intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Chia sẻ: Baongu999 Baongu999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

46
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

  1. SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH              ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN         MÔN: GDCD – KHỐI 10 – CT: CƠ BẢN Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thời gian làm bài: 45 phút SBD: . . . . . . . . . .  . . . . Lớp: . . . . . . . . . . Mã đề: 132, có 04 trang và 40 câu …………………………………………………………………………………………………….. Hãy chọn một đáp án đúng nhất Câu 1: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy: A. Có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. B. Hạnh phúc và tự hào hơn. C. Đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa. D. Tự tin, cởi mở, chan hòa hơn. Câu 2: Lòng yêu nước là gì? A. Là tình yêu quê hương, làng xóm và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình  phục vụ lợi ích của Tổ quốc. B. Là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình  phục  vụ lợi ích của Tổ quốc. C. Là tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực,  phù hợp với khả năng. D. Là trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Câu 3: Đời sống cộng đồng chỉ  lành mạnh nếu nó được tổ  chức và hoạt động theo nguyên   tắc: A. Tự nguyện, bình đẳng. B. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác. C. Dân chủ, đôi bên cùng có lợi. D. Công bằng, dân chủ, kỉ luật. Câu 4: Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân đối với: A. Làng xóm. B. Quê hương. C. Toàn thế giới. D. Tổ quốc. Câu 5: Cơ sở để có hạnh phúc gia đình bền chặt là: A. Sắc đẹp.                                                              B. Tình yêu chân chính.             C. Địa vị.                                                                 D. Tiền tài. Câu 6: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần dần trở nên: A. Lạc hậu và tự đào thải mình. B. Mặc cảm . C. Lạc loài. D. Tự tin và chiến thắng. Câu 7: Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những: A. Thử thách. B. Thiên tai khắc nghiệt. C. Khó khăn. D. Biến cố, thử thách. Câu 8: Hôn nhân được đánh dấu bằng sự kiện: A. Đi mua áo cưới. B. Kết hôn. C. Trao nhẫn cưới. D. Lễ coi mắt. Câu 9: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây: A. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. B. Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ. C. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. D. Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 132
  2. Câu 10: Cộng đồng là gì? A. Là tập hợp những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối  trong sinh hoạt xã hội. B. Là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối  trong sinh hoạt xã hội. C. Là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của con người. D. Là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau. Câu 11: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của: A. Các cơ quan chức năng. B. Đảng, Nhà nước ta. C. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. D. Thế hệ trẻ. Câu 12: Nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm nào? A. Năm 2000. B. Năm 2002. C. Năm 2003. D. Năm 2005. Câu 13: Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân? A. Vì ai cũng thích được nổi tiếng. B. Vì mỗi người đều có những mặt mạnh và hạn chế riêng, không có ai là hoàn thiện,  hoàn mĩ. C. Vì mỗi người đều có bản sắc riêng, với những tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen,  điểm mạnh, điểm yếu riêng. D. Vì mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng mà mỗi cá  nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Câu 14: Một trong những biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa là: A. Thể hiện ở lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, lúc khó  khăn; không đắn đo tính toán. B. Thể hiện ở sự hợp tác, bàn bạc với nhau khi cần thiết. C. Thể hiện ở sự yêu thương, kính trọng và biết nghĩ về nhau. D. Thể hiện ở sự đoàn kết, quan tâm, vui vẻ với mọi người xung quanh. Câu 15: Thế nào là một tình yêu chân chính? A. Là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã  hội. B. Là có sự vụ lợi ở người mình yêu. C. Là để thể hiện lòng hiếu thảo đối với bố mẹ. D. Là sự thỏa mãn nhu cầu bản năng cá nhân. Câu 16:  Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ  mà còn là  lương tâm, trách nhiệm đạo đức của: A. Học sinh, sinh viên.      B. Mọi quốc gia.            C. Nhà nước.           D. Tất cả mọi  người. Câu 17: Tự nguyện trong hôn nhân được thể hiện qua việc: A. Cha, mẹ đặt đâu con ngồi đó. B. Cá nhân được tự do kết hôn theo luật định. C. Nam, nữ được tự do hẹn hò. D. Cá nhân được tự do li hôn theo luật định. Câu 18: Sau khi đăng kí kết hôn, các đôi nam nữ thường tổ chức lễ cưới, với mục đích: A. Để được tổ chức ăn, uống. B. Để được đeo nhẫn cưới. C. Chính thức ra mắt họ hàng, làng xóm, bạn bè…                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 132
