intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

  1. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 TỔ : Anh-Sử-Địa-GDCD MÔN: GDCD 6 I: BẢNG MA TRẬN M ư c đ ô n h Tổng TT â Mạch nội dung Chủ đề n t h ư c Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Tỉ lệ Tổng điểm hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Giáo dục Ứng phó KNS với tình huống 3 câu 3 câu 1 điểm nguy hiểm. 2 Giáo dục Tiết kiệm 3 câu 3 câu 1 điểm
  2. kinh tế 3 Giáo dục Công dân pháp luật nước Cộng hoà 2 câu 1 câu 1TL 3 câu 1 câu 2 điểm xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyền và nghĩa vụ cơ bản 2 câu 1 câu 1TL 3 câu 1 câu 3 điểm của công dân Quyền cơ bản của 2 câu 1 câu 0.5TL 0.5TL 3 câu 1 câu 3 điểm trẻ em Tổng 12 3 1 1.5 1 15 3 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 50% 50% Tỉ lệ 1 chung 0 70% 30% 0 %
  3. Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ đánh giá TT Mạch nội dung Chủ đề giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết: - Nhận biết được các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em. - Nêu được 1. Ứng phó hậu quả của với tình 1 Giáo dục KNS những tình 3 TN huống nguy huống nguy hiểm hiểm đối với trẻ em. - biết cách phòng tránh với một số tình huống nguy hiểm Nhận biết: - Nhận biệt được một số biểu hiện tiết kiệm. Giáo dục kinh - Nêu được 2 2. Tiết kiệm 3 TN tế biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ...).
  4. Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ đánh giá TT Mạch nội dung Chủ đề giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết: - Nhận biết được một số giấy tờ chứng minh công dân. - Nhận biết 3. Công dân được khái nước Cộng niệm công dân 1TN hoà xã hội chủ Thông hiểu: 2 TN 1TL nghĩa Việt - Hiểu được Nam quốc tịch Việt Nam, Vận dụng : Giáo dục pháp -Xác định luật được và giải tích được căn cứ xác định công dân Nhận biết: - Nêu được các quyền cơ bản của công dân. 4. Quyền và Thông hiểu: nghĩa vụ cơ Hiểu được một 1TN 2 TN bản của công số quyền cơ 1TL dân bản của công dân nêu được các quyền cơ bản của công dân
  5. Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ đánh giá TT Mạch nội dung Chủ đề giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết: -Biết được một số quyền cơ bản của trẻ em. Thông hiểu - Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. 5. Quyền cơ Vận dụng bản của trẻ 2 TN 1TN 0.5TL 0.5TL thấp: em - Nhận xét được các việc làm đúng sai trong tình huống cụ thể và giải thích được vì sao Vận dụng cao -Đề xuất được các giải pháp trong tình huống cụ thể Tổng 12 4 .5 1 0.5 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70% 30%
  6. KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Môn: GDCD – Lớp 6 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ………….. SBD: ……………… A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy làm bài: Ví dụ: 1 - A, 2 - B, … Câu 1. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, khi lũ quét, lũ ống, sạt lỡ đất ,chúng ta cần tránh A. ở nguyên trong nhà. B. tìm nơi trú ẩn an toàn. C. chuẩn bị đèn pin,thực phẩm. D.đi qua suối để về nhà. Câu 2. Đâu là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? A. Mưa gió, sấm sét. B. Người lạ theo dõi, C. Bạn cùng lớp bắt nạt. D. Đi xe bị lấn ép. Câu 3. Ngạt và nhiễm độc khí dẫn tới tử vong là hậu quả của tình huống nguy hiểm nào dưới đây? A.Hoả hoạn. B. Đuối nước. C.Điện giật. D.Sét đánh. Câu 4. Chúng ta phải tiết kiệm vì tiết kiệm A. giúp ta sống vui vẻ lạc quan B. mang lại niềm vui cho mọi người C. thể hiện con người có văn hóa, có đạo đức D. thể hiện sự quý trọng kết quả sức lao động của mình và của người khác Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của tiết kiệm? A. Luôn tắt điện và khoá vòi nước khi không dùng đến. B. Quần áo mặc liên tục một đến hai tuần mới giặt để tiết kiệm nước. C. Chỉ mua sắm những vật dụng thật sự cần thiết. D. Lấy đồ ăn ở chỗ công cộng, chỉ lấy vừa đủ dùng. Câu 6. Ý nào dưới đây nói chưa đúng về cách rèn luyện lối sống tiết kiệm?
  7. A. Sắp xếp việc làm khoa học. B. Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động. C. Lấy thật nhiều đồ ăn khi đi ăn tự chọn ở nhà hàng dù không ăn hết. D. Tiết kiệm của cải, thời gian, sức lực. Câu 7. Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào? A. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ. B. Bạn A là người Việt gốc Mĩ. C. Bạn A là công dân của Việt Nam. D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mĩ. Câu 8. Loại giấy tờ nào không đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam? A. Giấy khai sinh. B. Hộ chiếu. C. Chứng minh thư. D. Bảo hiểm y tế Câu 9. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Công dân là những người sống trên một đất nước. B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói. C. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật qui định. D. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định. Câu 10. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm thuộc nhóm quyền A. chính trị. B. văn hóa, xã hội. C. dân sự. D. kinh tế. Câu 11. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em? A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch. B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể. C. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập. D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Câu 12. Đâu không phải quyền của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bảo vệ Tổ quốc. C. Tự do ngôn luận. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 13. Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em? A.Trẻ em có quyền có quốc tịch. B.Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. C.Trẻ em được tiêm phòng vacxin theo quy định của nhà nước. D.Trẻ em được viết thư kết bạn giao lưu với bạn bè. Câu 14. Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm phòng vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào? A.Nhóm quyền bảo vệ. B.Nhóm quyền phát triển C. Nhóm quyền sống còn. D.Nhóm quyền tham gia Câu 15: Những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thuộc nhóm quyền A. bảo vệ của trẻ em. B. phát triển của trẻ em. C. tham gia của trẻ em. D. sống còn của trẻ em. PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) Bố mẹ M là người nước Anh mang quôc tịch Anh, qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, M sinh ra ở Việt Nam. Theo em, M có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao?
  8. Câu 2 (2.0 điểm). Em hiểu thế nào là quyền cơ bản của công dân? Hãy kể tên 5 quyền cơ bản mà công dân Việt Nam được hưởng? Câu 3 (2,0 điểm) Mạnh rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Mạnh thường xuyên chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Mạnh không được phép chơi nữa. Mạnh cảm thấy ấm ức vì cho rằng chơi điện tử là hình thức giải trí và là quyền của trẻ em nên bố không được cấm. a, Theo em Mạnh nghĩ như vậy là đúng hay sai? Vì sao? b, Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn điều gì? ----------------HẾT--------------- HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,33 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Câu
  9. D A A D B C A D D C A B C A C Đáp án PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 Yêu cầu Điểm - M không phải là công dân Việt Nam 0.5đ - Vì M sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ M là người mang quốc tịch Anh chỉ 0.5đ sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống- quốc tịch của cha hoặc mẹ). Câu 2 - Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản của công dân được hưởng và được 1đ Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật. - Công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền cơ bản như: + Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; 1đ + Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bầu cử và ứng cử; + Quyền tự do ngôn luận; quyền đi lại tự do; + Quyền tự do kinh doanh... + Quyền học tập Câu 3 a. Nhận xét: Theo em Mạnh nghĩ như vậy sai vì: 1đ + Chơi trò chơi điện tử bạo lực, không phải là một hoạt động giải trí lành mạnh + Thường xuyên dễ bị ảnh hưởng bởi hậu quả xấu như: nghiện trò chơi điện tử, có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút (như: mắt kém, cơ thể chậm phát triển do ngồi nhiều lười vận động,..) + Tốn kém tiền bạc, học tập sa sút => Do đó, việc bố Mạnh cấm không cho Mạnh chơi là vì muốn tốt cho Mạnh.
  10. b. Khuyên Mạnh: + Bạn không nên giận bố, vì bố bạn cấm bạn chơi trò điện tử bạo lực là muốn tốt cho 1đ bạn. + Bạn với mình đều biết rằng: khi nghiện trò chơi điện tử thì sẽ sao nhãng việc học hành, thường có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút như mắt kém đi… + Mình đang tuổi học, nếu không tập trung vào học hành sẽ đánh mất tương lai tốt đẹp phía trước. + Bố mẹ không thể lúc nào cũng theo và lo cho chúng ta suốt đời, nên chúng ta phải cố gắng học hành vì cuộc sống sau này. Do đó chúng ta nên cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để không phụ công của bố mẹ, thầy cô. PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II xxxĐỀ CHÍNH THỨCxxx NĂM HỌC 2023-2024 (Đề gồm có 02 trang) Môn: GDCD – Lớp 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao MÃ ĐỀ: B đề) Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ………….. SBD: ……………… A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy làm bài: Ví dụ: 1 - A, 2 - B, … Câu 1. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em? A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch. B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể. C. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập. D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Câu 2. Quyền trẻ em không bao gồm quyền nào dưới đây? A. Quyền bí mật đời sống riêng tư. B. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp. C. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục. D. Quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước. Câu 3. Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em? A.Trẻ em có quyền có quốc tịch. B.Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. C.Trẻ em được tiêm phòng vacxin theo quy định của nhà nước. D.Trẻ em được viết thư kết bạn giao lưu với bạn bè.
