intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn thi: VẬT LÝ 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Họ tên thí sinh: Mã đề thi 201 ……………………………………Số báo danh: …………….. PHẦN I. (4,5 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Bạn Quân đi học từ Nhà đến Trường 3km hết 10 phút, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy hết 8 phút. Độ lớn độ dịch chuyển của bạn Quân trong thời gian 18 phút trên bằng A. 0 km. B. 3 km. C. 2 km. D. 4 km. Câu 2: Chuyển động ném xiên có quỹ đạo dạng hình A. elíp. B. parabol. C. xoáy ốc. D. tròn. Câu 3: Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất, hòn sỏi rơi trong 1s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 4h xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong A. 4 s. B. 2s. C. 1s. D. 8s. Câu 4: Một vật chịu tác dụng của hai lực , . Nếu , có phương vuông góc thì hợp lực có độ lớn A. . B. . C. . D. . Câu 5: Khi nào vận tốc và tốc độ có độ lớn bằng nhau, khi vật chuyển A. thẳng và đổi chiều. B. thẳng theo một hướng. C. thẳng và đổi chiều hai lần. D. ném ngang Câu 6: Khi đo giá trị một đại lượng: A là kết quả đo, là giá trị trung bình kết quả, là sai số tuyệt đối. Đâu là cách viết kết quả đo đúng? A. A = A ∆A . B. A = A + ∆A . C. A = A − ∆A . D. A = A : ∆A . Câu 7: Trong cuộc thi kéo co thể thức mỗi đội có hai người. Trong trò chơi kéo co này thì đội A. thắng có thể kéo đội thua một lực lớn hơn và cũng có thể bé hơn. B. thắng kéo đội thua một lực bằng với đội thua kéo đội thắng. C. thắng kéo đội thua một lực lớn hơn. D. thua kéo đội thắng một lực bé hơn. Mã đề thi 201 - Trang 1/ 4
  2. Câu 8: Các vật trong các hình sau, trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát ? A. Hình 1. B. Hình 3. C. Hình 4. D. Hình 2. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lực căng xuất hiện trên sợi dây. A. Có phương trùng phương sợi dây. B. Hai lực ở hai đầu dây cùng chiều nhau. C. Đặt vào vật tiếp xúc với hai đầu dây. D. Hướng từ ngoài vào giữa sợi dây. Câu 10: Khi vật chuyển động chậm dần thì A. gia tốc và vận tốc cùng dấu. B. gia tốc luôn dương. C. gia tốc luôn âm. D. gia tốc và vận tốc ngược hướng. Câu 11: Ở cùng một độ cao h so với mặt đất, người ta đồng thời thả tự do viên bi A và ném viên bi B theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Vật A chuyển động nhanh hơn vật B. B. Vật B rơi xuống trước. C. Cả hai vật chạm đất cùng lúc. D. Vật A rơi xuống trước. Câu 12: Hình dưới là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của bốn vật chuyển động thẳng cùng hướng. Vật nào chuyển động với vận tốc lớn nhất ? A. Vật 1. B. Vật 4. C. Vật 2. D. Vật 3. Câu 13: Biển báo mang ý nghĩa gì? A. Lối thoát hiểm. B. Phải rời khỏi đây ngay. C. Lối đi vào phòng thí nghiệm. D. Phòng thực hành ở bên trái. Câu 14: Cho v là độ biến thiên của vận tốc trong thời gian t, công thức tính độ lớn gia tốc là A. v . B. . C. v. . D. . Câu 15: Để đảm bảo an toàn khi đi xe ôtô ta phải thắc dây an toàn lúc xe chuyển động nhằm mục đích A. chống tai nạn do quán tính gây ra khi xe dừng đột ngột. B. cho ta khỏi ngã về phía sau khi xe dừng lại. Mã đề thi 201 - Trang 2/ 4
