intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 2, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 2 (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: ĐỊA LÍ – Khối: 11 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 691 (Đề có 02 trang, 18 câu hỏi) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng A. tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III, B. tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III. C. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực I và II. D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. Câu 2. Gia nhập ASEAN nước ta gặp phải thách thức nào sau đây A. Chuyển giao công nghệ với các nước. B. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. C. Cạnh tranh lớn về việc làm. D. Phong tục, văn hóa có nhiều nét tương đồng. Câu 3. Nước nào sau đây ở Đông Nam Á đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo? A. Xin-ga-po. B. Lào C. Thái Lan. D. Ma-lai-xi-a. Câu 4. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào? A. Nhiều cao nguyên badan. B. Núi và cao nguyên. C. Đồng bằng và biển rộng lớn. D. Đồi, núi và núi lửa. Câu 5. Sông Mê-Kông chảy qua mấy nước Đông Nam Á lục địa? A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 6. Cây cao su được trồng nhiều nhất tại đâu? A. Lào. B. Ma-lai-xi-a. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia. Câu 7. Thách thức nào sau đây không phải của ASEAN hiện nay? A. Tình trạng đói, nghèo và đô thị hóa tự phát. B. Dịch bệnh và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. C. Vấn đề về dân số già. D. Trình độ phát triển còn chênh lệch. Câu 8. Đặc điểm xã hội nào sau đây không phải là của Đông Nam Á? A. Các quốc gia trong khu vực có nhiều dân tộc sinh sống. B. Tỉ lệ dân thành thị cao hơn tỉ lệ dân nông thôn. C. Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng. D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới. Câu 9. Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là A. Thái Lan. B. Phi-lip-pin. C. In-đô-nê-xi-a. D. Bru-nây. Câu 10. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm A. 1960. B. 1997. C. 1976. D. 1967. Câu 11. Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển hầu hết các nước Đông Nam Á là A. Khai thác và chế biến lâm sản. B. Nuôi bò để lấy sữa. C. Khai thác thủy sản. D. Chăn nuôi cừu. Mã đề 691 Trang 1/2
  2. Câu 12. Khoáng sản vùng Đông Nam Á đa dạng do A. nằm trong vành đai sinh khoáng lớn của thế giới. B. được bao bọc bởi hai đại dương lớn. C. địa hình có nhiều đồi, núi và núi lửa. D. phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu. Câu 13. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh? A. Phía nam In-đô-nê-xi-a. B. Phía bắc Cam-pu-chia. C. Phía nam Thái Lan. D. Phía bắc Việt Nam. Câu 14. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây? A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Câu 15. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là A. chênh lệch giàu nghèo không đáng kể. B. trình độ lao động trong khu vực tăng nhanh. C. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN. D. khống chế tốt các đại dịch toàn cầu. Câu 16. Ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử là ngành có sức cạnh tranh và ngày càng trở thành thế mạnh phát triển của nhiều nước Đông Nam Á như A. Xin-ga-po, Hàn Quốc. B. In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản. C. Ma-lai-xi-a, Thái lan. D. Bru-nây, Đài Loan. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (3,0 điểm) a. Phân tích những thuận lợi về mặt tự nhiên đến phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á. b. Phân tích những khó khăn của dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á. Câu 18. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: CƠ CẤU XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 (Đơn vị :%) Năm 2015 2017 2018 2020 Xuất khẩu 57,5 52,3 53,8 55,8 Nhập khẩu 42,5 47,7 46,2 44,2 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2021) a. Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2015 – 2020. b. Từ những kiến thức đã học em hãy liên hệ thực tế, khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN thì Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có được những cơ hội và thách thức gì trong phát triển kinh tế? -------------------- HẾT -------------------- Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Mã đề 691 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2