  11. Câu 4. Trường hợp nào sau đây là công dân Việt Nam ? A. Người có quốc tịch Pháp B. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam C. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài D. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài Câu 5: Loại giấy tờ nào không đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam ? A. Giấy khai sinh. B. Hộ chiếu. C. Chứng minh thư. D. Bảo hiểm y tế Câu 6. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Công dân là những người sống trên một đất nước. B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói. C. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật qui định. D. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định. Câu 7. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, khi lũ quét, lũ ống, sạt lỡ đất, chúng ta cần tránh A. ở nguyên trong nhà. B. tìm nơi trú ẩn an toàn. C.chuẩn bị đèn pin,thực phẩm. D.đi qua suối để về nhà . Câu 8. Tình huống nguy hiểm nào dưới đây gây ra bởi con người? A. Dông, sét. B. Bão, lũ lụt. C. Bị bắt cóc. D. Dòng nước xoáy. Câu 9. Ngạt và nhiễm độc khí dẫn tới tử vong là hậu quả của tình huống nguy hiểm nào dưới đây? A.Hoả hoạn. B. Đuối nước. C.Điện giật. D.Sét đánh. Câu 10. Quyền nào dưới đây không phải là quyền cơ bản của trẻ em? A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể. B. Quyền được chăm sóc sức khoẻ. C. Quyền tự do vui chơi, giải trí thoả thích. D. Quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện. Câu 11: Những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thuộc nhóm quyền nào? A. Bảo vệ của trẻ em. B. Phát triển của trẻ em. C. Tham gia của trẻ em. D. Sống còn của trẻ em. Câu 12. Chúng ta phải tiết kiệm vì tiết kiệm A. giúp ta sống vui vẻ lạc quan B. mang lại niềm vui cho mọi người C. thể hiện con người có văn hóa, có đạo đức D. thể hiện sự quý trọng kết quả sức lao động của mình và của người khác Câu 13. Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của tiết kiệm? A. Luôn tắt điện và khoá vòi nước khi không dùng đến. B. Quần áo mặc liên tục một đến hai tuần mới giặt để tiết kiệm nước. C. Chỉ mua sắm những vật dụng thật sự cần thiết. D. Lấy đồ ăn ở chỗ công cộng, chỉ lấy vừa đủ dùng.
  12. Câu 14. Ý nào dưới đây nói chưa đúng về cách rèn luyện lối sống tiết kiệm? A. Sắp xếp việc làm khoa học. B. Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động. C. Lấy thật nhiều đồ ăn khi đi ăn tự chọn ở nhà hàng dù không ăn hết. D. Tiết kiệm của cải, thời gian, sức lực. Câu 15: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm thuộc nhóm quyền A. chính trị. B. văn hóa, xã hội. C. dân sự. D. kinh tế. PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1.0điểm) Bố mẹ M là người nước Anh mang quôc tịch Anh, qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, M sinh ra ở Việt Nam. Theo em, M có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao? Câu 2 (2.0 điểm). Em hiểu thế nào là quyền cơ bản của công dân? Hãy kể tên 5 quyền cơ bản mà công dân Việt Nam được hưởng? Câu 3 (2,0 điểm) Bố mẹ lo sợ bị bạn xấu lôi kéo rủ rê nên đã kiểm soát bạn H rất chặt chẽ. Hằng ngày, bố mẹ luôn tự đưa đón H đi học dù nhà gần trường. Bố mẹ còn không cho H tham gia bất cứ hoạt động ngoại khoá nào do lớp hoặc trường tổ chức. Thậm chí có lần, H còn bắt gặp mẹ đang đọc nhật kí của mình. H rất buồn nhưng chỉ in lặng không dám nói gì. a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của H trong trường hợp trên? b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình? ----------------HẾT---------------- HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
  13. Mỗi đáp án đúng 0,33 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Câu A D D C D D D C A C C D B C C Đáp án PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 Yêu cầu Điểm - M không phải là công dân Việt Nam 0.5đ - Vì M sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ M là người mang quốc tịch Anh chỉ 0.5đ sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống- quốc tịch của cha hoặc mẹ). Câu 2 - Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản của công dân được hưởng và được 1đ Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật. - Công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền cơ bản như: + Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; 1đ + Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bầu cử và ứng cử; + Quyền tự do ngôn luận; quyền đi lại tự do; + Quyền tự do kinh doanh... + Quyền học tập Câu 3 a. Nhận xét: Theo em, bạn H không nên im lặng như vậy. Hành động im lặng của H có thể là do 1đ cảm thấy lo lắng, đau đớn và bất lực trước việc bị bố mẹ kiểm soát chặt chẽ. H nên chia sẻ với bố mẹ nhiều hơn và khuyên nhủ bố mẹ.
  14. b. Khuyên H: Nên nói trực tiếp với bố mẹ về cách họ kiểm soát và giới hạn quyền tự do của H, H cần phải lên tiếng và trình bày quan điểm của mình một cách rõ ràng và tự tin, 1đ nhưng không nên tranh cãi hoặc nổi giận.Tìm cách thuyết phục bố mẹ cho phép H tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc tổ chức bởi trường học hoặc lớp học. H có thể đưa ra những lợi ích mà anh ta sẽ đạt được từ việc tham gia các hoạt động này, cũng như những bằng chứng và tài liệu về tính an toàn và tiêu chuẩn đối với các hoạt động đó. khuyên nhủ bố mẹ và chia sẻ với bố mẹ về cảm giác của mình và nói cho bố mẹ nghe về Quyền cơ bản của trẻ em.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2