intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: CÔNG NGHỆ. LỚP 7 % Mức độ nhận thức Tổng tổng điểm stt Nội dung Đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH kiến thức Số Câu Số Câu Số Câu Số Câu TN TL CH CH CH CH 1 Giới thiệu Vai trò, triển vọng của 1 C1 1 về chăn chăn nuôi. nuôi. Vật nuôi. 1 C2 1 10.0 Một số phương thức 1 C3 1 chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam. 2 Nuôi Vai trò của nuôi dưỡng 1 C4 1 dưỡng và và chăm sóc vật nuôi. 6,7 chăm sóc Nuôi dưỡng và chăm 1 C5 1 vật nuôi. sóc vật nuôi non. 3 Phòng và Một số biện pháp phòng, 1 C6 1 trị bệnh trị bệnh cho vật nuôi. 3,3 cho vật nuôi. 4 Chăn Thức ăn và cho ăn 1 C7 1 nuôi gà Chăm sóc cho gà 1 C8 1 thịt trong 10.0 nông hộ. Một số bệnh phổ biến ở 1 C9 1 gà. 5 Giới thiệu Vai trò của thủy sản. 1 C10 1 về thủy Một số loài thủy sản có 1 C11 1
  2. sản giá trị kinh tế cao. 33.3 Khai thác và bảo vệ 1 C12 1 C16 1 1 nguồn lợi thủy sản. Bảo vệ môi trường nuôi 1 C13 1 thủy sản. 6 Nuôi cá Chuẩn bị ao nuôi và cá 1 C14 1 C17 1 1 ao giống. Chăm sóc và phòng, trị 1 C18 1 36,7 bệnh cho cá. Thu hoạch cá nuôi trong 1 C15 1 ao. Tổng 12 (TN) 4 (3TN+1TL) 1 (TL) 1 (TL) 15 3 100 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 50 50 100 Tỉ lệ chung (%) 70 30 100 Ghi chú: - Từ stt 1-4 đã ra GK2 nên cuối kì 2 chiếm 30% (3,0 điểm); từ stt 5-6 chiếm 70% (7,0 điểm). - Đề gồm 18 câu (15TN + 3TL) - Tỉ lệ điểm: Nhận biết : Thông hiểu : Vận dụng : Vận dụng cao = 4:3:2:1
  3. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: CÔNG NGHỆ. LỚP 7 Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội dung thức tt kiến Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức dụng biết hiểu dụng cao 1 Giới 1.1. Vai trò, Nhận biết: thiệu về triển vọng - Trình bày được vai trò của của chăn nuôi. 1(C1) chăn của chăn Thông hiểu: nuôi. nuôi. - Nêu được những lợi ích của chăn nuôi công nghệ cao. 1.2. Vật nuôi. Nhận biết: - Nhận biết được một số vật nuôi phổ biến và các loại vật nuôi 1(C2) đặc trưng của một số vùng miền ở nước ta. 1.3. Một số Nhận biết: phương thức - Nêu được một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta. chăn nuôi phổ Thông hiểu: biến ở Việt - Nêu được ưu, nhược điểm của các phương thức chăn nuôi phổ 1(C3) Nam. biến ở nước ta. Vận dụng: - Đề xuất được phương thức chăn nuôi phù hợp ở gia đình hoặc địa phương em. 1.4. Một số Thông hiểu: ngành nghề - Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến phổ biến trong chăn nuôi. trong chăn Vận dụng: nuôi. -Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi. 1.5. Một số Nhận biết: biện pháp bảo- - Trình bày được một số biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn vệ môi trường nuôi.
