước vì có lực ma sát. Câu 32. Đơn vị áp suất là: A. N/m. B. N/m2. C. N. D. N/m3. 3 |VL801
  4. Câu 33. Tại sao thỏi nhôm thả vào nước lại chìm? A. Vì trọng lượng riêng của nhôm lớn hơn trọng lượng riêng của nước. B. Vì trọng lượng riêng của nhôm nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. C. Vì nhôm không thấm nước. D. Vì nhôm là kim loại nặng. Câu 34. Thả chìm 1cm3 nhôm có trọng lượng riêng 27000 N/m3 và 1cm3 chì có trọng lượng riêng 113000 N/m3 vào một bể nước. Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên khối nào lớn hơn? A. Nhôm. B. Không so sánh được. C. Chì. D. Bằng nhau. Câu 35. Cho các vận tốc sau: vận tốc tàu hỏa là 54 km/h, vận tốc chim đại bàng là 24 m/s, vận tốc bơi của một con cá là 60m/phút. Thứ tự vận tốc giảm dần là: A. tàu hỏa – chim đại bàng – con cá. B. con cá – tàu hỏa – chim đại bàng. C. chim đại bàng – tàu hỏa – con cá. D. tàu hỏa – con cá – chim đại bàng. Câu 36. Chuyển động cơ học là: A. sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian. B. sự thay đổi vận tốc của vật. C. sự thay đổi phương và chiều của chuyển động. D. sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. Câu 37. Lực đẩy Ác – si - mét có chiều: A. hướng lên do vật nằm trong chất lỏng tác dụng lên chất lỏng. B. hướng xuống do vật nằm trong chất lỏng tác dụng lên chất lỏng. C. hướng xuống do chất lỏng tác dụng lên vật nằm trong chất lỏng. D. hướng lên do chất lỏng tác dụng lên vật nằm trong chất lỏng. Câu 38. Càng lên cao thì áp suất khí quyển: A. càng giảm. B. không thay đổi. C. càng tăng. D. có thể tăng và cũng có thể giảm. Câu 39. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có độ lớn: A. bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ. B. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. C. bằng trọng lượng vật. D. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật. Câu 40. Một máy thủy lực có tiết diện pit-tông nhỏ là 1,5 cm2, pit - tông lớn có tiết diện 120 cm2. Lực tác dụng lên pit - tông nhỏ là 100 N. Lực tác dụng lên pit - tông lớn là: A. 1800 Pa. B. 12,5 N C. 800 N. D. 8000 N. ------ HẾT ------ 4 |VL801
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÃ ĐỀ: VL801 MÔN: VẬT LÍ - KHỐI 8 Thời gian: 45 phút Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C A C C C C B B C A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D D D B D D D D C A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A B A D A B A A D D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B B A D C A D A A D Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Đỗ Thị Minh Xuân 5 |VL801
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2