intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Khởi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Khởi" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Khởi

  1. TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI KIỂM TRA CUỐI KÌ II. NH: 2022 - 2023 Tên: Môn: Công nghệ - 7 Lớp: TG: 45 phút (không kể phát đề) Mã đề: 01 Điểm: Lời phê: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7 điểm) (Thời gian làm bài 30 phút) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng: Câu 1. Đặc điểm cơ bản của nghề bác sĩ thú y là? A. Nghiên cứu về giống vật nuôi. B. Chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi. C. Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi. D. Nghiên cứu và tư vấn để cải tiến các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản. Câu 2. Đặc điểm cơ bản của nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản là? A. Nghiên cứu về giống vật nuôi. B. Chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi. C. Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi. D. Nghiên cứu và tư vấn để cải tiến các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản. Câu 3. Đặc điểm cơ bản của nghề nhà chăn nuôi là? A. Nghiên cứu về giống vật nuôi. B. Chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi. C. Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi. D. Nghiên cứu và tư vấn để cải tiến các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản. Câu 4. Tình huống: Bạn Quang có tính cẩn thận và rất yêu động vật. Quang mơ ước sau này sẽ nghiên cứu tạo ra các loại vaccine để phòng bệnh cho vật nuôi. Theo em, bạn Quang phù hợp với ngành nghề nào trong chăn nuôi? A. Nhân viên y tế. B. Bác sĩ điều dưỡng. C. Bác sĩ thú y. D. Kĩ sư chăn nuôi. Câu 5. Trong các giống bò sau, giống bò nào chuyên lấy sữa? A. Bò vàng Việt Nam. B. Bò Hà Lan. C. Bò Laisind. D. Bò 3B. Câu 6. Loài vật nuôi nào phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp? A. Gà, vịt, lợn. B. Trâu. C. Ong. D. Cừu, dê. Câu 7. Quy trình chăn nuôi gồm mấy bước? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Gà thả vườn xuất chuồng sau thời gian bao lâu? A. 2 tháng B. 3 tháng C. 3,5 – 4,5 tháng D. 5 tháng Câu 9. Nếu nhiệt độ trong chuồng úm thích hợp với nhu cầu của cơ thể thì gà con sẽ có biểu hiện nào sau đây? A. Chụm lại thành đám ở dưới đèn úm. B. Tản ra, tránh xa đèn úm. C. Phân bố đều trên sàn, ăn uống và đi lại bình thường. D. Chụm lại một phía trong chuồng. Câu 10. Tại sao cần xây dựng chuồng nuôi gà cách xa khu vực người ở? A. Dễ thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gà.
  2. B. Giữ vệ sinh môi trường sống cho con người. C. Có nguồn thức ăn, rau xanh bổ sung cho đàn gà. D. Có nguồn nước để vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống. Câu 11. Ý nào là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người? A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người. B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người. C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người. D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người. Câu 12. Nội dung nào không phải vai trò của thủy sản? A. Cung cấp thực phẩm cho con người. B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. C. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người. D. Tạo thêm công việc cho người lao động. Câu 13. Ngành thủy sản có bao nhiêu vai trò với nền kinh tế Việt Nam? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 14. Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam là? A. Thủy sản nước mặn. B. Thủy sản ngước lợ. C. Thủy sản nước ngọt. D. Thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Câu 15. Loại thuỷ sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, nước lợ? A. Cá lóc. B. Cá chép. C. Nghêu. D. Cá trắm cỏ. Câu 16. Loại cá nào sau đây sống trong môi trường nước ngọt? A. Cá mú. B. Cá basa. C. Cá bớp. D. Cá măng. Câu 17. Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra, cá ba sa để xuất khẩu? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng Nam Trung Bộ. D. Khu vực Tây Nguyên. Câu 18. Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản? A. Tôm. B. Cua đồng. C. Bò. D. Ốc. Câu 19. Ở các tỉnh sau, tỉnh nào nuôi tôm nhiều? A. Tỉnh Cà Mau. B. Tỉnh Tây Ninh. C. Tỉnh Lâm Đồng. D. Tỉnh Đồng Nai. Câu 20. Collagen được sản xuất từ nguyên liệu nào? A. Xương cá. B. Thịt cá. C. Da cá. D. Mỡ cá. Câu 21. Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước nuôi thủy sản có ảnh hưởng đến? A. Độ trong của nước. B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước. C. Nhiệt độ của nước. D. Muối hòa tan trong nước. Câu 22. Môi trường nước nuôi thủy sản có mấy đặc điểm chính? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất? A. Màu nâu đen. B. Màu cam vàng. C. Màu xanh nâu. D. Màu xanh lục hoặc vàng lục. Câu 24. Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu vàng cam? A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic. B. Chứa nhiều rong, rêu. C. Nước nhiễm phèn.
