intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I VẬT LÝ 7. NĂM HỌC: 2021-2022 A.Lý thuyết 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật. Thế nào là hiện tượng Nhật- Nguyệt thực. 2. Nguồn sáng, vật sáng là gì. Cho ví dụ 3. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng: 4. Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. 5. Nguồn âm là gì? Đặc điểm của nguồn âm 6. Tần số là gì? Đơn vị tần số. Khi nào phát ra âm cao (bổng), âm thấp (trầm). 7. Biên độ dao động là gì? Khi nào phát ra âm to, âm nhỏ? 8. Âm truyền qua được môi trường nào, không truyền qua được môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đó. 9. Thế nào là âm phản xạ, tiếng vang là gì? 10. Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn. các biện pháp chông sô nhiễm tiếng ồn B. Bài tập: 1. Tính tần số dao động, tai có nghe được âm không? 2. Vận dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một vật đặt trước gương. 3. Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng. Tính góc tới, góc phản xạ, góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ 4. Vận dụng kiến thức âm học để giải thích hiện tượng, làm bài tập liên quan đến môi trường truyền âm, tiếng vang. Giáo viên Lê Thị Ngọc Sương
  2. ĐỀ KT HK1 MON LÝ TỔ :KHTN B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: VẬT LÍ LỚP 7 -Hình thức kiểm tra : 100% trắc nghiệm – gồm 30 câu ( mỗi câu 0,33 điểm) Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao đề TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ - Biết được ta nhìn thấy - Hiểu được khi nào -Dựng được ảnh các vật khi có ánh sáng xảy ra hiện tượng nhật của một vật đặt từ các vật đó truyền thực trước gương vào mắt ta. - Hiểu và phát biểu phẳng. - Biết được nguồn sáng được định luật truyền -Nêu được ví dụ là gì? vật sáng là gì? thẳng ánh sáng. về nguồn sáng và - Biết được tia tới, tia - Hiểu và phát biểu vật sáng. phản xạ, góc tới, góc được định luật phản - Xác định được CHƯƠNG phản xạ, pháp tuyến, xạ ánh sáng. tia tới, tia phản I:QUANG điểm tới trong định luật - Hiểu được đặc điểm xạ, góc tới, góc HỌC phản xạ ánh sáng. của ảnh của một vật phản xạ trong tạo bởi gương phẳng định luật phản xạ - Hiểu được sự giống ánh sáng. và khác nhau của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm. Số câu 7 5 3 15 Điểm 2,31 1,65 0,99 4,95 - Biết được nguồn âm - Hiểu được các vật -Chỉ ra được bộ - Giải CHƯƠNG là những vật phát ra âm phát ra âm đều dao phận dao động thích II:ÂM thanh. động. trong một số được các HỌC -Biết được tần số là gì? -Hiểu được âm cao nguồn âm. hiện Đơn vị, kí hiệu của tần (bổng) có tần số lớn, - Giải thích được tượng liên số. âm thấp (trầm) có tần một số hiện tượng quan đến
  3. - Bết được biên độ dao số nhỏ. liên quan đến môi phản xạ động là gì? kí hiệu, đơn -Hiểu được âm to có trường truyền âm. âm, vị độ to của âm. biên độ dao động lớn, tiếng - Biết được âm truyền âm nhỏ có biên độ dao vang. trong các chất rắn, động nhỏ. lỏng, khí và không - Hiểu được âm phản truyền trong chân xạ là gì? Khi nào ta không. nghe được tiếng - Biết được vật phàn xạ vang? âm tốt, vật phản xạ âm kém. - Biết được như thế nào là ô nhiễm tiếng ồn. Số câu 7 5 2 1 15 Điểm 2,31 1,65 0,66 0,4 4,95 Tổng câu 14 10 5 1 30 Tổng 4,62 3,3 1,65 0,4 10 điểm
