intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học 2023-2024 Môn: VẬT LÍ Lớp: 10 Họ và tên:.................................................Lớp:..............Số báo danh................... I. TRẮC NGHIỆM (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 28) (7.0 điểm) Câu 1. Mục tiêu của vật lí là A. Tìm quy luật về sự chuyển động của các hành tinh B. Khám phá sự vận động của con người. C. Tìm quy luật chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng. D. Tìm ra cấu tạo của các nguyên tử, phân tử. Câu 2. Khi tiến hành thí nghiệm, cần phải A. tuân theo các quy tắc an toàn của phòng thí nghiệm, hướng dẫn của giáo viên. B. tự đề xuất các quy tắc thí nghiệm để có thể tiến hành thí nghiệm nhanh nhất. C. thảo luận nhóm để thống nhất quy tắc riêng của nhóm, có thể bỏ qua quy tắc an toàn của phòng thí nghiệm. D. tiến hành thí nghiệm với thời gian ngắn nhất, không cần tuân thủ các quy tắc của phòng thí nghiệm. Câu 3. Đơn vị nào là đơn vị cơ bản trong hệ đơn vị SI? A. Ampe B. Vôn C. Oát D. Ôm Câu 4. Khi tính chu kì quay của cánh quạt, kết quả thu được là T = 2,50 ± 0,02 s thì A. Sai số tuyệt đối của phép đo là 2,50 s B. Sai số tương tối của phép đo là 0,02% C. Giá trị trung bình của phép đo là 0,02 s D. Giá trị trung bình của phép đo là 2,50 s. Câu 5. Độ dịch chuyển là A. một đại lượng vectơ, chỉ cho biết độ dài của sự thay đổi vị trí của vật. B. một đại lượng vectơ, chỉ cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. C. một đại lượng vô hướng, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật. D. một đại lượng vectơ, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật. Câu 6. Chọn phát biểu đúng khi nói về tốc độ tức thời. A. Tốc độ tức thời đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động trên cả quãng đường. B. Tốc độ tức thời đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định. C. Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chuyển động D. Tốc độ tức thời là cách gọi khác của tốc độ trung bình.
  2. Câu 7. Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C; người thứ hai đi thẳng từ A đến C (Hình vẽ). Cả hai đều về đích cùng một lúc. Hãy chọn kết luận sai. A. Người thứ nhất đi được quãng đường 8 km. B. Độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai bằng nhau. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người thứ nhất bằng nhau. D. Độ dịch chuyển của người thứ nhất là 5,7 km, hướng 450 Đông – Bắc. Câu 8. Trạng thái đứng yên hay chuyển động của chiếc xe ôtô có tính tương đối vì chuyển động của ôtô A. được quan sát trong các hệ qui chiếu khác nhau. B. không ổn định, lúc đứng yên, lúc chuyển động. C. được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề. D. được quan sát ở các thời điểm khác nhau. Câu 9. Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều với dòng nước với vận tốc 10km/h đối với nước. Vận tốc của nước chảy đối với bờ là 2,5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ là: A. 12,5km/h B. 7,5 km/h C. 8,83km/h D. 5,25 km/h Câu 10. Chọn câu đúng. Những dụng cụ chính để đo tốc độ tức thời trung bình của viên bi gồm: A. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước thẳng. B. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước kẹp. C. Băng giấy, cổng quang điện, viên bi, máng và thước kẹp. D. Băng giấy, cổng quang điện, viên bi, máng và thước thẳng. Câu 11. Đơn vị của gia tốc là B. C. D. A.
