intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Lộc, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Lộc, Phước Sơn” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Lộc, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II PHƯỚC SƠN MÔN: ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG NĂM HỌC: 2023 – 2024 PTDTBT Thời gian: 45 phút (KKGĐ) TH&THCS Ngày kiểm tra: …../05/2024 PHƯỚC LỘC Họ và tên : …………………… ………….. Lớp : …………………… ………………… Điểm Nhận xét của giáo Chữ kí của Giám thi viên GT 1 GT 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1. Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với A. Biển Đông. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Cam – pu – chia. Câu 2. Thế mạnh trong nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long là A. Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. B. Cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. C. Trồng lúa, cây ăn quả, nuôi vịt đàn, thuỷ sản. D.Thuỷ sản, cây công nghiệp, chăn nuôi vịt đà Câu 3. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của các tỉnh (TP) nào? A. Đà Nẵng, Khánh Hòa. B. Khánh Hòa, Bình Định. C. Đà Nẵng, Quảng Nam. D. Phú Yên, Bình Thuận. Câu 4. Nước ta có khoảng bao nhiêu cảng biển lớn nhỏ: A. 120 cảng biển. B. 110 cảng biển. C. 100 cảng biển. D. 130 cảng biển. Câu 5. Dầu mỏ và khí tự nhiên của nước ta hiện nay tập trung ở? A. Thềm lục địa Nam Bộ. B. Thềm lục địa Trung Bộ C. Vịnh Bắc Bộ. D. Vịnh Thái Lan. Câu 6. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh: A. Tây Ninh và Bình Dương. B. Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước. C. Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Bình Phước và Đồng Nai. Câu 7. Nghề làm muối phát triển nhất ở đâu? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên. Câu 8. Nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đất mặn. B. đất phèn.
  2. C. đất pha cát. D. đất phù sa ngọt. Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long là A. Mỹ Tho. B. Cần Thơ. C. Long Xuyên. D. Cà Mau. Câu 10. Ngành công nghiệp nào của ĐNB sử dụng tài nguyên có sẵn? A. Luyện kim, cơ khí. B. May mặc. C. Chế biến lương thực, thực phẩm. D. Công nghệ cao. Câu 11. Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả: A. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển. B. Tác động đến đời sống của ngư dân. C. Mất một phần tài nguyên nước ngọt. D. Ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển. Câu 12. Trong quá trình khai thác thuỷ hải sản, không nên đánh bắt ven bờ là do A. Cá nhỏ. B. Cạn kiệt nguồn giống. C. Làm ô nhiễm môi trường. D. Ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Câu 13. Năm 2002, diện tích trồng lúa của cả nước là 7 504 300 ha. Sản lượng lúa đạt 34.4 triệu tấn. Hỏi năng suất lúa trung bình của cả nước là bao nhiêu tấn/ ha? A. 4,58 tấn/ ha. B. 0,21 tấn/ ha. C. 5,48 tấn/ ha. D. 8,45 tấn / ha. Câu 14. Năm 2002, diện tích trồng cây ăn quả của Đồng bằng sông Cửu Long là 189 700 ha, bằng bao nhiêu % diện tích trồng lúa? (biết rằng năm 2002, diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long là 3 834 800 ha). A. 4,94%. B. 2021,5%. C. 49,4%. D. 4,49%. Câu 15. Năm 2002, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt 188 100 tỉ đồng, dân số là 12,3 triệu người. Hỏi bình quân thu nhập GDP/ người của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là bao nhiêu? A. 15,29 triệu đồng/ người. B. 152,9 triệu đồng/ người. C. 29,15 triệu đồng/người. D. 1529 triệu đồng/ người. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1(3.0 điểm). Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 2(1.0 điểm). Nêu các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo. Câu 3(1.0 điểm). Ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, việc ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ đối với kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của nước ta? -----------------Hết--------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0