  4. trong chăn- Thông hiểu: nuôi. - Hiểu được những biện pháp nên hay không nên làm để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. 2 Nuôi 2.1. Vai trò của Nhận biết: dưỡng nuôi dưỡng và - Nêu được vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. 1(C4) và chăm chăm sóc vật sóc vật nuôi. nuôi. 2.2. Nuôi dưỡng Nhận biết: và chăm sóc vật - Nhận biết được các đặc điểm chung của vật nuôi non. nuôi non. Thông hiểu: - Trình bày được những biện pháp cần chú ý trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non. - Nêu được điểm khác nhau giữa: vật nuôi non với vật nuôi trưởng thành; Thức ăn và cách chăm sóc giữa vật nuôi non với vật nuôi 1(C5) trưởng thành. Vận dụng: - Đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non. 2.3. Nuôi dưỡng Nhận biết: và chăm sóc vật - Trình bày được những biện pháp cần chú ý trong quá trình nuôi nuôi đực giống. dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống. Vận dụng: - Đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống. 2.4. Nuôi dưỡng Nhận biết: và chăm sóc vật - Nêu được ý nghĩa và biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi nuôi cái sinh sản. cái sinh sản. Vận dụng: - Đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản. 3 Phòng và 3.1. Vai trò của Nhận biết:
  5. trị bệnh phòng, trị bệnh - Trình bày được vai trò của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi. cho vật cho vật nuôi. nuôi. 3.2. Một số Nhận biết: nguyên nhân gây - Nêu được nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi. bệnh cho vật Vận dụng: nuôi. - Giải thích được: Tại sao bệnh do vi sinh vật lại nguy hiểm. 3.3. Một số biện Nhận biết: pháp phòng, trị - Nêu được các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. 1(C6) bệnh cho vật - Kể tên được một số biện pháp trị bệnh cho vật nuôi. nuôi. Thông hiểu: - Nêu được ý nghĩa của biện pháp phẫu thuật và dùng thuốc để trị bệnh cho vật nuôi. - Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả. Vận dụng: - Giải thích được phương châm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. - Đề xuất những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. 4 Chăn 4.1. Chuồng Nhận biết: nuôi gà nuôi. - Trình bày được tiêu chuẩn kĩ thuật của chuồng nuôi gà thịt trong thịt nông hộ. trong - Nêu được vai trò của lớp độn chuồng và lớp sàn thoáng của nông hộ. chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ. 4.2. Thức ăn và Nhận biết: cho ăn. - Nêu được nguyên tắc cho gà ăn ở các lứa tuổi khác nhau. 1(C7) Thông hiểu: - Nhận biết được các loại thức ăn, thành phần dinh dưỡng trong các loại thức ăn cho gà thịt. Vận dụng: - Đề xuất bốn loại nguyên liệu (thuộc bốn nhóm dinh dưỡng) sẵn có trong gia đình, địa phương em phù hợp để làm thức ăn cho gà.
  6. 4.3. Chăm sóc Nhận biết: cho gà. - Nêu được đặc điểm sinh lí của gà con. 1(C8) Thông hiểu: - Trình bày được cách chăm sóc gà phù hợp với từng giai đoạn. 4.4. Phòng, trị Nhận biết: bệnh cho gà. - Nêu được các nguyên tắc cơ bản trong phòng, trị bệnh cho gà. Thông hiểu: - Giải thích vì sao trong phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện tốt nguyên tắc phòng là chính. 4.5. Một số bệnh Nhận biết: phổ biến ở gà. - Nhận biết được một số bệnh phổ biến ở gà. 1(C9) Thông hiểu: - Trình bày được các biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh cho gà. 5 Giới 5.1. Vai trò của Nhận biết: thiệu về thủy sản. - Nhận biết được các vai trò của thủy sản. 1(C10) thủy sản Thông hiểu: - Trình bày được vai trò của thủy sản. 5.2. Một số loài Thông hiểu: thủy sản có giá - Kể tên được một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta. 1(C11) trị kinh tế cao. 5.3. Khai thác và Nhận biết: bảo vệ nguồn lợi - Biết được một số biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy 1(C12) thủy sản. sản. Thông hiểu: - Nêu được ý nghĩa của việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy 1(C16) sản. 5.4. Bảo vệ môi Nhận biết: trường nuôi thủy - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. 1(C13) sản. 6 Nuôi cá 6.1. Chuẩn bị ao Nhận biết:
