intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP Môn: VẬT LÍ - Lớp 9 Thời gian: …. phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:…………………………. Điểm: Nhận xét của giáo viên Họ và tên:……………………............... Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Em hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng (A hoặc B,C,D) trong các câu sau: Câu 1. Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai? A. I = U/R. B. I = U.R. C. R = U/I. D. U = I.R. Câu 2. Hãy sắp xếp theo thứ tự đơn vị của các đại lượng sau: Hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở. A. Ampe, ôm, vôn. B. Vôn, ôm, ampe. C. Vôn, ampe, ôm. D. Ôm, vôn, ampe. Câu 3. Trong mạch điện biến trở có tác dụng gì? A. Thay đổi hiệu điện thế. B. Thay đổi cường độ dòng điện. C. Đóng, cắt mạch điện. D. Thay đổi điện trở suất. Câu 4. Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên ba lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào? A. Tăng 3 lần. B. Không thể xác định chính xác được. C. Không thay đổi. D. giảm 3 lần. Câu 5. Đại lượng nào không thay đổi trên đoạn mạch mắc nối tiếp? A. Cường độ dòng điện. B. Công suất. C. Hiệu điện thế. D. Không có đại lượng nào. Câu 6. Trên một bóng đèn có ghi 220V - 75W. Thông tin nào sau đây là sai? A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 220V. B. Công suất định mức của bóng đèn là 75W. C. Khi bóng đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cứ trong mỗi giây, dòng điện sản ra một công bằng 75J. D. Điện trở suất của một bóng đèn 75W. Câu 7. Khi mắc điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là: A. 2 A. B. 0,5 A. C. 1,5 A. D. 1 A. Câu 8. Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn: A. Tăng gấp 6 lần. B. Tăng gấp 1,5 lần. C. Giảm đi 6 lần. D. Giảm đi 1,5 lần.
  2. Câu 9. Trong công thức tính công suất tỏa nhiệt Ρ =.R. Nếu tăng gấp đôi R và giảm cường độ dòng điện xuống 4 lần thì công suất: A. Giảm đi 8 lần. B. Giảm đi 2 lần. C. Tăng gấp 8 lần. D. Tăng gấp 2 lần. Câu 10. Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị nào? A. Máy phát điện. B. Rơ le điện tử. C. Làm la bàn điện. D. Bàn là điện. Câu 11. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào…. A. chiều của dòng điện qua dây dẫn. B. chiều của đường sức từ qua dây dẫn. C. chiều chuyển động của dây dẫn. D. chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. Câu 12. Theo quy tắc nắm tay phải thì ngón cái choãi ra chỉ…. A. chiều của lực điện từ. B. chiều của dòng điện. C. chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. D. chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây. Câu 13. Một cuộn dây dẫn sẽ hút chặt một kim nam châm khi: A. Có dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây. B. Có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây. C. Không có dòng điện nào chạy qua cuộn dây dẫn kín. D. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của thanh nam châm. Câu 14. Muốn cho một cái đinh thép trở thành một nam châm, ta làm như thế nào? A. Hơ đinh lên lửa. B. Lấy búa đập mạnh một nhát vào đinh. C. Dùng len cọ sát mạnh, nhiều lần vào đinh. D. Quệt mạnh một đầu đinh vào một cực của nam châm. Câu 15. Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là: A. Từ trường. B. Từ phổ. C. Đường sức từ. D. Cảm ứng điện từ. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2điểm) a) Phát biểu, viết hệ thức của định luật Jun-len-xơ và giải thích các đại lượng có trong hệ thức. b) Trình bày cấu tạo của nam châm điện? Để tăng từ tính của nam châm điện ta có thể làm như thế nào? Câu 2. (1điểm) Một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220v để đun sôi 2,5ℓ nước từ nhiệt độ ban đầu là C thì mất một thời gian là 14 phút 35 giây. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Câu 3. (2 điểm) a) Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
  3. b) Treo một thanh nam châm gần một ống dây (hình 30.1). Đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm? UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP CUỐI KÌ - NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn phương án đúng: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm) (3 câu đúng được 1,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C B A A D B A A B D C A D B II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 a) Định luật Jun-len-xơ được phát biểu như sau: Năng lượng tỏa 0,5 ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình (2 điểm) phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. * Hệ thức của định luật Ôm: 0,5 Trong đó: Q là nhiệt lượng (J). I là cường độ dòng điện chạy qua mạch (A). ṫ là thời gian (s). R là điện trở của dây dẫn (Ω). b) 0.5 - Cấu tạo của nam châm điện gồm cuộn dây dẫn trong có lõi sắt non. 0.5 - Cách làm tăng lực từ của nam châm điện: Tăng cường độ dòng điện chạy qua các cuộn dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
  4. 2 - Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là: 0.25 (1 điểm) = 4200.2,5.(100-20) =840000 J - Nhiệt lượng toàn phần là: 0.25 = p.t = 1000. (14.60 + 35) =875000 J - Hiệu suất của bếp là: 0.5 H = = 0.96 = 96% a) Quy tắc bàn tay phải được phát biểu: Nắm bàn tay phải, rồi 3 đặt sau cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua 1 (2 điểm) các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. b) Dùng quy tắc nắm tay phải xác định được chiều của từ trường 0.5 do ống dây gây ra có chiều đi ra ở đầu B, nên B là cực Bắc Khi đóng mạch điện nam châm bị hút vào ống dây. Vì đầu B là 0.5 cực Bắc nên hút cực S của nam châm bên ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2