intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN CÔNG NGHỆ, LỚP 7 TT Nội Đơn vị kiến Mức độ nhận thức Tổng Tổng dung thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH điểm kiến cao thức TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Mở đầu 1.1. Vai trò, về chăn triển vọng của 1 1 0 0,25 nuôi chăn nuôi 1.2. Các loại vật nuôi đặc 1 1 0 0,25 trưng ở nước ta 1.3 Một số phương thức 1 1 2 0 0,5 chăn nuôi ở Việt Nam 1.4. Ngành nghề trong 1 1 2 0 0,5 chăn nuôi
  2. 1.5. Bảo vệ môi trường 1 1 2 0 0,5 trong chăn nuôi 2 Nuôi 2.1 Kĩ thuật dưỡng, nuôi dưỡng 2 1 1 4 0 1,0 chăm và chăm sóc vật nuôi. sóc và 2.2 Kĩ thuật phòng, chăn nuôi gà 2 1 2,5 trị bệnh thịt thả vườn. 2 1 cho vật 2,0đ nuôi Nuôi 3.1 Giới thiệu 1 3 thuỷ ngành thuỷ 2 1 4 1 2,0 sản 1,0đ sản 3.3 Bảo vệ môi trường và 1 2 1 2,5 2 1 nguồn lợi 2,0đ thuỷ sản. Tổng 3,0 1,0 1.0 2,0 0 2,0 1,0 0 20 3 10,0 Tỉ lệ (%) 40% 30% 20% 10% 100%
  3. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP: 7, THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút Số ý TL/số câu Số ý TL/số câu ST Đơn vị kiến Mức độ cần kiểm tra, hỏi TN hỏi TN Nội dung T thức đánh giá TL (số TN (số TL (số TN (số ý) ý) ý) ý) Nhận biết: 1.1. Vai trò, - Trình bày được vai trò của chăn nuôi đối triển vọng của với đời sống con người và nền kinh tế. 1 C1 chăn nuôi - Nêu được triển vọng của chăn nuôi ở Việt nam Nhận biết: - Nhận biết được một số vật nuôi được nuôi nhiều ở nước ta (gia súc, gia cầm…). - Nhận biết được một số vật nuôi đặc trưng Nội dung vùng miền ở nước ta (gia súc, gia cầm…). 1: Mở 1.2. Các loại vật Thông hiểu: đầu về nuôi đặc trưng ở - So sánh được các đặc điểm cơ bản của chăn nuôi nước ta các loại vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta. 1 Vận dụng cao: Tìm hiểu các địa phương có các vật nuôi 1 C2 đặc trưng ở nước ta Nhận biết: 1.3. Phương - Nêu được các phương thức chăn nuôi 1 C3 thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta. Thông hiểu:
  4. - Nêu được ưu và nhược điểm của các 1 C4 phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam. Vận dụng cao: - Đề xuất được phương thức chăn nuôi lợn phổ biến hiện nay ở nước ta. Nhận biết: - Trình bày được đặc điểm cơ bản của một 1 C5 số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi. 1.4. Ngành Thông hiểu: nghề trong chăn - Nhận thức được sở thích và sự phù hợp 1 C6 nuôi của bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi Nhận biết: - Nêu được vai trò việc vệ sinh chuồng trại 1 C7 1.5. Bảo vệ môi trong chăn nuôi. trường trong Thông hiểu: chăn nuôi - Nêu được những việc nên làm và không nên làm đề bảo vệ môi trường trong chăn 1 C8 nuôi. 2 Nhận biết: 2.1. Nuôi dưỡng, - Trình bày được vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật chăm sóc vật nuôi. 1 C9 nuôi
  5. Nuôi - Nêu được các công việc cơ bản trong nuôi dưỡng, dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực 1 C10 chăm sóc giống, vật nuôi cái sinh sản. và phòng, Thông hiểu: trị bệnh - Trình bày được kĩ thuật nuôi, chăm sóc cho cho vật một loại vật nuôi phổ biến. nuôi - So sánh được kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm 1 C11 sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản. Vận dụng cao: Vận dụng thực tế, chăm sóc vật nuôi theo 1 C12 từng giai đoạn phù hợp. Nhận biết: Nêu được các yêu cầu về chuồng nuôi,thức C13 ăn và cách cho gà ăn khi nuôi gà trong hộ gia 2 C14 đình Thông hiểu: Trình bày được cách chăm sóc gà theo từng 1 C21 giai đoạn sinh trưởng. 2.3. Chăn nuôi gà Trình bày được các bệnh thường gặp ở gà và thịt trong hộ biểu hiện Vận dụng: Giải thích được các lý do về việc xây dựng chuồng nuôi gà, cách phòng tránh bệnh ở gà Vận dụng cao: biết giải thích các vấn đề khi nuôi gà tại nhà và phòng trị bệnh cho gà
  6. 3 Nhận biết: - Trình bày được vai trò của thuỷ sản; 2 C15 3.1. Giới thiệu - Nhận biết được một số thuỷ sản có giá C16 1 C22a trị kinh tế cao ở nước ta. ngành thuỷ sản Vận dụng cao Tìm hiểu một số sản phẩm được chế biêt 1 C17 từ thuỷ sản Nhận biết: Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ 2 C18 sản. C19 Thông hiểu: Thuỷ sản Giải thích được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi 3.2. Bảo vệ môi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản. trường và nguồn Vận dụng lợi thuỷ sản Đề xuất các biện pháp để bảo vệ môi 1 C22b trường và nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương Vận dụng cao: 1 C20 Đề xuất được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản của địa phương
  7. PHÒNG GD & ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÃ ĐỀ A MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian: 45 phút (Không kể phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò? A. Trứng. B. Thịt. C. Sữa D. Da Câu 2: Gà Đông Tảo có xuất xứ ở địa phương nào sau đây? A. Văn Lâm - Hưng Yên. B. Khoái Châu - Hưng Yên. C. Tiên Lữ - Hưng Yên D. Văn Giang - Hưng Yên. Câu 3: Có mấy phương thức chăn nuôi ở nước ta ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Đâu là đặc điểm của chăn nuôi nông hộ? A. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi lớn. B. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít. C. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng nhiều. D. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng ít Câu 5: Đâu là ngành nghề trong chăn nuôi? A. Kĩ sư chăn nuôi B. Bác sĩ thú y C. Kĩ sư trồng trọt D. Cả A và B đúng Câu 6: . Nếu từ nhỏ em rất thích chăm sóc chó, mèo và sơ cứu khi nó bị thương thì em có thể phù hợp với nghề nào? A. Làm nông B. Nuôi bò C. Bác sĩ thú y D. Nuôi cá Câu 7: Hoạt động nào trong chăn nuôi dưới đây có thể gây ô nhiễm môi trường? A. Xây hầm biogas B. Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. C. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ. D. Thả rông vật nuôi Câu 8: Vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi không nhằm mục đích A. Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi C. Nâng cao năng suất chăn nuôi. D. Giảm chi phí nuôi Câu 9: Gia súc cái trải qua mấy giai đoạn? A. 1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 10: Khi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt thì vật nuôi sẽ như thế nào? A. Khoẻ mạnh, lớn nhanh. B. Nhiều bệnh tật. C. Giảm sức đề kháng. D. Cho ít sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) Câu 11: Trong các cách cho đực giống ăn sau đây, cách nào là đúng? A. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm B. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu lipid. C. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
  8. D. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất lipid. Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là việc chính trong chăm sóc vật nuôi đực giống? A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày B. Cho con vật vận động. C. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh. D. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch Câu 13: Nếu nhiệt độ trong chuồng úm thích hợp với nhu cầu của cơ thể thì gà con sẽ có biểu hiện nào sau đây? A. Chụm lại thành đám ở dưới đèn úm B. Tản ra, tránh xa đèn úm. C. Phân bố đều, đi lại bình thường. D. Chụm một phía trong quây Câu 14: Gà dưới 1 tháng tuổi thì cần cho ăn loại thức ăn? A. Giàu đạm B. Giàu chất béo C. Giàu chất khoáng D.Giàu vitamin Câu 15: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của ngành thủy sản: A. Cung cấp thực phẩm cho con người. B. Tạo việc làm cho người lao động C. Xuất khẩu thủy sản D. Làm phân bón Câu 16: Trong