  7. ao nuôi và cá giống. - Biết được cách thức chuẩn bị ao nuôi cá, tùy theo từng loại ao: ao đất, ao xây, ao lót bạt, ao mới hay ao đã nuôi cá. - Biết cách chọn con giống tốt. 1(C14) Thông hiểu: - Phân biệt được các loại ao nuôi cá. - Sắp xếp được các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá. Vận dụng: - Giải thích được tác dụng của các việc làm khi chuẩn bị ao nuôi. 1(C17) 6.2. Chăm sóc và Thông hiểu: phòng, trị bệnh - Nêu được các kiến thức về chăm sóc và phòng, trị bệnh cho cá cho cá. để nuôi cá đạt hiệu quả cao. Vận dụng cao: - Quan sát được dấu hiệu cá bị bệnh, màu nước ao nuôi cá và đề ra 1(C18) cách xử lí nước ao hoặc một số bệnh thông thường của cá. 6.3. Thu hoạch Nhận biết: cá nuôi trong ao. - Biết được các hình thức thu hoạch cá trong ao. 1(C15) Vận dụng: - Đề xuất thời điểm thu hoạch cá phù hợp. 6.4. Đo nhiệt độ Thông hiểu: và độ trong của - Nêu được các dụng cụ và vật liệu để tiến hành đo nhiệt độ và độ nước ao nuôi. trong của nước ao nuôi. - Nêu được các bước tiến hành đo nhiệt độ và độ trong của nước ao nuôi. Vận dụng: - HS đo được nhiệt độ và độ trong của nước ao nuôi. 7 Tổng 12 4 1 1
  8. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẠI LỘC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI SƠN Môn: Công nghệ – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy làm bài. Ví dụ: 1 – A, 2 – B, … Câu 1. Đâu không phải là một vai trò của chăn nuôi? A. Cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người. B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến. C. Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho trồng trọt. D. Phát triển chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi bền vững. Câu 2. Gà Đông Tảo có đôi chân to và thô, thịt thơm ngon có nguồn gốc ở đâu? A. Các tỉnh miền Trung. B. Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. C. Các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên. D. Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Câu 3. So với chăn nuôi nông hộ thì chăn nuôi trang trại có ưu điểm nào? A. Có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh, ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. B. Có chi phí đầu tư chuồng trại thấp, cho năng suất chăn nuôi cao. C. Do số lượng nuôi lớn nên việc xử lí chất thải chưa tốt làm ảnh hưởng đến môi trường. D. Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt nên tốt kém chi phí vận chuyển và chăm sóc vật nuôi. Câu 4. Đâu là phát biểu không đúng về vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi? A. Giúp vât khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật. B. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi không có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi. C. Giúp vật nuôi sống thoải mái, khỏe mạnh và cho nhiều sản phẩm chăn nuôi nhất. D. Giúp vật nuôi cho nhiều sản phẩm chất lượng cao, người chăn nuôi có lãi. Câu 5. Thức ăn của vật nuôi non có điểm gì khác với vật nuôi trưởng thành? A. Lượng thức ăn nhiều hơn, kích thước thức ăn tùy ý. B. Thức ăn chủ yếu là chất béo, tinh bôt. C. Lượng thức ăn ít hơn, thức ăn mềm, kích thước phù hợp và chế biến ngon hơn. D. Kích thước thức ăn nhỏ dễ tiêu hóa, lượng thức ăn nhiều hơn, chứa nhiều chất xơ. Câu 6. Đâu là một biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi? A. Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định, chăm sóc chu đáo. B. Cho vật nuôi ăn uống tự do, không nên cho vật nuôi tập ăn sớm. C. Có thể cho vật nuôi khỏe mạnh và vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh ở chung. D. Nên cho vật nuôi tắm nắng vào buổi trưa và thu gom chất thải khi rảnh. Câu 7. Gà từ một đến ba tháng tuổi cần cho ăn mấy lần trong một ngày? A. Cho ăn tự do, thức ăn luôn có trong máng. B. 3 đến 4 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-4 giờ. C. 1 đến 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 7- 10 giờ. D. 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Câu 8. Giai đoạn từ khi gà mới nở đến một tháng tuổi có đặc điểm gì? A. Gà rất khỏe mạnh, ăn rất khỏe. B. Gà còn rất yếu, sức đề kháng kém, rất sợ lạnh và rất dễ bị bệnh. C. Gà cần vận động ở vườn hoặc ở đồi. D. Khả năng điều tiết thân nhiệt tốt nên không bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Câu 9. Bệnh do virus cúm gia cầm gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và có thể gây bệnh cho con người là bệnh nào ở gà?
