TRƯỜNG THCS YÊN LẠC KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Họ và tên: Môn: Vật Lý 6 Lớp: Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của giáo viên Câu 1. ( 2 điểm ) Lực là gì? Hai lực cân bằng là gì? nêu 2 ví dụ minh họa về hai lực cân bằng? Câu 2. (2,5 điểm ) Nêu cách đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ? Câu 3. (2 điểm) Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng? Dùng máy cơ đơn giản có lợi gì? Nêu 2 ví dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong đời sống? Câu 4. (2,5 điểm) Biết 2,4 tấn gạo có thể tích là 2 m3. a) Tính khối lượng riêng của gạo. b) Tính trọng lượng của 1,5 m3 gạo. c) Tính thể tích của 300 kg gạo. Câu 5. (1 điểm) Có một cái cân đồng hồ cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật, nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân? —— Hết ——- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1. (2đ) Lực là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác.(0.5đ) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. (0.5đ) Nêu 2 VD. (1đ) Câu 2. (2,5đ) Cách đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ: - Ước lượng thể tích cần đo. (0.5đ) - Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.(0.5đ) - Đặt bình chia độ thẳng đứng.(0.5đ) - Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.(0.5đ) - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.(0.5đ) Câu 3. (2,5đ) Các loại máy cơ đơn giản thường dùng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.(1đ) Dùng mặt phẳng nghiêng giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.(0.5đ) Nêu 2 VD.(0.5đ) Câu 4. (2,5đ) a) Đổi 2,4 tấn = 2400kg Khối lượng riêng của gạo là: = = = 1200 (kg/m3). (1đ) b) Trọng lượng riêng của gạo là: = 10. = 10.1200 = 12000 (N/m3)(0.5đ) Trọng lượng của 1,5 m3 gạo là: = . = 12000.1,5 = 18000 (N)(0.5đ) c) Thể tích của 300 kg gạo là: = = = 0.25 (m3) (0.5đ) Câu 5. (1đ) Đầu tiên ta đặt vật lên cân đồng hồ, xác định số chỉ trên cân đồng hồ. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chỉ đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân.