intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 10 Mã đề: 01 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề (Đề có 02 trang) Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau đây: Câu 1. Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân được đảm bảo về mặt ……. A. vật chất. B. pháp lí. C. vật chất và tinh thần. D. tự do kết hôn và li hôn. Câu 2. Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người A. khác nhau. B. khác giới. C. cùng lí tưởng. D. cùng cảnh ngộ. Câu 3. Danh dự là A. nhân phẩm đã được xã hội đánh giá và công nhận. B. đức tính đã được xã hội tôn trọng và đề cao. C. uy tín đã được xã hội xác nhận và suy tôn. D. năng lực đã được xã hội khẳng định và thừa nhận. Câu 4. Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội là A. dân cư. B. làng xóm. C. cộng đồng. D. tập thể. Câu 5. Theo quan điểm đạo đức học, một trong những điều cần tránh trong tình yêu là A. quyến luyến, quan tâm sâu sắc đến nhau. B. có sự gắn bó giữa một nam và một nữ. C. có quan hệ tình dục trước hôn nhân. D. luôn mong muốn gần gũi bên nhau. Câu 6. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của A. cộng đồng. B. gia đình. C. anh em. D. lãnh đạo. Câu 7. Gia đình được xây dựng trên cơ sở những quan hệ nào? A. Quan hệ giữa vợ và chồng. B. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. C. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. D. Quan hệ giữa các thành viên. Câu 8. Trong các phạm trù đạo đức, phạm trù nào là yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức con người? A. Nhân phẩm. B. Hạnh phúc. C. Hòa nhập. D. Lương tâm. Câu 9. Vấn đề có tính bản chất nhất trong tình yêu là gì? A. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. B. Để chăm sóc mọi nhu cầu, thị hiếu của nhau. C. Giúp nhau sống cao thượng hơn. D. Để lựa chọn người phù hợp. Câu 10. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có A. danh dự. B. nhân phẩm. C. ý thức. D. tình cảm. Câu 11. Gia đình phải tạo ra cho mỗi thành viên một môi trường sống an toàn, lành mạnh và dễ chịu. Điều này phản ánh chức năng nào của gia đình? A. Chức năng duy trì nòi giống. B. Chức năng sản xuất của cải vật chất. C. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. D. Chức năng nuooi dưỡng, giáo dục con cái. Câu 12. Một người có nhân phẩm là người A. luôn bảo vệ ý kiến của mình. B. thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức tiến bộ. C. luôn làm vừa lòng mọi người. D. thực hiện tốt các công việc được phân công. Câu 13. Thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của A. người từ 18 tuổi trở lên. B. cán bộ, viên chức nhà nước. C. riêng các doanh nghiệp. D. mọi công dân. Câu 14. Thực chất của bảo vệ môi trường là làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của A. con người. B. vũ trụ. C. tự nhiên. D. thời tiết. Câu 15. Mỗi công dân cần có việc làm như thế nào khi sống trong cộng đồng? A. Sống có trách nhiệm với cộng đồng. B. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng. C. Sống vô tư trong cộng đồng. D. Sống giữ mình trong cộng đồng. Câu 16. Để phù hợp với nghĩa vụ đạo đức, cá nhân phải biết đặt nhu cầu lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn phải biết hy sinh lợi ích cá nhân vì A. bản thân mình. B. gia đình mình. C. người quen mình. D. lợi ích chung. KTCK2 – Môn GDCD lớp 10 – Mã đề 01 Trang 1
  2. Câu 17. Việc làm nào dưới đây không cần tránh trong quan hệ tình yêu? A. Yêu một lúc nhiều người. B. Có sự quan tâm, chăm sóc nhau. C. “ Đứng núi này trông núi nọ”. D. Yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới. Câu 18. Cơ sở để xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp và giải quyết những bất hòa có thể nảy sinh giữa các thành viên trong gia đình là A. thông cảm. B. tôn trọng lẽ phải. C. khoan dung độ lượng. D. tình yêu vô hạn và trách nhiệm cao. Câu 19. Người không có nhân phẩm sẽ bị xã hội A. coi thường và khinh rẻ. B. chú ý. C. theo dõi và xét nét. D. quan tâm. Câu 20. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và A. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. B. giữ gìn được bản sắc riêng. C. giữ gìn được phong cách riêng. D. phát huy tinh thần quốc tế. Câu 21. Theo em, học sinh cần làm gì để phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo? A. Ngủ đủ giấc để tinh thần thoải mái. B. Dùng các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng. C. Ăn uống thật nhiều để có sức khỏe. D. Rèn luyện thân thể, tập thể dục, ăn uống điều độ, giữ vệ sinh. Câu 22. Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Quan tâm và chăm sóc. B. Thân mật và gần gũi. C. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng. D. Lấp lửng trong cách ứng xử. Câu 23. Anh P có quan hệ ngoài hôn nhân với chị M. Việc làm của họ là vi phạm các chuẩn mực đạo đức A. gia đình. B. cơ quan. C. tập thể. D. trường học. Câu 24. Tham gia các hoạt động góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết của nhân loại, đó là…….…..,trách nhiệm..……….của mỗi công dân . A. khả năng - đạo đức B. lương tâm - đạo đức C. đạo đức - khả năng D. đạo đức - lương tâm Câu 25. Hành động nào sau đây là tham gia bảo vệ môi trường? A. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải. B. Săn bắt chim cuốc trong các ruộng lúa. C. Phân loại chất thải, tái chế chất thải hữu cơ. D. Chôn lấp thuốc trừ sâu không dùng hết. Câu 26. Trường X tổ chức cho học sinh quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động A. môi trường. B. kinh doanh. C. y tế. D. xã hội. Câu 27. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động,nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học. B. Chế giễu những bạn tham gia. C. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia. D. Khuyên các không nên nên tham gia. Câu 28. Mỗi khi đi làm về T lại phải làm các công việc trong nhà trong khi V – chồng T chỉ nằm xem tivi và chờ ăn cơm. V bảo mình là đàn ông, chỉ có nghĩa vụ kiếm tiền. Pháp luật có quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng? A. “Đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp”, chồng T nói như vậy là đúng. B. Tùy vào thỏa thuận của hai người trước khi kết hôn. C. Phụ thuộc vào phong tục nơi anh V, chị T sinh sống. D. Anh V sai, vì vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. II. TỰ LUẬN (3 điểm): Đạo đức à gì? Thế nào được coi là một người có đạo đức? Trình bày vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân. ...................................................HẾT................................................... KTCK2 – Môn GDCD lớp 10 – Mã đề 01 Trang 2
  3. Đ N ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: GDCD - Lớp: 10 Mã đề: 01 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B B A C C A B D C A C B D C Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án A D B D A A D C A B C D C D II. TỰ LUẬN (3 điểm). Nội dung Điểm 1. Đạo đức là gì? 1.5 Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. 2. Người như thế nào được coi là người có đạo đức? 0.25 Là người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người khác. 3. Vai trò của đạo đức đối với cá nhân. 1.25 – Góp phần hoàn thiện nhân cách con người. – Giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. – Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa. KTCK2 – Môn GDCD lớp 10 – Mã đề 01 Trang 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1