intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Giang” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC GIANG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT LỚP 10 THPT Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Đề kiểm tra có 04 trang Mã đề: 901 Họ tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh:………………………… PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (6,0 điểm) Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24, mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Phương pháp nào dưới đây không thuộc phương pháp nhân giống vô tính? A. Giâm cành. B. Ghép cành. C. Chiết cành. D. Nhân giống bằng hạt. Câu 2: Để đạt được năng xuất trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân thường áp dụng nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là A. thường xuyên quan sát khi xuất hiện dấu hiệu của sâu, bệnh hại trên cây trồng. B. khi xuất hiện sâu, bệnh hại áp dụng phương pháp hóa học để phòng trừ. C. phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để. D. phòng là chính nên cần thường xuyên thăm đồng ruộng và bảo tồn thiên địch. Câu 3: Các phương pháp gieo hạt thường sử dụng là A. gieo vãi, theo hố, theo hàng. B. gieo vãi, theo hàng, theo hốc. C. gieo theo hàng, theo hốc, theo hố. D. gieo vãi, theo hốc, theo hố. Câu 4: Biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại là A. áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh. B. dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại. C. sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng. D. sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại. Câu 5: Nội dung nào dưới đây không có trong bước chăm sóc cây trồng? A. Tưới nước. B. Bón lót. C. Bón thúc. D. Làm giàn. Câu 6: Nhân giống vô tính là phương pháp tạo cây mới từ A. cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ. B. hạt. C. một tế bào gốc. D. một mắt ghép. Câu 7: Người nông dân thường sử dụng vật liệu nào dưới đây để nhân giống cây lúa? A. Hạt. B. Rễ. C. thân. D. Lá. Câu 8: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng là A. lá, quả bị đốm đen nâu. B. cành bị gãy, bị thủng, sần sùi. C. cây sinh trưởng, phát triển kém, giảm năng suất. D. quả bị chảy nhựa, rễ bị thối. Câu 9: Những cây thường được nhân giống bằng phương pháp ghép là A. hoa giấy, vải, đu đủ. B. bưởi, cam, hoa giấy. C. bưởi, đu đủ, nhãn. D. cam, chuối, nhãn. Câu 10: Quy trình trồng cây ăn quả thường thực hiện theo các bước (1) Đào hố. (2) Trồng cây. (3) bón phân lót. (4) Tưới nước. A. (1) →(3) →(2) →(4). B. (1) →(2) →(4) →(3). C. (1) →(2) →(3) →(4). D. (1) →(3) →(4) →(2). Câu 11: Sâu hại cây trồng là A. động vật có xương sống chuyên gây hại cây trồng. B. động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng chuyên gây hại cho cây trồng. C. động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp, lớp côn trùng. D. loại côn trùng có cấu tạo cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Trang 1/4 - Mã đề 901
  2. Câu 12: Phương án nào dưới đây không phải là nguyên lý chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng? A. Bón phân hóa học. B. Trồng cây khỏe. C. Bảo tồn thiên địch. D. Nông dân trở thành chuyên gia. Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng? A. Giảm năng suất cây trồng. B. Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. C. Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu bệnh đối với cây trồng. D. Đảm bảo cây trồng chất lượng tốt. Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? A. Có tác dụng trong thời gian ngắn. B. Thân thiện với môi trường. C. Nguy hiểm với con người. D. Gây hại cho cây trồng. Câu 15: Khi bón phân theo hình thức bón vãi, người nông dân làm như thế nào theo các cách dưới đây? A. Phân bón đều trên mặt luống. Trộn đều phân với đất trên mặt luống và san phẳng đất. B. Rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch. Trộn đều phân với đất trong rạch và san phẳng đất. C. Bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng. Bón phân vào hốc, trộn đều phân với đất trong hốc và san phẳng đất. D. Trộn đều phân bón với đất và lấp đầy hố. Câu 16: Yêu cầu của thu hoạch sản phẩm (1) Đúng thời điểm; (2) Đúng phương pháp; (3) sử dụng các dụng cụ chứa đựng sản phẩm thích hợp thì không cần bao gói; (4) Phân loại sản phẩm ngay sau khi thu hoạch. A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 17: Đâu không phải là công việc phòng trừ sâu, bệnh? A. Bón phân. B. Vệ sinh đồng ruộng. C. Sử dụng giống chống sâu bệnh. D. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Câu 18: Ghép cành thực hiện theo các bước (1) Gieo trồng cây gốc ghép. (4) Vệ sinh và cắt gốc ghép. (2) Buộc kín mắt ghép. (5) Chọn cành, mắt ghép. (3) cắt mắt hoặc cành ghép đặt vào gốc ghép. (6) Xử lí sau ghép (cắt bỏ nylon)... Thứ tự các bước thực hiện phương pháp ghép là A. (1) →(5) →(4) →(3) →(2) →(6). B. (1) →(2) →(3) →(4) →(5) →(6). C. (1) →(5) →(3) →(4) →(2) →(6). D. (2) →(1) →(3) →(4) →(5) →(6). Câu 19: Loại máy nào dưới đây được ứng dụng cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? A. Máy làm đất trồng hoa màu. B. Máy tưới tự động. C. Máy cấy lúa. D. Máy thu hoạch ngô. Câu 20: Bệnh hại cây trồng nào dưới đây do nấm Pyricularia oryzae gây ra xuất hiện trên lá lúa từ chấm nhỏ sau đó lớn dần có dạng hình thoi, ở giữa bị hoại tử và khô xám? A. Đạo ôn hại lúa. B. Vàng lá. C. Héo xanh vi khuẩn. D. Xoăn lá lúa. Câu 21: Công nghệ cao được ứng dụng trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt là sử dụng các công nghệ như A. tự động hóa, cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo để để thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm. B. tự động hóa, cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo để để thu hoạch, sơ chế và đóng gói sản phẩm. C. tự động hóa, cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo để để thu hoạch, sơ chế và chế biến sản phẩm. D. tự động hóa, cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo để để thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm. Câu 22: Biện pháp canh tác là A. dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại. B. sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại. C. làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng. D. sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại. Trang 2/4 - Mã đề 901
  3. Câu 23: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về cơ sở khoa học của việc sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? A. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu (chế phẩm Bt) chủ yếu trừ các loại sâu ăn lá như: sâu khoang, sâu tơ, sâu cuốn lá, sâu xanh. B. Chế phẩm nấm trừ sâu (chế phẩm nấm xanh) diệt trừ mối, bọ hung, sâu xanh. C. Chế phẩm virus trừ sâu: sâu non mẫn cảm với virus, khi nhiễm cơ thể mềm nhũn, màu sắc biến đổi và chết. D. Chế phẩm nấm trừ bệnh trừ một số bệnh thối rễ, héo vàng do một số nấm bệnh gây ra. Câu 24: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói về tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng? I. Làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch. II. Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm. III. Làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng. IV. Làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng, sai (4,0 điểm) Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Mô hình nông nghiệp công nghệ cao trồng rau trong nhà kính là mô hình phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Mô hình trồng rau trong nhà kính sử dụng hệ thống khung để phủ lưới, màng kính hoặc kính trong suốt nhằm ngăn những tác động từ môi trường bên ngoài có thể tác động lên cây trồng và rau xanh như: Gió, cát, bụi, côn trùng gây hại… đồng thời vẫn đảm bảo ánh nắng mặt trời cho cây phát triển. Bên trong khu vực nhà kính trồng rau có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, tưới nước bón phân công nghệ cao… giúp bà con nông dân tạo ra những sản phẩm chất lượng với năng suất cao và an toàn cho sức khỏe. a) Trồng rau trong nhà kính là một trong các mô hình trồng trọt công nghệ cao. b) Mô hình nông nghiệp công nghệ cao trồng rau trong nhà kính không chỉ là xu hướng của thời đại