  3. D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, nhiều khí độc. Câu 25. Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu nâu đen? A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic. B. Chứa nhiều rong, rêu. C. Nước nhiễm phèn. D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, nhiều khí độc. Câu 26. Thức ăn tự nhiên là thức ăn: A. Có giá tiền cao. B. Có thành phần tổng hợp chất dinh dưỡng. C. Do con người cung cấp. D. Có sẵn trong môi trường nước. Câu 27. Thành phần khí oxygen trong nước thấp là do: A. Oxygen hòa tan vào nước nhiều. B. Có nhiều tạp chất phân hủy trong nước. C. Không có nguồn tạo khí oxygen nhiều như trên cạn. D. Cây xanh quang hợp trong nước. Câu 28. Thành phần khí carbon dioxide trong nước cao là do: A. Oxygen hòa tan vào nước nhiều. B. Có nhiều tạp chất phân hủy trong nước. C. Không có nguồn tạo khí oxygen nhiều như trên cạn. D. Cây xanh quang hợp trong nước. ----Hết phần trắc nghiệm---- Học sinh làm phần trắc nghiêm vào khung này (Mã: 01) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án II. TỰ LUẬN: (3 điểm) (Thời gian làm bài 15 phút) Câu 29. Theo em để đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi em cần làm gì? (2 điểm) Câu 30. Bạn A chuẩn bị nuôi gà thả vườn. Em hãy tư vấn bạn A biết các chi phí cần cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà thả vườn mà bạn dự định nuôi. (1 điểm) ----Hết phần tự luận----
  4. TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI KIỂM TRA CUỐI KÌ II. NH: 2022 - 2023 Tên: Môn: Công nghệ - 7 Lớp: TG: 45 phút (không kể phát đề) Mã đề: 02 Điểm: Lời phê: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7 điểm) (Thời gian làm bài 30 phút) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng: Câu 1. Thành phần khí carbon dioxide trong nước cao là do: A. Oxygen hòa tan vào nước nhiều. B. Cây xanh quang hợp trong nước. C. Không có nguồn tạo khí oxygen nhiều như trên cạn. D. Có nhiều tạp chất phân hủy trong nước. Câu 2. Thức ăn tự nhiên là thức ăn: A. Có sẵn trong môi trường nước. B. Có thành phần tổng hợp chất dinh dưỡng. C. Do con người cung cấp. D. Có giá tiền cao. Câu 3. Đặc điểm cơ bản của nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản là: A. Nghiên cứu về giống vật nuôi.. B. Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi. C. Chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi. D. Nghiên cứu và tư vấn để cải tiến các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản. Câu 4. Tình huống: Bạn Quang có tính cẩn thận và rất yêu động vật. Quang mơ ước sau này sẽ nghiên cứu tạo ra các loại vaccine để phòng bệnh cho vật nuôi. Theo em, bạn Quang phù hợp với ngành nghề nào trong chăn nuôi? A. Nhân viên y tế. B. Bác sĩ điều dưỡng. C. Kĩ sư chăn nuôi. D. Bác sĩ thú y. Câu 5. Loài vật nuôi nào phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp? A. Cừu, dê. B. Trâu. C. Ong. D. Gà, vịt, lợn. Câu 6. Gà thả vườn xuất chuồng sau thời gian bao lâu? A. 2 tháng B. 3 tháng C. 5 tháng D. 3,5 – 4,5 tháng Câu 7. Tại sao cần xây dựng chuồng nuôi gà cách xa khu vực người ở? A. Dễ thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gà. B. Có nguồn thức ăn, rau xanh bổ sung cho đàn gà. C. Giữ vệ sinh môi trường sống cho con người. D. Có nguồn nước để vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống. Câu 8. Nội dung nào không phải vai trò của thủy sản? A. Cung cấp thực phẩm cho con người. B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. C. Tạo thêm công việc cho người lao động. D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người. Câu 9. Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam là? A. Thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn B. Thủy sản ngước lợ C. Thủy sản nước ngọt D. Thủy sản nước mặn Câu 10. Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản?
