intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: VẬT LÝ 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) Ngày kiểm tra: 21/12/2022 Họ và tên học sinh......................................................- Lớp.......................SBD................Phòng thi.... I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Công thức tính tốc độ là: A. v = t/s. B. v = s/t. C. v = s.t D. v = m/s. Câu 2. Áp suất có đơn vị đo là : A. Pa. B. N/m3. C. N.m2. D. N. Câu 3. Công thức tính áp suất chất rắn là: A. p = d.h B. C. D. p = A. t Câu 4. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi: A. Tiết diện của các nhánh bằng nhau. B. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. Độ mỏng của các nhánh như nhau. D. Độ dài của các nhánh bằng nhau. Câu 5. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào độ sâu tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng của chất lỏng. Câu 6. Đặc điểm của áp suất chất lỏng là gì? A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang. C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. Câu 7. Lực là một đại lượng véc tơ vì A. lực làm cho vật chuyển động. B. lực làm cho vật biến dạng. C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ. D. lực có độ lớn, phương và chiều. Câu 8. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào A. phương của lực. B. chiều của lực. C. điểm đặt của lực. D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép. Câu 9. Cách nào sau đây làm giảm lực ma sát ? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 10. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía ? A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại. B. Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài. C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ. D. Vỏ hộp sữa rất mềm. Câu 11. Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là chuyển động? A. Bến xe. B. Một ôtô khác đang đậu trong bến. C. Cột điện trước bến xe. D. Một ôtô khác đang rời bến. Câu 12. Trường hợp nào dưới đây thì ma sát có hại ? A. Dùng tay không rất khó bắt và giữ chặt con lươn còn sống. B. Ma sát làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc. C. Trời mưa, trên đường nhựa có bùn lầy trơn trượt đi xe đạp dễ bị ngã .
  2. D. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã. Câu 13. Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Chỉ số 0. Câu 14. Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái. C. ngã về phía trước. D. ngã về phía sau. Câu 15. Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm trong nước. Hãy so sánh lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên chúng. A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn khúc gỗ. B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn khối thép. C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và khối thép bằng nhau. D. Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (1,0 đ) Mô tả cấu tạo của máy nén thủy lực. Câu 2: (1,0 đ) Nêu các nguyên tắc tăng áp suất chất rắn. Câu 3. (1,0 đ) Giải thích tại sao khi ta đặt chén nước trên góc một tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy chén thì chén vẫn đứng yên ? Câu 4. (2,0 đ) Thả chìm một vật đặc bằng kim loại vào bình tràn. Đo được thể tích nước tràn ra là 120 cm3. Biết trọng lượng riêng của nước dn = 10 000 N/m3. a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. b) Treo vật vào lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì số chỉ lực kế là 11,4 N. Tính trọng lượng của vật và trọng lượng riêng của chất làm vật. ---------------------Hết--------------------- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI AN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: VẬT LÍ 8
  3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm. (Mỗi câu đúng 0,33,đ; 3 câu đúng 1,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B A B B C A D D C B D B B C C II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0đ) Câu Nội dung Điểm 1 Mô tả cấu tạo của máy nén thủy lực. 1,0 đ Bộ phận chính của máy nén thủy lực gồm hai xilanh, một nhỏ, 0,5đ một to, được nối thông với nhau. Trong hai xilanh có chứa đầy chất lỏng, hai xilanh được đậy 0,5 đ kín bằng hai pít - tông. 2 Nêu hai nguyên tắc tăng áp suất chất rắn. 1,0 đ - Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. Nêu đúng mỗi một nguyên tắc - Tăng áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. trong ba - Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích bị ép. nguyên tắc sau đạt 0,5 đ. 3 Giải thích tại sao khi ta đặt chén nước trên góc một tờ giấy 1,0 đ mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy chén thì chén vẫn đứng yên ? Khi giật nhanh, tờ giấy đang đứng yên thì đột ngột chuyển 0,25 đ động. Do quán tính, chén nước không kịp chuyển động theo nên vẫn 0,75 đ giữ nguyên trạng thái đứng yên. 4 Thả chìm một vật đặc bằng kim loại vào bình tràn. Đo được 2,0 đ thể tích nước tràn ra là 120 cm3. Biết trọng lượng riêng của nước dn = 10 000 N/m3. a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. b) Treo vật vào lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì số chỉ lực kế là 11,4 N. Tính trọng lượng của vật và trọng lượng riêng của chất làm vật. a) Đổi 120 cm3 = 0,00012 m3 0,25 đ Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là:
  4. FA = d.V = 10000.0,00012 = 1,2 N 0,75 đ b) Trọng lượng của vật là: P = F + FA = 11,4 + 1,2 = 12,6 N 0,5 đ Vì vật đặc nhúng chìm trong nước nên thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật. Trọng lượng riêng của vật là: ( N/m3 ) 0,5 đ ----Hết----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2