intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên" sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú

  1. SỞ GD ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: VẬT LÝ 10 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên:.......................................................... Số báo danh: ............ Mã đề 103 I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1. Nếu một vật đang chuyển động mà các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì A. vật lập tức dừng lại. B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. C. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, rồi sau đó chuyển động thẳng đều. D. vật chuyển động ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều. Câu 2. Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất? A. Đồ thị3. B. Đồ thị1. C. Đồ thị4. D. Đồ thị2. Câu 3. Đồ thị vận tốc - thời gian ( với Ot là trục hoành) của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng A. song song với trục hoành. B. bất kì. C. song song với trục tung. D. đi qua gốc toạ độ. Câu 4. Đâu là cách viết kết quả đo đúng? A. A = A + A . B. A = A  A . C. A = A − A . D. A = A : A . Câu 5. Một quyển sách nằm yên trên bàn sẽ chịu tác dụng của hai lực cân bằng, đó là: A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên sách và lực đè của sách tác dụng mặt bàn. B. Lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên sách và lực đè của sách tác dụng mặt bàn. C. Lực hút của sách tác dụng lên Trái Đất và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên sách. D. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên sách và lực đỡ của mặt bàn cũng tác dụng lên quyển sách. Câu 6. Trong các công thức sau đây, công thức nào mô tả độ dịch chuyển của chuyển động rơi tự do ? gt 2 gt 2 gt 2 A. d = B. d = d 0 + C. d = d 0 + D. d = d0 + gt 2 2 4 2 Câu 7. Để đo tốc độ tức thời người ta dùng A. tốc kế. B. lực kế. C. ampe kế. D. nhiệt kế. Câu 8. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. D. chuyển động tròn. Câu 9. Gia tốc là A. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nhanh chậm của tốc độ theo thời gian. B. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian. C. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên về hướng của vận tốc. D. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động. Câu 10. Công thức tính quãng đường chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc ban đầu khác không là: at 2 at A. s = v0t + , ( v0, a cùng dấu). B. s = s0 + v0t + ,( v0, a cùng dấu). 2 2 at 2 at 2 C. s = v0t + D. s = s0 + v0t + 2 , ( v0, a trái dấu). ,( v0, a cùng dấu). 2 2 Câu 11. Biểu thức tính gia tốc trung bình t − t0 s − s0 d − d0 v − v0 A. a = B. a = C. a = D. atb = v − v0 t − t0 t − t0 t − t0 Câu 12. Theo đồ thị ở 𝑯ì𝒏𝒉𝟕. 𝟏, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian
  2. A. từ t1 đến t2 B. từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3 C. từ 0 đến t3 D. từ 0 đến t2 Câu 13. Tổng hợp lực là A. phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng hai lực có tác dụng giống hệt các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực. B. phép thay thế một lực tác dụng đồng thời vào vật bằng các lực có tác dụng giống hệt lực ấy. C. phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực. D. phép thay thế một lực tác dụng vào vật bằng hai lực có tác dụng giống hệt các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực. Câu 14. Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn? A. Hình A B. Hình C C. Hình D D. Hình B Câu 15. Tầm xa của vật ném ngang từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0: 2H 2H 2 H .v0 H A. L = B. L = v0 C. L = D. L = v0 v0 .g g g 2g Câu 16. Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện? A. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện. B. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp. C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện. D. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở. Câu 17. Độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 𝟕. 𝟐 là: A. v1 = 10 km/h; v2 = 10 km/h. B. v1 = 10 km/h; v2 = 12 km/h. C. v1 = 20 km/h; v2 = 12 km/h. D. v1 = 6 km/h; v2 = 12 km/h. Câu 18. Chọn phát biểu đúng. A. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương. B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm. C. Vecto độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động D. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được. Câu 19. Thả một hòn sỏi rơi tự do từ độ cao 𝒉 xuống đất. Công thức tính vận tốc của hòn sỏi khi chạm 1 A. v = 2 g.t B. v = g.t C. v = g .t D. v = 2 đất là: g.t 2 Mã đề 103 Trang 2/4
  3. Câu 20. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí? A. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. B. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. C. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. D. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. Câu 21. Một xe ôtô chạy đều trên đường lát bê tông với áp lực của ô tô đè lên mặt đường là 104N. Đường khô, hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt đường là  = 0,7 . Độ lớn lực ma sát giữa lốp xe ôtô và mặt đường là: A. 0,7.103N B. 70.103N C. 7.103N D. 7.104N Câu 22. Một vật có khối lượng m = 0,5kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 2 m/s. Sau thời gian t = 4s, nó đi được quãng đường s = 24m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo FK và lực cản không đổi FC = 0,5N. Nếu sau thời gian 4s đó, lực kéo ngừng tác dụng thì vật sẽ dừng lại sau thời gian là A. 20s B. 15s C. 10s D. 5s Câu 23. Một vật có khối lượng m = 2kg được truyền một lực F không đổi thì sau 2 giây thì vật này tăng vận tốc từ 2,5m/s lên 7,5m/s. Độ lớn của lực F bằng: A. Một giá trị khác. B. 5N C. 15N D. 10N Câu 24. Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây đúng. A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = m.g. B. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. C. Điểm đặt của trọng lực là bề măt của vật. D. Trọng lực là lực hút của vật tác dụng lên trái đất. Câu 25. Trong một cơn giông, một cành cây bị gãy và bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Chọn nhận xét đúng. A. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. B. Cành cây không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính. C. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. D. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính có độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. Câu 26. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG: Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên để vật ở trạng thái cân bằng thì: A. Độ lớn của lực căng là khác nhau tại các điểm khác nhau trên dây, nếu dây đứng yên. B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây. C. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng. D. Lực căng dây xuất hiện có xu hướng làm giảm chiều dài sợi dây. Câu 27. Lực ma sát trượt A. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần B. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc C. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực D. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật Câu 28. Trong các cách để viết công thức của lực ma sát trượt sau đây công thức nào đúng?     A. Fmst = t.N B. Fmst = t. N C. Fmst = t.N D. Fmst = t. N II. TỰ LUẬN: (3 điểm) Bài 1: Một xe máy đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v0 = 12 (m/s) thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 10s thì xe đạt vận tốc v = 15m/s. Tính gia tốc của xe kể từ lúc bắt đầu tăng tốc và quãng đường đi được của xe trong thời gian tăng tốc đó? Bài 2: Một bóng đèn có khối lượng m = 200g được treo trên trần nhà nhờ sợi dây không giãn có khối lượng không đáng kể. Khi đèn đứng yên thì lực căng dây tác dụng lên vật có hướng và độ lớn bằng bao nhiêu? Lấy g = 10(m/s2). Bài 3: Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 300) được truyền vận tốc đầu v0=15 cm/s (hình vẽ ). Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa 1 vật và mặt phẳng nghiêng là  = . Tính độ cao lớn nhất mà vật đạt tới. α 2 3 Mã đề 103 Trang 3/4
  4. ------ HẾT ------ Mã đề 103 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2