các loài cá sau, loài nào có giá trị kinh tế cao ở nước ta? A. Cá rô phi B. Cá diêu hồng C. Cá tra D. Cá trích Câu 17: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản? A. Ruốc cá hồi B. Xúc xích. C. Cá hộp. D. Tôm nõn Câu 18: Đâu không phải biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản? A. Thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái. B. Khai thác tối đa các loài thuỷ sản quý hiếm. C. Nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những phương tiện có tính chất huỷ diệt. D. Cần có kế hoạch thả các loại thuỷ sản quý hiếm vào các ao, hồ tự nhiên. Câu 19: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định? A. Sử dụng thuốc nổ. B. Sử dụng kích điện. C. Khai thác trong mùa sinh sản. D. Sử dụng lưới có mắt lưới cho phép. Câu 20: Đâu là việc không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản A. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nuôi trồng thủy sản B. Sử dụng kháng sinh, hóa chất C. Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học D. Xử lý chất thải đúng quy trình, quy định. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21: (2,0 điểm) Trình bày kỹ thuật chăm sóc gà giai đoạn từ khi gà mới nở đến 1 tháng tuổi. Câu 22: (3,0 điểm) a/ (1,0 điểm) Kể tên 4 loài thuỷ sản có gia trị kinh tế cao b/ (2,0 điểm) Em hãy đề xuất các biện pháp để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hiệu quả tại các vùng ven biển Tỉnh Quảng Nam. ……………………………………….HẾT……………………………………………… (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  9. PHÒNG GD & ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÃ ĐỀ B MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian: 45 phút (Không kể phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của gà? A. Trứng. B. Thịt. C. Lông D. Sữa Câu 2: Chó Phú Quốc có xuất xứ ở địa phương nào sau đây? A. Thành phố Phú Quốc – Kiên Giang B. Hà Tiên – Kiên Giang C. Rạch Giá – Kiên Giang D. Châu Thành – Kiên Giang Câu 3: Có mấy phương thức chăn nuôi ở nước ta ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Đâu là đặc điểm của chăn nuôi trang trại? A. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi lớn. B. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít. C. Chăn nuôi tại khu vực chung, số lượng vật nuôi nhiều. D. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi nhiều Câu 5: Đâu là ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi? A. Kĩ sư chăn nuôi B. Kỹ sư chọn giống cây trồng C. Kĩ sư trồng trọt D. Cả A và B đúng Câu 6: . Nếu từ nhỏ em rất thích chăm sóc chó, mèo và sơ cứu khi nó bị thương thì em có thể phù hợp với nghề nào? A. Làm nông B. Nuôi bò C. Bác sĩ thú y D. Nuôi cá Câu 7: Hoạt động nào trong chăn nuôi dưới đây có thể gây ô nhiễm môi trường? A. Xây hầm biogas B. Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. C. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ. D. Thả rông vật nuôi Câu 8: Vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi nhằm mục đích A. Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra B. Giảm công sức chăn nuôi C. Giảm năng suất chăn nuôi. D. Giảm chi phí nuôi Câu 9: Gia cầm cái trải qua mấy giai đoạn? A. 1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 10: Khi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt thì vật nuôi sẽ như thế nào? A. Khoẻ mạnh, lớn chậm B. Nhiều bệnh tật. C. Tăng sức đề kháng. D. Cho ít sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) Câu 11: Trong các cách cho đực giống ăn sau đây, cách nào là đúng? A. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm B. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu lipid. C. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm. D. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất lipid.