  5. A. Tôm. B. Cua đồng. C. Ốc. D. Bò. Câu 11. Collagen được sản xuất từ nguyên liệu nào? A. Xương cá. B. Thịt cá. C. Mỡ cá. D. Da cá. Câu 12. Môi trường nước nuôi thủy sản có mấy đặc điểm chính? A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 13. Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu vàng cam? A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic. B. Nước nhiễm phèn. C. Chứa nhiều rong, rêu. D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, nhiều khí độc. Câu 14. Đặc điểm cơ bản của nghề bác sĩ thú y là? A. Chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi. B. Nghiên cứu về giống vật nuôi. C. Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi. D. Nghiên cứu và tư vấn để cải tiến các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản. Câu 15. Đặc điểm cơ bản của nghề nhà chăn nuôi là? A. Nghiên cứu về giống vật nuôi. B. Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi. C. Chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi. D. Nghiên cứu và tư vấn để cải tiến các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản. Câu 16. Trong các giống bò sau, giống bò nào chuyên lấy sữa? A. Bò vàng Việt Nam. B. Bò 3B. C. Bò Laisind. D. Bò Hà Lan. Câu 17. Quy trình chăn nuôi gồm mấy bước? A. 4 B. 3 C.2 D. 1 Câu 18. Nếu nhiệt độ trong chuồng úm thích hợp với nhu cầu của cơ thể thì gà con sẽ có biểu hiện nào sau đây? A. Chụm lại thành đám ở dưới đèn úm. B. Phân bố đều trên sàn, ăn uống và đi lại bình thường. C. Tản ra, tránh xa đèn úm. D. Chụm lại một phía trong chuồng. Câu 19. Ý nào là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người? A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người. B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người. C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người. D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người. Câu 20. Ngành thủy sản có bao nhiêu vai trò với nền kinh tế Việt Nam? A. 6 B. 5 C.4 D. 3 Câu 21. Loại thuỷ sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, nước lợ A. Cá lóc. B. Cá chép. C. Cá trắm cỏ. D. Nghêu. Câu 22. Loại cá nào sau đây sống trong môi trường nước ngọt? A. Cá mú. B. Cá bớp. C. Cá basa. D. Cá măng. Câu 23. Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra, cá ba sa để xuất khẩu? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Khu vực Tây Nguyên. C. Đồng bằng Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
  6. Câu 24. Ở các tỉnh sau, tỉnh nào nuôi tôm nhiều? A. Tỉnh Tây Ninh.. B. Tỉnh Cà Mau. C. Tỉnh Lâm Đồng. D. Tỉnh Đồng Nai. Câu 25. Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước nuôi thủy sản có ảnh hưởng đến? A. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước. B. Độ trong của nước. C. Nhiệt độ của nước. D. Muối hòa tan trong nước. Câu 26. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất? A. Màu nâu đen. B. Màu xanh lục hoặc vàng lục. C. Màu xanh nâu. D. Màu cam vàng. Câu 27. Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu nâu đen? A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic. B. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, nhiều khí độc. C. Nước nhiễm phèn. D. Chứa nhiều rong, rêu. Câu 28. Thành phần khí oxygen trong nước thấp là do: A. Oxygen hòa tan vào nước nhiều. B. Có nhiều tạp chất phân hủy trong nước. C. Cây xanh quang hợp trong nước. D. Không có nguồn tạo khí oxygen nhiều như trên cạn. ----Hết phần trắc nghiệm---- Học sinh làm phần trắc nghiêm vào khung này (Mã: 02) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án II. TỰ LUẬN: (3 điểm) (Thời gian làm bài 15 phút) Câu 29. Theo em để đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi em cần làm gì? (2 điểm) Câu 30. Bạn A chuẩn bị nuôi gà thả vườn. Em hãy tư vấn bạn A biết các chi phí cần cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà thả vườn mà bạn dự định nuôi. (1 điểm) ----Hết phần tự luận----
  7. ĐÁP ÁN - Môn: Công nghệ 7 I. TRẮC NGHIỆM: (7,0đ) mỗi câu đúng 0.25đ Mã đề: 01 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B D C D B A C C C B B C C D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C B B C A C B C D C D D C B Mã đề: 02 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D A D C D D C D A D D D B A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B D B B C B D C D B A B B D II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29. (2.0đ) Điểm - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của vật nuôi. Lắp đặt hầm 1.0 chứa khí biogas (khí sinh học) để xử lí chất thải trong chăn nuôi 1.0 - Cho vật nuôi ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và tiêm phòng vắcxin đầy đủ cho vật nuôi nhằm hạn chế xảy ra dịch bệnh. Câu 30. (1,0đ) - Vật liệu xây chuồng, dụng cụ nuôi dưỡng, con giống, thức ăn, thuốc thú y, công 1.0 chăm sóc, chi phí khác, ….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2