  3. C. chống tai nạn do ma sát gây ra khi xe dừng lại đột ngột. D. cho ta khỏi lắc lư giúp cho xe di chuyển dễ dàng. Câu 16: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực , vật B cũng tác dụng lên vật A một lực . Theo định luật III Niu-tơn, biểu thức nào sau đây đúng? A. . B. . C. . D. . Câu 17: Ngày 27/2/1997, David Beckham thực hiện cú sút phá tung lưới Chelsea, khi đó tốc độ của cú dứt điểm đo được vào khoảng 156,64 km/h. Xem thời gian chân chạm bóng 0,015s, bóng có khối lượng 0,452kg. Hỏi lực của David Beckham tác dụng vào quả bóng gần giá trị nào sau đây ? A. 1967N. B. 1131N. C. 4720N. D. 1311N. Câu 18: Một vật đang chuyển động, đi đến đoạn đường các lực tác dụng lên vật có hợp lực bằng không thì vật A. dừng lại ngay. B. chuyển động chậm dần rồi dừng lại. C. chuyển động thẳng đều theo chiều ngược lại. D. tiếp tục chuyển động thẳng đều. PHẦN II. (2 điểm)Dạng câu hỏi Đúng-Sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. a) Trong 3s đầu vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. b) Từ 3s đến 5s vật đứng yên. c) Gia tốc chuyển động của vật trong 3s đầu là 2,33m/s2. d) Quãng đường vật đi được trong 3s đầu là 11m. Câu 2: Vật chịu tác dụng của hai lực như hình vẽ, lực F1=6N, F2=8N. Các nhận xét sau: a) Hợp lực của hai lực có độ lớn 10N. Mã đề thi 201 - Trang 3/ 4
  4. b) Vật chuyển động theo hướng Đông Bắc, hợp hướng Đông góc 370. c) Hợp lực của hai lực tuân theo quy tắc hình bình hành. d) Hợp lực của hai lực là F=F1+F2. PHẦN III.(0,5 điểm) Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Câu 1: Một máy bay chở hàng đang bay ngang ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng cứu trợ xuống một làng đang bị lũ lụt. Lấy g = 9,8 m/s 2. Bỏ qua sức cản của không khí. Biết vị trí máy bay thả theo phương ngang cách làng là 1000m. Để thả hàng đúng mục tiêu thì phi công điều chỉnh máy bay phải bay với vận tốc nhiêu m/s? Câu 2: Một quả cầu có khối lượng 0,3g được treo bằng một sợi dây nhẹ không giãn. Gió liên tục thổi và đẩy quả cầu theo phương ngang một lực làm cho phương sợi dây tạo với phương thẳng đứng một góc 300 và đang ở trạng thái cân bằng. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực của gió bằng x.10-3N . Giá trị của x bằng ( làm tròn sau dấu phẩy một chữ số thập phân) PHẦN IV: TỰ LUẬN (3 điểm). Câu 1 (1 điểm). Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 90m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Tính: a/ Thời gian chuyển động của vật. b/ Vận tốc của vật trước khi chạm đất. Câu 2(2 điểm): Một vật khối lượng 4kg đang đứng yên thì chịu một lực theo phương ngang làm nó chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt sàn có lực ma sát giữa vật và sàn 10N, sau 2 giây thì vật dịch chuyển được 3m. Lấy g=10m/s2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động hãy thực hiện các yêu cầu sau: a. Tính gia tốc của vật. b. Tính độ lớn lực tác dụng lên vật. c. Sau chuyển động trên mặt phẳng ngang thì lực ngừng tác dụng, do quán tính vật tiếp tục trượt lên mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng góc = 200 so phương ngang. Hỏi giữa vật và mặt phẳng nghiêng phải có hệ số ma sát là bao nhiêu để trong quá trình đi lên vật đi được 0,8m cuối trong 0,6s trước khi dừng lại trên mặt phẳng nghiêng (vẽ hình và phân tích lực tác dụng lên vật). -------------- HẾT --------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Mã đề thi 201 - Trang 4/ 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2