mà còn là một trong những giải pháp cấp thiết giúp trồng trọt vượt qua những thách thức lớn đang gặp phải như sự biến đổi tiêu cực của khí hậu, quá trình đô thị hóa… c) Trồng rau trong nhà kính không sử dụng tới đất mà rau xanh được nuôi dưỡng trong môi trường không khí chứa bụi dinh dưỡng ở dạng phun sương. d) Hệ thống khung để phủ lưới, màng kính hoặc kính trong suốt trong mô hình trồng rau trong nhà kính chỉ có tác dụng bảo vệ rau trồng trước tác động của thời tiết. Câu 2: Trong trồng trọt người nông dân thực hiện quy trình theo 4 bước cơ bản (1). Gieo hạt, trồng cây. (3) Làm đất, bón lót. (2). Chăm sóc. (4) Thu hoạch a) Thứ tự các bước trong quy trình trồng trọt là (2) →(1) →(3) →(4). b) Khi trồng cà chua, khoai lang trong bước làm đất, bón lót thường phải lên luống. c) Khi thực hiện gieo hạt với lúa thường gieo vãi, ngô gieo hạt thành hàng còn với đỗ thì gieo hạt theo hốc. d) Khi thực hiện chăm sóc cây, đối với cây như bầu, cà chua cần được làm giàn để cây sinh trưởng, phát triển tránh đổ gãy, đậu quả tốt và quả phát triển cân đối. Câu 3: Tác hại của các loại sâu bệnh gây ra là vô cùng nghiêm trọng. Một số loài sâu bệnh hại thường gặp ở cây trồng có thể kể đến như: sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh ăn lá, sâu khoang, sâu tơ, bọ xít, sâu đục thân… Chúng có thể xuất hiện trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: lúa, ngô, khoai, câu rau màu, cây ăn quả như vải, nhãn, cây công nghiệp như cà phê, mía, điều…Để ngăn ngừa những thiệt hại và đảm bảo năng suất mùa vụ, bà con nông dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng như: canh tác; cơ giới, vật lí; sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh; sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh. Trang 3/4 - Mã đề 901
  4. a) Một số loài sâu bệnh hại thường gặp ở cây trồng có thể kể đến như: sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh ăn lá, sâu khoang, sâu tơ, bọ xít, sâu đục thân… b) Khi sử dụng biện pháp cơ giới, vật lí trong phòng trừ sâu bệnh người nông dân dùng tay bắt sâu bọ, ngắt bỏ cành lá đang bị mắc bệnh hoặc dùng các bẫy côn trùng, bả, vợt, bẫy… đây được coi là biện pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí. c) Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh nói trên đều không gây ô nhiễm môi trường. d) Khi sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng cần chú ý bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch trên đồng ruộng. Câu 4: Thí nghiệm nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống cây Sâm Núi Dành bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào nhằm cung cấp cây giống chất lượng, sạch bệnh và ổn định di truyền góp phần bảo tồn và phát triển loài Sâm quý này. Kết quả nghiên cứu cho thấy khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 5 phút cho tỷ lệ mẫu sạch bệnh đạt 95%. Mẫu sạch được nuôi cấy trên môi trường tái sinh MS bổ sung 0,2 mg/l Ki; 1 mg/l BA; 100 ml/l nước dừa, 30 g/l đường sucroza và 6,5 g/l aga cho tỷ lệ tái sinh chồi đạt 100%. Môi trường nhân nhanh MS bổ sung 3 mg/l BA, 0,2 g/l IBA, 30 g/l đường sucroza và 6,5 g/l aga cho hệ số nhân đạt 6,6 lần. Sử dụng môi trường ra rễ 1/2MS bổ sung 1 mg/l IBA và 0,4 mg/l than hoạt tính cho tỷ lệ ra rễ đạt 95%, rễ to, mập và khỏe. Cây in vitro hoàn chỉnh được đưa ra vườn ươm trên nền giá thể hữu cơ gồm: 50% bột xơ dừa và 50% phế liệu sản xuất nấm ăn là phù hợp nhất với Sâm Nam Núi Dành, tỷ lệ sống đạt 94%. a) Nhân giống Sâm Núi Dành bằng phương pháp nuôi cấy tế bào nhằm cung cấp giống cây chất lượng, sạch bện, góp phần bảo tồn và phát triển loài Sâm quý này. b). Để tạo giống cây sạch bệnh, trong quy trình nuôi cấy invitro cần chỉ cần khử trùng mẫu vật bằng HgCl 0,1%. c) Ki và BA với nồng độ thích hợp có tác dụng làm tăng tỉ lệ tái sinh chồi. d) Để cây Sâm nam Núi Dành phát triển tốt nhất thì ta nên trồng loài cây này trên đất thịt nặng. --------------------------- HẾT --------------------------- (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề 901
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2