  4. ĐỀ Câu 1: Mắt ta nhìn thấy một vật khi? a. Khi mắt ta hướng vào vật. b. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật. c. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta d. Khi giữa vật và mắt không có khoảng tối. Câu 2: Vật nào sau đây là nguồn sáng a. Bóng đèn c. Mặt Trăng b. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng d. Ngọn lửa đang cháy Câu 3: Trong trường hợp nào ánh sáng truyền theo đường thẳng? a. Trong môi trường trong suốt. b. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. c. Trong môi trường đồng tính. d. Trong môi trường trong suốt và đồng tính. Câu 4: Trong định luật phản xạ ánh sáng. Mối liên hệ giữa góc tới và góc phản xạ? a. Góc phản xạ bằng góc tới. c. Góc tới bằng 900 trừgóc phản xạ. b. Góc phản xạ bằng 900trừ góc tới. d. Góc phản xạ luôn nhỏ hơn góc tới Câu 5: Góc tới là góc hợp bởi? a. Tia tới và tia pháp tuyến b. Tia tới và mặt gương c. Tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới d. Tia phản xạ và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. Câu 6: Nguồn sáng là? a. Vật hắt lại ánh sáng truyền vào mắt ta b. Vật tự phát ra ánh sáng c. Bao nguồn vật tự phát ra ánh sáng và hắt lại ánh sáng truyền vào mắt ta d. Tất cả đều đúng Câu 7: Ta nhìn thấy cái bảng màu đen vì? a. Ánh sáng từ mắt truyền vào cái bảng màu đen b. Ánh sáng màu đen từ cái bảng truyền vào mắt ta
  5. c. Cái bảng màu đen đặt cạnh những vật sáng khác d. Ta không thể nhìn thấy cái bảng màu đen Câu 8: Ánh sáng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất là hiện tượng? a. Mưa bão c. Nguyệt thực b. Nhật thực d. Chiều tối Câu 9: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là? a. Ảnh thật, bằng với vật b. Ảnh ảo, bằng với vật c. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật d. Tùy vào vị trí đứng mà sẽ cho ảnh ảo hay ảnh thật Câu 10: Gương phẳng là gương có? a. Mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần hình cầu b. Mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu c. Mặt phản xạ là một phần của mặt phẳng d. Có hình dạng là một mặt phẳng. Câu 11: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất? a. Khoảng cách từ ảnh đến gương luôn bằng khoảng cách từ vật đến gương b. Khoảng cách từ ảnh đến gương luôn nhỏ hơn khoảng cách từ vật đến gương c. Ảnh tạo bởi gương phẳng luôn ngược chiều với vật d. Ảnh tạo bởi gương phẳng luôn cùng chiều với vật Câu 12: Chiếu tia tới lên một gương phẳng. Góc tới 500. Góc phản xạ bằng: a. 500` b.400 c. 1300 d. 900 Câu 13: Cây bút chì dài 30cm, đặt cách gương phẳng 20cm. Ảnh của nó cùng phương, ngược chiều với cây bút chì. Ngòi bút chì cách ảnh của nó? a. 50cm c. 40cm b. 20cm hoặc 50cm d. 40cm hoặc 100cm Câu 14: Chiếu tia tới lên một gương phẳng. Góc hợp bởi tia tới và mặt gương là 500. Muốn góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là 900 thì góc tới phải tăng thêm bao nhiêu độ?
