intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Tổ Tự Nhiên NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 3 trang) ĐỀ BÀI A. TRẮC NGHIỆM: (7.0 điểm) Khoanh tròn (O) vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất, nếu bỏ đáp án đã chọn thì gạch chéo vào ( ), nếu chọn lại đáp án đã bỏ thì tô đen vào vòng tròn đã gạch chéo (●) Câu 1: Chăn nuôi có vai trò nào dưới đây? A. Cung cấp lương thực để xuất khẩu. B. Cung cấp sức kéo cho nông nghiệp. C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất gỗ. D. Cung cấp củi đốt. Câu 2: Vật nuôi ngoại nhập nào dưới đây được nuôi nhiều ở nước ta? A. Lợn Landrace. B. Lợn Sóc. C. Lợn Ba Xuyên. D. Lợn Ỉ. Câu 3: Phương thức chăn nuôi nào mà vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, chỉ ăn các loại thức ăn do con người cung cấp? A. Nuôi bán công nghiệp. B. Nuôi bán chăn thả. B. Nuôi chăn thả tự do. D. Nuôi công nghiệp. Câu 4: Nhược điểm của phương thức chăn nuôi chăn thả tự do là gì? A. Mức đầu tư cao, kĩ thuật hiện đại. B. Mức đầu tư thấp, năng suất cao. C. Mức đầu tư thấp, dễ kiểm soát dịch bệnh. D. Năng suất chăn nuôi thấp, khó kiểm soát dịch bệnh. Câu 5: Đặc điểm cơ bản của nghề chọn tạo giống vật nuôi là A. nghiên cứu, chọn lọc và tạo ra các giống vật nuôi. B. thực hiện công việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ vật nuôi. C. thực hiện công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. D. thực hiện công việc phòng bệnh cho vật nuôi. Câu 6: Bạn Lụa ước mơ mở một phòng khám để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ vật nuôi. Theo em, bạn Lụa phù hợp với ngành nghề nào trong chăn nuôi? A. Nhà chăn nuôi. B. Kĩ sư chăn nuôi. C. Bác sĩ thú y. D. Nhà tạo giống vật nuôi. Câu 7: Công việc cơ bản của chăm sóc vật nuôi đực giống là A. tập ăn sớm các loại thức ăn. B. cho ăn lượng thức ăn phù hợp. C. cho vật nuôi vận động. D. cho vật nuôi ăn thức ăn giàu prôtêin. Câu 8: Khi chăm sóc heo nái đang mang thai, cần thực hiện công việc nào sau đây? A. Cho vật nuôi vận động thường xuyên, tiêm phòng. B. Cho ăn vừa đủ để không quá béo hoặc quá gầy. C. Cho ăn thức ăn có mức năng lượng và prôtêin cao. D. Vận động nhẹ nhàng, tiêm phòng. Câu 9: Điểm giống nhau giữa chăm sóc vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản là gì? A. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch.
  2. B. Cho vật nuôi ăn thức ăn đầy đủ và giàu prôtêin. C. Cho vật nuôi ăn thức ăn giàu khoáng chất và vitamin. D. Cho vật nuôi vận động và tiêm vaccine. Câu 10: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có vai trò gì? A. Phát triển kinh tế, cung cấp thực phẩm an toàn và bảo vệ môi trường. B. Tiêm phòng vaccine đầy đủ, vệ sinh khử khuẩn chuồng trại. C. Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. D. Không bán và mổ thịt vật nuôi bị bệnh, cung cấp thực phẩm an toàn. Câu 11: Để phòng bệnh cho vật nuôi chủ động và hiệu quả nhất nên làm gì? A. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại. B. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine. C. Cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. D. Cho vật nuôi vận động, tắm chải thường xuyên. Câu 12: Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi? A. Phát triển chăn nuôi ổn đinh. B. Cung cấp thực phẩm an toàn. C. Bảo vệ môi trường chăn nuôi. D. Vệ sinh thân thể vật nuôi. Câu 13: Nên làm việc nào sau đây để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi? A. Quản lý chất thải chăn nuôi. B. Vệ sinh thức ăn, nước uống trong chăn nuôi. C. Vệ sinh thân thể vật nuôi. D. Vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi. Câu 14: Vai trò nào dưới đây không phải của thuỷ sản? A. Cung cấp thực phẩm cho con người. B. Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến. C. Cung cấp lương thực cho con người. D. Tạo việc làm cho người lao động. Câu 15: Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế ở nước ta là: A. tôm hùm, tôm thẻ chân trắng, lợn ỉ. B. tôm sú, cá chẽm, cá tra. C. tôm sú, cá rô phi, dê. D. cá chép, nghêu, gà. Câu 16: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao gồm A. 2 bước. B. 3 bước. C. 4 bước. D. 5 bước. Câu 17: Kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi cá nước ngọt gồm A. 3 bước. B. 4 bước. C. 5 bước. D. 6 bước. Câu 18: Kĩ thuật chuẩn bị thả cá giống trong nuôi cá nước ngọt trong ao, cần quan tâm đến yếu tố nào dưới đây? A. Nguyên tắc ghép các loài cá. B. Cách cho cá ăn. C. Thời gian thu hoạch cá. D. Lượng thức ăn. Câu 19: Khi chăm sóc cá nước ngọt trong ao nên cho cá ăn vào thời gian nào? A. Khoảng 8 – 9 giờ sáng. B. Khoảng 9 – 11 giờ trưa. B. Khoảng 11 – 13 giờ. D. Khoảng 14 – 15 giờ. Câu 20: Phòng, trị bệnh cho cá nước ngọt khi nuôi cần sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Cho cá ăn nhiều thức ăn tinh. B. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi cá. C. Nâng cao sức đề kháng của cá. D. Cho cá ăn nhiều thức ăn khi thời tiết xấu.
