intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TỈNH QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 701 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (7 điểm). Câu 1: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do A. sản lượng lương thực thấp. B. diện tích đất canh tác rất ít. C. quy mô dân số rất đông. D. năng suất lương thực thấp. Câu 2: Hoạt động ngoại thương phát triển nên tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển mạnh giao thông vận tải A. đường biển. B. đường ống. C. đường sắt. D. đường sông. Câu 3: Sản phẩm từ cây công nghiệp của các nước Đông Nam Á chủ yếu để A. phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ. B. sản xuất hàng tiêu dùng tại chỗ. C. làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi. D. phục vụ xuất khẩu thu ngoại tệ. Câu 4: Thế mạnh của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế là A. tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. B. tốc độ gia tăng dân số ngày càng giảm dần. C. người lao động cần cù, làm việc tích cực. D. tuổi thọ trung bình của dân cư ngày càng cao. Câu 5: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là A. thiếu lao động chuyên môn cao. B. lao động trẻ, kém năng động. C. người trong tuổi lao động ít. D. thiếu hụt nguồn lao động trẻ. Câu 6: Điều kiện quan trọng giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo là do A. có khí hậu ôn đới, cận nhiệt lục địa. B. khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đất phù sa. C. có các cao nguyên đất badan màu mỡ. D. có đất cát pha ở đồng bằng ven biển. Câu 7: Cho bảng số liệu: TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019 (Đơn vị: Triệu người) Quốc gia Cam-pu-chia Ma-lai-xi-a Thái Lan Mi-an-ma Tổng số dân 16,5 32,8 66,4 54,0 Số dân thành thị 3,9 24,9 33,1 16,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất? A. Cam-pu-chia. B. Ma-lai-xi-a. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma. Câu 8: Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp? A. Thành lập các đặc khu kinh tế. B. Mở các trung tâm thương mại. C. Tăng vốn cho các doanh nghiệp. D. Tiến hành cải cách ruộng đất. Câu 9: Mùa hạ mưa lớn thường gây lụt lội nặng nề nhất ở đồng bằng nào sau đây của Trung Quốc? A. Đồng bằng Hoa Bắc. B. Đồng bằng Đông Bắc. C. Đồng bằng Hoa Nam. D. Đồng bằng Hoa Trung. Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến trước 1952, nền kinh tế Nhật Bản A. tốc độ phát triển thần kì. B. bị suy sụp nghiêm trọng. C. phát triển với tộc độ cao. D. đứng vị trí thứ hai thế giới. Câu 11: Địa hình miền Tây của Trung Quốc có đặc điểm nào sau đây? Trang 1/2 - Mã đề 701 - https://thi247.com/
  2. A. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn. B. Các đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. C. Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ. D. Đồi núi thấp chiếm diện tích lớn. Câu 12: Các thành phố lớn của Trung Quốc tập trung ở A. miền Nam. B. miền Bắc. C. miền Tây. D. miền Đông. Câu 13: Tỉ lệ người già trong dân cư Nhật Bản ngày càng lớn gây khó khăn nào sau đây? A. Chi phí phúc lợi xã hội thấp. B. Gia tăng sức ép việc làm. C. Mở rộng thị trường tiêu thụ. D. Thiếu hụt nguồn lao động. Câu 14: Ngành công nghiệp nào sau đây là ngành mũi nhọn của Nhật Bản? A. Sản xuất điện tử. B. Công nghiệp dệt may. C. Công nghiệp đóng tàu. D. Công nghiệp chế tạo. Câu 15: Đông Nam Á tiếp giáp với A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Câu 16: Một trong những nguyên nhân giúp kinh tế Nhật Bản phát triển với tộc độ cao trong giai đoạn 1955-1973 là do A. chú trọng phát triển nông nghiệp. B. đầu tư hiện đại hóa công nghiệp. C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Câu 17: Xu hướng phổ biến trong chính sách phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là A. đẩy mạnh nhập khẩu sản phẩm công nghiệp. B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. C. đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai khoáng. D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống. Câu 18: Sản xuất nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do A. người dân ít sử dụng lương thực. B. khuyến khích nhập khẩu nông sản. C. không có lao động nông nghiệp. D. diện tích đất nông nghiệp nhỏ. Câu 19: Quần đảo Nhật Bản nằm ở A. Bắc Á. B. Tây Á. C. Nam Á. D. Đông Á. Câu 20: Cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp Nhật Bản là A. dâu tằm. B. lúa gạo. C. ngô. D. thuốc lá. Câu 21: Loại gia súc nào sau đây được nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc? A. Bò. B. Trâu. C. Cừu. D. Lợn. B. PHẦN TỰ LUẬN.(3 điểm). Câu 1.(1,5 điểm). Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở Đông Nam Á có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? Câu 2.(1,5 điểm). Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: %) Năm 1985 1995 2004 2010 2015 Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4 53,1 57,6 Nhập Khẩu 60,7 46,5 48,6 46,9 42,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017) a. Theo bảng số liệu trên, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015. ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề 701 - https://thi247.com/
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 11 HƯỚNG DẪN CHẤM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 701 702 703 704 705 706 707 708 1 C A B B D B C C 2 A C C B B B B D 3 D D D D C D C C 4 C C A D A C D D 5 A D C C A C A B 6 B A A A A A B B 7 A A A A B B B A 8 A A C D D D D A 9 C C B C D A A B 10 B B B A B C C A 11 C C A B C B C D 12 D D D C C D D D 13 D B D D B A C D 14 A A B B A B B C 15 B C A B B D A C 16 B B D A D D D A 17 B C D D C C A B 18 D D C C A A D B 19 D D B B C C B D 20 B B D A D A A A 21 C B C C D C D C
  4. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở Đông Nam Á có thuận 1,5 lợi gì cho phát triển kinh tế? - Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, màu mỡ; sông ngòi dày đặc 0,5 thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới. 1 - Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi phát triển 0,5 tổng hợp kinh tế biển. - Giàu khoáng sản, thuận lợi phát triển công nghiệp. 0,25 - Diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn, thuận lợi phát triển lâm 0,25 nghiệp. a. Xác định biểu đồ thích hợp Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung 0,5 Quốc giai đoạn 1985 - 2015, dạng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền. b. Nhận xét 1,0 2 - Cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu Trung Quốc từ 1985 -2015 tăng (dẫn 0,25 chứng). - Cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 1985-2015 giảm (dẫn 0,25 chứng). - Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu (dẫn chứng). 0,25 - Từ 1995 - 2015 Trung Quốc xuất siêu (dẫn chứng). 0,25 Nhận xét đúng, không có dẫn chứng thì chỉ cho ½ số điểm phần nhận xét. Học sinh có thể trình bày không theo đáp án nhưng đảm bảo nội dung vẫn cho điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2