  6. a. 450 b. 500 c.50 d. 900 Câu 15: Trong đêm yên tĩnh, khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra, ta còn nghe thấy một âm thanh khác như có người đang theo sát. Vì? a. Do ta bước đi nhanh b. Âm phản xạ của bước chân tạo ra từ bức tường cùng lúc với âm phát ra từ bước chân c. Do ta bước đi chậm d. Đó là tiếng vang của bước chân tạo ra từ các bức tường Câu 16: Đâu là nguồn âm là? a. Cái đàn ghi ta c. Cái trống trường em b. Con chim đang hót d. Tất cả các ý trên Câu 17: Tần số là? a. Độ lệch của vật dao động so với vị trí cân bằng b. Số lần dao động của vật c. Số dao động của vật trong một giây d. Độ to của âm. Câu 18: Ngưỡng to làm đau nhức tai là? a. 130Hz b. 130dB c. 120Hz d.120dB Câu 19: Trong lớp, học sinh nghe thầy giáo giảng bài thông qua môi trường truyền âm nào? a. Chất rắn. c. Không khí. b. Chất lỏng. d. Chân không Câu 20: Những vật nào sau hấp thụ âm kém? a. Cao su xốp c. Mặt đá hoa cương b. Tấm rèm d. Thảm bằng lông thú Câu 21: Vật phản xạ âm tốt là những vật có? a. Bề mặt ghồ ghề c. Vật cứng, bề mặt nhẵn, phẳng b. Bề mặt mềm, xốp d. Vật cứng có bề mặt xù xì, ghồ ghề Câu 22: Khi thổi sáo, tiếng sáo phát ra do? a. Ống sáo dao động c. Cây sáo dao động
  7. b. Cột không khí trong ống sáo dao động d. Tất cả đều đúng Câu 23: Gió thổi làm lá chuối dao động. Hãy chọn đáp án đúng. a. Lá chuối phát ra âm c. Lá chuối không phát ra âm b. Có thể phát ra âm hoặc không phát ra âm d. Tất cả đều sai. Câu 24: Vật phát ra âm cao khi nào? a. Khi vật dao động mạnh, tần số dao động lớn b. Vật dao động nhanh, tần số dao động lớn c. Vật dao động chậm, tần số dao động nhỏ d. Khi vật dao động yếu, tần số dao động lớn Câu 25: Âm phản xạ là? a. Âm truyền tới gặp mặt kính bị dội lại b. Âm truyền tới gặp mặt nước bị dội lại c. Âm truyền tới gặp mặt chắn bị dội lại d. Âm truyền xuống gặp đáy biển bị dội lại Câu 26: Vật phát ra âm to khi nào? a. Vật dao động mạnh, biên độ dao động lớn b. Vật dao động yếu, biên độ dao động nhỏ c. Vật dao động nhanh, biên độ dao động lớn d. Vật dao động chậm, biên độ dao động lớn Câu 27: Một vật trong 15 giây thực hiện 900 dao động. Tần số dao động của vật là? a. 15Hz b. 60Hz c. 15dB d. 60dB Câu 28: Hai người đứng ở vị trí A và B cách nhau 90m. Người tại Agõ một phát búa vào đường sắt, người đứng ở B áp tai xuống đường sắt để nghe thấy tiếng gõ. Hỏi sau bao lâu người đó nghe tiếng gõ.Biết vận tốc truyền âm trong sắt là 6000m/s. a. 0.15s b. 0.015s c. 15s d. 66.7s Câu 29. Những vật nào dưới đây phát ra âm mà tai người bình thường có thể cảm nhận được: a. Con lắc thực hiện được 100 dao động trong 1 phút
  8. b. Tàu dừa thực hiện được 30 dao động trong 1 phút c. Đôi cánh con gà trống thực hiện được 185 dao động trong 10 giây d. Lá thép đàn hồi thực hiện được 1200 dao động trong 20 giây Câu 30. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn a. Tiếng còi xe cứu hỏa b. Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá c. Tiếng ồn trẻ em làm ảnh hưởng cuộc nói chuyện của hai người lớn d. Tiếng trống trường em sau mỗi tiết học.
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM- ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Mỗi câu đúng được 0.33 điểm Câu 1c 2d 3d 4a 5c 6b 7c 8b 9b 10c 11a 12a 13d 14c 15d 16b 17c 18b 19c 20c 21c 22b 23a 24b 25c 26a 27b 28b 29d 30b Đáp án
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2