  10. Câu 12: Ý nào dưới đây là việc chính trong chăm sóc vật nuôi non? A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày B. Cho con vật vận động nhiều C. Cho ăn thức ăn giàu đạm D. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch Câu 13: Nếu nhiệt độ trong chuồng úm cao hơn so với nhu cầu của cơ thể thì gà con sẽ có biểu hiện nào sau đây? A. Chụm lại thành đám ở dưới đèn úm B. Tản ra, tránh xa đèn úm. C. Phân bố đều, đi lại bình thường. D. Chụm một phía trong quây Câu 14: Gà dưới 1 tháng tuổi thì cần cho ăn loại thức ăn? A. Giàu đạm B. Giàu chất béo C. Giàu chất khoáng D.Giàu vitamin Câu 15: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về vai trò của ngành thủy sản: A. Cung cấp lương thực cho con người. B. Cung cấp sức kéo C. Xuất khẩu thủy sản D. Làm phân bón Câu 16: Trong các loài cá sau, loài nào có giá trị kinh tế cao ở nước ta? A. Cá rô phi B. Cá diêu hồng C. Cá basa D. Cá trích Câu 17: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản? A. Ruốc cá hồi B. Xúc xích. C. Cá hộp. D. Tôm nõn Câu 18: Đâu là biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản? A. Thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái. B. Khai thác tối đa các loài thuỷ sản quý hiếm. C. Đánh bắt thuỷ sản bằng những phương tiện có tính chất huỷ diệt. D. Đánh bắt vào mùa sinh sản Câu 19: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định? A. Sử dụng thuốc nổ. B. Sử dụng kích điện. C. Khai thác trong mùa sinh sản. D. Sử dụng lưới có mắt lưới cho phép. Câu 20: Đâu là việc làm để bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản A. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nuôi trồng thủy sản B. Sử dụng kháng sinh C. Đổ chất thải chưa qua xử lý ra biển D. Sử dụng hoá chất II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21: (2,0 điểm) Trình bày kỹ thuật chăm sóc gà giai đoạn gà trên 1 tháng tuổi. Câu 22: (3,0 điểm) a/ (1,0 điểm) Kể tên 4 loài thuỷ sản có gia trị kinh tế cao b/ (2,0 điểm) Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường thuỷ sản quả tại các vùng ven biển Tỉnh Quảng Nam. ……………………………………….HẾT……………………………………………… (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  11. ĐÁP ÁN ĐỀ A I/ Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 hỏi Đáp A B B B D C D D C A A A C A D C B B D B án II/ Tự luận Câu 21: (2,0 điểm) Kĩ thuật chăm sóc gà giai đoạn gà mới nở đến khi được 1 tháng tuổi: + Ở giai đoạn này gà con còn rất yếu, sức đề kháng kém, rất dễ bị bệnh, vì vậy cần phải chăm sóc cẩn thận đề gà khoẻ mạnh + Đặc biệt ở giai đoạn này, gà rất sợ lạnh nên cần phải được sưởi ấm (úm gà). + Thường xuyên quan sát trạng thái của gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp Câu 18: (3,0 điểm) a/ Mỗi loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao được 0,25đ b/ (2,0 điểm) Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần: - Xây dựng khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. - Hạn chế đánh bắt gần bờ, mở rộng khai thác xa bờ. - Thả thủy sản quý hiếm vào nội thủy, vũng và vịnh ven biển nhằm tăng nguồn lợi, ngăn chặn giảm sút trữ lượng thủy sản quý hiếm. - Cấm đánh bắt bằng hình thức có tính hủy diệt. - Bảo vệ môi trường sống của thủy sản.
  12. ĐỀ A I/ Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 hỏi Đáp D A B D A C D A B C A A B A C C B A D A án II/ Tự luận Câu 21: (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5đ Kĩ thuật chăm sóc gà giai đoạn gà trên 1 tháng tuổi: + Cần bỏ quây để gà đi lại tự do. + Sau hai tháng tuổi, nếu có điều kiện nên thả gà ra vườn hoặc đồi đề gà vận động, ăn khoẻ, nhanh lớn, thịt chắc và ngon hơn. + Hằng ngày, cần rửa sạch máng ăn và mảng uống để phòng bệnh cho gà. + Sau mỗi lứa gà, cần thay lớp độn chuồng và làm vệ sinh nền chuồng sạch sẽ. Câu 18: (3,0 điểm) a/ Mỗi loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao được 0,25đ b/ (2,0 điểm) Để bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản, cần: - Quản lí chất thải, nước đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. - Quản lí, chăm sóc ao nuôi, phòng chống dịch bệnh. - Tăng cường áp dụng tiến bộ kĩ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản thâm canh. - Hạn chế kháng sinh, hóa chất, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học. - Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường nuôi thủy sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2