intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Năm học: 2022 – 2023 Môn: Vật Lí 8 - Thời gian 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A A. PHẦN TRẮC NGHỆM (5 điểm). Trả lời các câu sau bằng cách chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D và ghi vào bảng bài làm. Câu 1. Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động đường thẳng là A. một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. B. bánh xe khi xe đang chuyển động. C. một viên phấn rơi từ trên cao xuống. D. một viên đá được ném theo phưong nằm ngang. Câu 2. Đơn vị vận tốc là A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m Câu 3. Kéo gàu nước từ giếng lên, khi gàu còn ngập trong nước ta thấy nhẹ hơn khi gàu lên khỏi mặt nước vì A. khối lượng của gàu thay đổi. B. lực đẩy của nước lên gàu. C. khối lượng của nước thay đổi. D. lực kéo của dây lên gàu. Câu 4. Để tăng lực ma sát ta cần A. tra dầu mỡ bôi trơn. B. tăng độ nhám mặt tiếp xúc. C. tăng diện tích mặt tiếp xúc. D. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. Câu 5. Hành khách ngồi trên xe đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe đột ngột A. rẽ sang phải. B. tăng vận tốc. C. rẽ sang trái. D. giảm vận tốc. Câu 6. Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do A. lực ma sát trượt. B. lực ma sát nghỉ. C. lực ma sát lăn. D. cả lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ. Câu 7. Khi nói lực là đại lượng vectơ, bởi vì lực A. có độ lớn, phương và chiều. B. làm cho vật bị biến dạng. C. làm cho vật thay đổi tốc độ. D. làm cho vật chuyển động. Câu 8. Trường hợp không có công cơ học là A. người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. B. người công nhân đang đẩy xe làm xe chuyển động. C. người công nhân đang dùng ròng rọc để kéo gạch lên cao. D. một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển. Câu 9. Đơn vị đo áp suất chất lỏng là A. Niutơn (N). B. Niutơn mét (Nm). C. Niutơn trên mét (N/m). D. Niutơn trên mét vuông (N/m2). Câu 10. Một người đi xe đạp từ nhà đến nơi làm việc mất 30 phút. Đoạn đường từ nhà đến nơi làm việc dài 5,6 km. Vận tốc trung bình của chuyển động là A. vtb = 11,2 km/h. B. vtb = 1,12 km/h. C. vtb = 11,2 m/s. D. vtb = 112 m/s.
  2. B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 11. (2đ) Nêu khái niệm áp suất? Viết công thức tính áp suất? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Câu 12: (0,5đ) Trong hai ấm vẽ ở hình 8.7, ấm bên trái (vòi cao) hay bên phải (vòi thấp) của hình đựng được nhiều nước hơn? Câu 13. (1,5đ) Một vật có khối lượng m= 950g làm bằng chất có khối lượng riêng D=0,95g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. a. Lực đẩy Ác- si – mét tác dụng lên vật là bao nhiêu? b Nếu nhúng hoàn toàn vật vào trong dầu thì lực đẩy Ác- si- mét tác dụng lên vật là bao nhiêu? (Cho trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3). Câu 14. (1đ) Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình thứ nhất là p1, lên đáy bình thứ 2 là p2 bao nhiêu? BÀI LÀM A. PHẦN TRẮC NGHỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B. PHẦN TỰ LUẬN
  3. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Năm học: 2022 – 2023 Môn: Vật Lí 8 - Thời gian 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ B A. PHẦN TRẮC NGHỆM (5 điểm). Trả lời các câu sau bằng cách chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D và ghi vào bảng bài làm. Câu 1. Trường hợp không có công cơ học là A. người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. B. người công nhân đang dùng ròng rọc để kéo gạch lên cao. C. người công nhân đang đẩy xe goòng làm xe chuyển động. D. một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển. Câu 2. Một người đi xe đạp từ nhà đến nơi làm việc mất 15 phút. Đoạn đường từ nhà đến nơi làm việc dài 2,9 km. Vận tốc trung bình của chuyển động là A. vtb = 11,6 m/s B. vtb = 1,16 km/h C. vtb = 11,6 km/h D. vtb = 116 m/s Câu 3. Để tăng lực ma sát ta cần A. tăng độ nhám mặt tiếp xúc. B. tra dầu mỡ bôi trơn. C. tăng diện tích mặt tiếp xúc. D. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. Câu 4. Kéo gàu nước từ giếng lên, khi gàu còn ngập trong nước ta thấy nhẹ hơn khi gàu lên khỏi mặt nước vì A. lực đẩy của nước lên gàu. B. khối lượng của gàu thay đổi. C. khối lượng của nước thay đổi. D. lực kéo của dây lên gàu. Câu 5. Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động đường thẳng là A. một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. B. bánh xe khi xe đang chuyển động. C. một viên phấn rơi từ trên cao xuống. D. một viên đá được ném theo phưong nằm ngang. Câu 6. Đơn vị đo áp suất chất lỏng là A. Niutơn (N). B. Niutơn mét (Nm). 2 C. Niutơn trên mét vuông (N/m ). D. Niutơn trên mét (N/m). Câu 7. Hành khách ngồi trên xe đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe đột ngột A. giảm vận tốc. B. rẽ sang trái. C. rẽ sang phải. D. tăng vận tốc. Câu 8. Khi nói lực là đại lượng vectơ, bởi vì lực A. làm cho vật chuyển động. B. có độ lớn, phương và chiều. C. làm cho vật thay đổi tốc độ. D. làm cho vật bị biến dạng. Câu 9. Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do A. lực ma sát trượt. B. lực ma sát nghỉ. C. lực ma sát lăn. D. cả lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ. Câu 10. Đơn vị vận tốc là A. m.s B. km.h C. s/m D. km/h
  4. B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 1. (2đ) Nêu khái niệm áp suất? Viết công thức tính áp suất? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Câu 2: (0,5đ) Trong hai ấm vẽ ở hình 8.7, ấm bên trái(vòi cao) hay bên phải( vòi thấp) của hình đựng được nhiều nước hơn ?. Câu 3. (1,5đ) Một vật có khối lượng m = 1050g làm bằng chất có khối lượng riêng D=10,5N/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. a. Lực đẩy Ác- si – mét tác dụng lên vật là bao nhiêu? b Nếu nhúng hoàn toàn vật vào trong dầu thì lực đẩy Ác- si- mét tác dụng lên vật là bao nhiêu? (Cho trọng lượng riêng của dầu là 8 000 N/m3). Câu 4. (1đ) Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình thứ nhất là p1, lên đáy bình thứ 2 là p2 bao nhiêu? BÀI LÀM A. PHẦN TRẮC NGHỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B. PHẦN TỰ LUẬN
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ A A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5đ- Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đề A C C B B A C A D D A B. PHẦN TỰ LUẬN: 5đ Câu Đáp án Điểm - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. 1đ F 0,5đ Câu 11 - Công thức tính áp suất : p  S (2 điểm) trong đó : p là áp suất (Pa hoặc N/m2); F là áp lực(N), S là diện tích 0,5đ bị ép (m2) Câu 12 Trong 2 ấm vẽ ở hình 8.7, ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều (0,5 nước hơn vì ấm và vòi ấm là bình thông nhau nên mực nước ở ấm 0,5Đ điểm) và vòi luôn luôn ở cùng một độ cao Tóm tắt: Bài giải: Giải: a) Thể tích của vật: m = 950g D = m/V => V=m/D 3 D=0,95g/cm = 950 : 0,95 0,5đ 3 Câu 13 dnước = 10000N/m =1000 cm3=0,001m3 (1,5 a) FA = ? Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên 3 điểm) b) Ddầu = 8000 N/m vật là: 0,5đ F’A = ? FA = dn.V = 10000.0,001 = 10N b)Nếu nhúng vật đó vào dầu thì lực đẩy Ác-si-mét lên vật là: 0,5đ FA = ddầu.V = 8000.0,001 = 8N Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là: 0.5đ p1 = d1.h1 Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 2 là: Câu 14 p2 = d2.h2 0.5đ (1 điểm) mà d2 = 1,5d1, h2 = 0,6h1 ⇒ p2 = d2.h2 =1,5.d1.0,6.h1 = (1,5.0,6)(d1.h1) = 0,9p1 ⇒ p2 = 0,9p1
  6. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ B A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5đ- Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đề B D C A A C C B B C D B. PHẦN TỰ LUẬN: 5đ Câu Đáp án Điểm - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. 1đ F 0,5đ Câu 11 - Công thức tính áp suất : p  S (2 điểm) trong đó : p là áp suất (Pa hoặc N/m2); F là áp lực(N), S là diện tích 0,5đ bị ép (m2) Câu 12 Trong 2 ấm vẽ ở hình 8.7, ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều (0,5 nước hơn vì ấm và vòi ấm là bình thông nhau nên mực nước ở ấm 0,5Đ điểm) và vòi luôn luôn ở cùng một độ cao Tóm tắt: Bài giải: Giải: a) Thể tích của vật: m = 1050g D = m/V => V=m/D 3 D = 10,5 N/cm = 1050 : 10,5 0,5đ Câu 13 dnước = 10000N/m3 =100 cm3=0,0001m3 (1,5 a) FA = ? Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên 3 điểm) b) Ddầu = 8000 N/m vật là: 0,5đ F’A = ? FA = dn.V = 10000.0,0001 = 1N b)Nếu nhúng vật đó vào dầu thì lực đẩy Ác-si-mét lên vật là: 0,5đ FA = ddầu.V = 8000.0,0001 = 0,8N Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là: 0.5đ p1 = d1.h1 Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 2 là: Câu 14 p2 = d2.h2 0.5đ (1 điểm) mà d2 = 1,5d1, h2 = 0,6h1 ⇒ p2 = d2.h2 =1,5.d1.0,6.h1 = (1,5.0,6)(d1.h1) = 0,9p1 ⇒ p2 = 0,9p1 Duyệt của BGH TTCM GV ra đề (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2