  3. D. Để được hãnh diện với hàng xóm. Câu 19: Nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta là: A. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. B. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. C. Hôn nhân tự nguyện và hôn nhân một vợ một chồng. D. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Câu 20: Cần phải phê phán hành vi nào trong các hành vi sau đây: A. Không vứt rác bừa bãi. B. Giữ vệ sinh nơi công cộng. C. Xả rác bừa bãi.                                         D. Trồng cây xanh. Câu 21:  Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ  quốc của thanh niên học   sinh? A. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. B. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. C. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. D. Tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương. Câu 22: Vấn đề bùng nổ dân số gây ra những hậu quả gì? A. Gây ra nạn đói, dịch bệnh, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường… B. Kinh tế phát triển. C. Đảm bảo về lương thực, thực phẩm. D. Có nguồn lao động dồi dào. Câu 23: Thế nào là tự nhận thức về bản thân? A. Là biết suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến mọi người xung quanh. B. Là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm  yếu,… của bản thân. C. Là biết quý trọng bản thân mình. D. Là biết tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Câu 24: Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, xuất hiện  ở cả nam và nữ  khi: A. Được gia đình đồng ý. B. Đến tuổi trưởng thành. C. Có sự rung động. D. Được xã hội cho phép. Câu 25: Bùng nổ dân số  là sự  gia tăng dân số  quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh   hưởng tiêu cực đến mọi mặt của: A. Văn hóa. B. Tốc độ phát triển kinh tế. C. Văn học, nghệ thuật. D. Đời sống xã hội. Câu 26: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với nam là   bao nhiêu tuổi? A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. B. Từ 18 tuổi đến 30 tuổi. C. Từ 15 tuổi đến 27 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi đến 27 tuổi. Câu 27:  Hội nghị  Thượng đỉnh về  bảo vệ  môi trường  ở  Ri­ô­đê Gia­nê­rô (Braxin) được   diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? A. 5/6/1992. B. 7/3/2000. C. 6/5/1992. D. 20/12/1991. Câu 28: Tình yêu luôn luôn mang tính: A. Giai cấp. B. Xã hội. C. Nghệ thuật. D. Chính trị. Câu 29: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thanh niên học sinh?                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 132
  4. A. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. B. Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước. C. Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe. D. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Câu 30: Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của mỗi: A. Nhân dân.                                                            B. Cá nhân. C. Công dân.                                                            D. Cơ quan, tổ chức. Câu 31: Tình yêu luôn luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần quan tâm, chăm lo như: A. Tổ chức đời sống vật chất và tinh thần thoải mái. B. Việc kết hôn, xây nhà và sinh con. C. Lựa chọn người bạn đời phù hợp và làm kinh tế. D. Việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ… . Câu 32: Các dịch bệnh hiểm nghèo thực sự đang uy hiếp đến sự sống của: A. Một số quốc gia. B. Toàn nhân loại. C. Toàn tỉnh. D. Toàn xã hội. Câu 33: Các chế độ xã hội trước đây, hôn nhân thường dựa trên: A. Lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp. B. Tình yêu chân chính. C. Lợi ích của chính bản thân. D. Sắc đẹp. Câu 34: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần: A. Phải qua thử thách. B. Phải qua nhận xét, đánh giá. C. Phải qua học hỏi. D. Phải qua rèn luyện. Câu 35: Khái niệm môi trường được hiểu là: A. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên. B. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. C. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có  ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. D. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất, tinh thần. Câu 36: Một trong những biểu hiện cơ bản của một tình yêu chân chính là: A. Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía. B. Quan tâm tới nhau vì mục đích vụ lợi. C. Yêu một lúc nhiều người. D. Thiếu lòng vị tha và sự thông cảm. Câu 37: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan   hệ cơ bản là: A. Quan hệ dòng tộc và quan hệ bạn bè. B. Quan hệ huyết thống và quan hệ đồng nghiệp. C. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ bạn bè. Câu 38: Thế nào là sống hòa nhập? A. Là sống tốt với tất cả mọi người. B. Là sống chân thành và biết nghĩ cho người khác. C. Là sống vui vẻ, biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. D. Là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với  người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. Câu 39: Tình yêu chân chính sẽ làm cho con người:                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 132
  5. A. Vui, khỏe và sống lâu hơn. B. Suy nghĩ nhiều hơn. C. Trưởng thành và hoàn thiện hơn. D. Sống lạc quan hơn. Câu 40: Nhân nghĩa là gì? A. Là lòng thương người và tin tưởng người khác. B. Là sự kính trọng người khác. C. Là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. D. Là sự quan tâm chân thành tới người khác. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ HẾT ­                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 132
  6. ĐÁP ÁN made cauhoi dapan 132 1C 132 2B 132 3D 132 4D 132 5B 132 6A 132 7D 132 8B 132 9A 132 10 B 132 11 C 132 12 D 132 13 B 132 14 A 132 15 A 132 16 D 132 17 B 132 18 C 132 19 D 132 20 C 132 21 A 132 22 A 132 23 B 132 24 B 132 25 D 132 26 A 132 27 A 132 28 B 132 29 C 132 30 C 132 31 D 132 32 B 132 33 A 132 34 D 132 35 C 132 36 A 132 37 C 132 38 D 132 39 C 132 40 C                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2