  9. A. Bệnh cúm gia cầm. B. Bệnh tiêu chảy. C. Bệnh dịch tả. D. Bệnh ho gà. Câu 10. Đâu không phải là một vai trò của thủy sản? A. Cung cấp nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người. B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. C. Cung cấp nguồn lương thực chính cho con người. D. Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi; tạo thêm việc làm cho người lao động. Câu 11. Nhóm thủy sản nào sau đây có giá trị kinh tế cao? A. Tôm hùm, hến, cá rô phi, cua đồng. B. Cá cơm, tôm thẻ chân trắng, cá trê. C. Tôm hùm, cá song, cá tra, cá lăng. D. Cá lăng, cá chuồng, cá cơm bạc, cua đồng. Câu 12. Đâu là biện pháp khai thác thủy sản hợp lí? A. Đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt vào mùa tôm, cá sinh sản. B. Dùng kích điện để đánh bắt thủy sản. C. Dùng thuốc nổ để đánh bắt trên quy mô rộng. D. Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt vào mùa sinh sản, mở rộng vùng khai thác xa bờ. Câu 13. Việc nào không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản? A. Quản lí tốt chất thải, nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. B. Tăng cường áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. C. Tăng cường sử dụng kháng sinh, hóa chất trong việc trị bệnh cho thủy sản và xử lí môi trường. D. Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Câu 14. Cá giống tốt có đặc điểm nào sau đây? A. Con giống có kích cỡ càng lớn càng tốt, màu sắc tươi sáng. B. Con giống đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn, có kích cỡ phù hợp. C. Con giống không cần đồng đều, chỉ cần khỏe mạnh. D. Con giống phản ứng nhanh nhẹn, kích cỡ càng nhỏ càng tốt. Câu 15. Khi đa số cá trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành bơm, tháo cạn bớt 1/3 lượng nước, dùng lưới kéo từ 2 đến 3 mẻ vào các thời điểm mát trong ngày, … là hình thức thu hoạch nào? A. Thu tỉa B. Thu tạm thời C. Thu theo đợt D. Thu toàn bộ. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 16. (2,0 điểm) Nêu ý nghĩa của việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Câu 17. (2,0 điểm) Trong công tác chuẩn bị ao nuôi cá. Khi vệ sinh đáy ao người ta thường tiến hành rắc vôi bột từ 7 đến 10 kg/100m2 đáy ao rồi phơi đáy ao. Theo em việc làm đó có tác dụng gì? Câu 18. (1,0 điểm) Theo em vào những ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao nuôi cá bị bẩn cần phải làm gì khi cho cá ăn? Giải thích việc làm đó. …………. Hết ………….
  10. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm). Trả lời đúng 1 câu 0,33 điểm; đúng 2 câu 0,67 điểm; đúng 3 câu 1,00 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/ÁN D B A B C A B B A C C D C B D II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 16 - Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí có ý nghĩa: Đủ 3 ý + Giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. 2,0 điểm + Đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. + Giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế biển vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. 17 - Có tác dụng: Đủ 3 ý + Hạ phèn, giảm phèn đáy ao, ngăn ngừa nhiễm phèn, xì phèn khi cấp nước vào ao. 2,0 điểm + Diệt tạp, trừ mầm bệnh, vi khuẩn có hại còn tồn tại trong ao từ vụ nuôi trước. + Tăng độ pH của đất đáy ao, từ đó giải phóng phốt pho trong trầm tích giúp cho các sinh vật phù du phát triển, tạo nguồn thức ăn cho tôm cá. 18 - Cần phải giảm lượng thức ăn cho cá vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị 0,25 bẩn. - Giải thích: Do các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột khiến cá bị sốc, ngộ độc, 0,75 giảm sức đề kháng và nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nếu giữ nguyên lượng thức ăn thì sẽ dẫn đến cá trong ao không sử dựng thức ăn triệt để càng làm ô nhiễm thêm môi trường nước, từ đó cá bị mắc bệnh và chết hàng loạt. Ghi chú: Đối với HSKT yêu cầu cũng giống như HS bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2