  3. Câu 12. Một chất điểm chuyển động của một chất điếm dọc theo trục Ox có phương trình chuvển động là x = − 2t 2 + 5t + 10 (x tính bằng m ; t tính bằng s) thì chất điểm chuyển động A. nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 10 m/s. B. nhanh dần đều với gia tốc là a = 2 m/s2. C. chậm dần đều với gia tốc a = − 2 m/s2. D. chậm dần đều với vận tốc đầu là v0 = 5 m/s. Câu 13. Chọn câu đúng, để đo gia tốc rơi tự do trong phòng thí nghiệm, ta cần: A. Đo thời gian và quãng đường chuyển động của vật. B. Máy bắn tốc độ. C. Đồng hồ đo thời gian D. thước đo quãng đường Câu 14. Một học sinh tiến hành đo gia tốc rợi tự do tại phòng thí nghiệm theo hướng dẫn của Sách giáo khoa Vật Lí 10. Phép đo gia tốc rơi tự do học sinh này cho giá trị trung bình sau nhiều lần đo là = 9,7166667m/s2 với sai số tuyệt đối tương ứng là Δ = 0,0681212 m/s 2. Kết quả của phép đo được biễu diễn bằng A. g = 9,72 ± 0,069 m/s2 B. g = 9,7 ± 0,1 m/s2 C. g = 9,72 ± 0,07 m/s2 D. g = 9,715 ± 0,068 m/s2 Câu 15. Một vật được ném ngang từ độ cao h với vận tốc v 0 nào đó . Bỏ qua sức cản của không khí. Thời gian vật rơi đến mặt đất (t) là? A. B. C. D. Câu 16. Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có đặc điểm là hướng theo A. phương ngang, cùng chiều chuyển động. B. phương ngang, ngược chiều chuyển động C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. D. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Câu 17. Ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao của vật so với mặt đất là A. 50 m. B. 45 m. C. 75 m. D. 30 m.
  4. Câu 18. Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 20 m so với mặt đất. Tốc độ của đạn lúc vừa ra khỏi nòng súng là 300 m/s, lấy g = 10 m/s2. Điểm đạn rơi xuống cách điểm bắn theo phương ngang là A. 600 m. B. 360 m. C. 480 m. D. 180 m. Câu 19. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. B. Vật dừng lại ngay. C. Vật đổi hướng chuyển động. D. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. Câu 20. Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật III NewTon: A.FAB = -FBA B. C. FAB + FBA =0 D. Câu 21. Tác dụng vào vật có khối lượng 500g, đang đứng yên, một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 4 m/s2. Bỏ qua ma sát và các lực cản. Độ lớn của lực này là A. 20 N. B. 4 N. C. 2 N. D. 5 N. B. Câu 22: Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật A. cùng hướng với lực căng dây. B. cân bằng với lực căng dây. C. hợp với lực căng dây một góc 90°. D. bằng không. Câu 23: Ta biết công thức tính lực đẩy Archimedes là. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào? A. Thể tích toàn bộ vật. B. Thể tích chất lỏng. C. Thể tích phần chìm của vật. D. Thể tích phần nổi của vật. Câu 24: Một vật có khối lượng m = 8 kg. Gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2. Vật m hút Trái Đất với một lực bằng A. 5 N. B. 80 N. C. 40 N. D. 10 N. Câu 25. Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,5. Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng A. F = 45 N. B. F = 450N. C. F = 250N. D. F = 900N. Câu 26: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 2 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên quả cầu là: A. 2000N. B. 40N. C. 2500N. D. 20N.
  5. Câu 27. Một bóng đèn có khối lượng 250g được treo thẳng đứng vào trần nhà bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng. Lấy g = 9,8m/s2 .Tính độ lớn của lực căng. A. 9,8 N. B. 4,9 N. C. 2,45 N. D. 19,6 N. Câu 28: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào chìm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 29: (1 điểm). Một vận động viên điền kinh tăng tốc chạy nhanh dần đều từ 10,8km/h đến 18km/h trên quãng đường dài 100m. Tính gia tốc và thời gian vận động viên chạy trên quãng đường đó. Câu 30: (1 điểm) Một quả bóng có khối lượng 250g bay với vận tốc 86,4 km/h đến đập vuông góc với tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 10m/s. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,02s. Coi lực này là lực không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Lực của tường tác dụng lên quả bóng có độ lớn bằng bao nhiêu? Câu 31: (1 điểm) Hãy trình bày ứng dụng của sự tăng hay giảm sức cản không khí theo hình dạng của vật trong đời sống.
  6. a.Vận động viên xe đạp b. Máy bay tiêm kích ------ HẾT ------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2