  3. Câu 21: Người ta thường phòng, trị bệnh cho cá bằng cách nào dưới đây? A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá. B. Tiêm thuốc cho cá. C. Bôi thuốc cho cá. D. Cho cá uống thuốc. Câu 22: Vì sao khi chuẩn bị ao nuôi cá nước ngọt cần bón vôi? A. Để làm cạn nước ao. B. Để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh. C. Để đảm bảo thời vụ thả. D. Để đảm bảo mật độ thả. Câu 23: Vì sao nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn? A. Để tận dụng được không gian sống và nguồn thức ăn sẵn có. B. Để phòng tránh bệnh cho cá, tăng năng suất cá thu hoạch. C. Để cá khoẻ mạnh, phản ứng nhanh nhẹn với môi trường. D. Để cá khoẻ mạnh đều, nhanh cho thu hoạch. Câu 24: Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng? A. Thiếu thức ăn. B. Thiếu oxygen. C. Thiếu ánh sáng. D. Nhiệt độ thấp. Câu 25: Vì sao cần quản lí môi trường ao nuôi thuỷ sản? A. Tạo điều kiện để thực vật thuỷ sản phát triển. B. Tạo điều kiện cho các sinh vật mang mầm bệnh cho động vật thuỷ sản. C. Tạo điều kiện để tác nhân gây bệnh có thể tồn tại ngay trong ao nuôi. D. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của động vật thuỷ sản. Câu 26: Sắp xếp thứ tự các bước của hoạt động cải tạo ao nuôi 1. Phơi đáy ao khoảng 2 – 3 ngày 2. Làm cạn nước trong ao 3. Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 – 50 cm 4. Làm vệ sinh xung quanh ao, lấp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn 5. Bón vôi 6. Vét bớt bùn đáy ao A. 1 - 4 - 3 - 5 - 2 – 6 B. 1 - 2 - 6 - 5 - 3 - 4 C. 5 - 1 - 6 - 2 - 4 – 3 D. 5 - 4 - 1 - 6 - 2 - 3 Câu 27: Tôm, cá sau khi nuôi bao lâu thì có thể thu hoạch? A. Khoảng 1 – 3 tháng. B. Khoảng 4 – 8 tháng. C. Khảng 3 – 10 tháng. D. khảng 9 – 12 tháng. Câu 28: Khi nào tiến hành thu hoạch toàn bộ cá trong ao nuôi? A. Khi con to đạt tiêu chuẩn thu hoạch, con nhỏ nuôi tiếp. B. Khi phần lớn cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch. C. Khi giá cá ở thị trường địa phương cao. D. Khi thị trường có nhu cầu tiêu thụ cá tươi. B. TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Gia đình bạn Đông có một ao nuôi cá trắm cỏ. Đến vụ thu hoạch đầu tiên, bố bạn Đông chỉ thu hoạch những con cá trắm cỏ trên 1,5kg, còn những con dưới 1,5kg được bố bạn Đông thả lại để nuôi tiếp. Theo em bố bạn Đông thu hoạch cá theo phương pháp nào? Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp đó? Câu 2 (1.0 điểm): Gia đình bạn Vân dự định nuôi cá chép trong ao nhưng còn phân vân vì chưa biết lập kế hoạch cho việc nuôi cá chép trong ao gồm những bước nào. Em hãy nêu các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá chép trong ao cho gia đình bạn Vân. ---HẾT---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2