intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GDCD – LỚP 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây ghi vào khung bài làm. Câu 1: Công dân là A. người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định. B. người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định. C. người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định. D. người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định. Câu 2: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào. B. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam. C. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. D. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định. Câu 3. Để biết một người là công dân nước nào ta căn cứ vào đâu? A. Màu da. B. Nơi cư trú. C. Nơi sinh. D. Quốc tịch. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “quyền cơ bản của công dân”? A. Là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng. B. Nhà nước đảm bảo cho công dân thực hiện quyền của mình. C. Những việc mà công dân phải thực hiện theo quy định trong Hiến pháp. D. Những quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Câu 5. Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền chính trị của công dân Việt Nam? A. Quyền tự do đi lại và cư trú. C. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Câu 6. Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền kinh tế của công dân Việt Nam? A. Quyền tự do kinh doanh. B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. C. Quyền tự do đi lại và cư trú. D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí Câu 7:  Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): …………… là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ. A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân. C. Quốc tịch. B. Quyền cơ bản của công dân. D. Hiến pháp. Câu 8: Ở Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? A. Thứ hai. B. Thứ tư. C. Thứ ba. D. Thứ nhất. Câu 9: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?
  2. A. Ba nhóm . B. Sáu nhóm. C. Bốn nhóm . D. Mười nhóm. . Câu 10: Người nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Trẻ em có cả cha và mẹ đều là công dân của Việt Nam. B. Người nước ngoài đã được nhập quốc tịch Việt Nam. C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai. D. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Câu 11: Trường hợp nào dưới đây là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. B. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống. C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam. D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai. Câu12: Công dân mang quốc tịch Việt Nam là A. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam. B. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam. C. người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. D. chuyên gia người nước ngoài làm việc lâu năm tại thổ Việt Nam. Câu 13. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: H nhận được thư của một bạn học cũ. H rất vui đọc đi đọc lại nhiều lần bức thư ấy rồi ngồi vào bàn học viết thư hồi âm cho bạn. Trong lúc đang viết dở thì mẹ gọi, nhờ H làm việc nhà. H kẹp cả hai bức thư và quyển nhật ký cất trong ngăn bàn, rồi đi xuống nhà. Chị gái K vô tình phát hiện ra bức thư và quyển nhật ký được H dấu trong ngăn bàn nên lấy ra đọc. Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã vi phạm quyền trẻ em? A. Bạn H. B. Mẹ H . C. Cả chị K và mẹ H. D. Chị K . Câu 14. Em A mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông bà B là chủ quán phở nhận nuôi. Hàng ngày em phải làm việc giúp bố mẹ nuôi từ sáng sớm đến tối mịt, trong khi làm không may bị rơi vở đồ thì sẽ bị đánh, hành hạ rất dã man. Vậy hành vi của ông bà B, đã vi phạm nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền sống còn. B. Nhóm quyền phát triển. C. Nhóm quyền bảo vệ D. Nhóm quyền tham gia. Câu 15. Trong buổi thảo luậnvề quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em, các bạn trong lớp có nhiều ý kiến khác nhau, Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Học tập là quyển của trẻ em, không phải là nghĩa vụ của trẻ em vì không ai bắt buộc phải đi học. B. Học tập là nghĩa vụ của trẻ em bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.
  3. C. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của trẻ em vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc. D. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ trẻ em. Trẻ em được hưởng quyển học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước. II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1: (2đ) Nêu ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em? Câu 2: (1đ) Nêu nội dung nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia của trẻ em? Câu 3: (2đ). Nghỉ học, N được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, N bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên N cố gắng thoát khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi gần đó thấy N gặp nguy hiểm nên gọi cứu hộ trên biển và N được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền. a. Em có nhận xét gì về cách ứng phó của bạn N? b. Nếu em là N, trong tình huống trên em sẽ làm như thế nào? BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời II. TỰ LUẬN: (5đ) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây ghi vào phần trả lời. Câu 1. Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật A. được hưởng quyền và làm nghĩa vụ. B. phải có trách nhiệm với cộng đồng. C. phải có nghĩa vụ với cộng đồng. D. được hưởng tất cả quyền mình muốn. Câu 2: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch A. nhiều nước. B. nước ngoài. C. Việt Nam. C. quốc tế. Câu 3. Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào A. ngôn ngữ. B. quốc tịch. C. màu da. D. nơi cư trú Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thuộc nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam? A. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Câu 5. Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền kinh tế của công dân Việt Nam? A. Quyền bình đẳng giới. B. Quyền học tập. D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. D. Quyền có việc làm.
  4. Câu 6. Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam? A. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. B. Quyền tự do đi lại và cư trú. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Câu 7: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm. A. Bổn phận cơ bản của trẻ em. C. Quyền lợi cơ bản của trẻ em. B. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em. D. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em. Câu 8: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? A. 1998. B. 1989. C. 1986. D. 1987 Câu 9: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản? A. Hai nhóm cơ bản. B. Ba nhóm cơ bản. C. Bốn nhóm cơ bản. D. Mười nhóm cơ bản. Câu 10: Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. B. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam. C. trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai. D. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam. Câu 11: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam. B. người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định. C. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam. D. người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Câu 12: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người A. sống trên lãnh thổ một đất nước. C. có quốc tịch Việt Nam. B. làm việc và sống ở Việt Nam. D. có quyền và nghĩa vụ theo qui định. Câu 13. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: P là con gái của ông C và K. Do gia đình coi trọng vấn đề “con trai nối dõi tông đường”, nên ông C và bà K đối xử thiên vị giữa các con: P phải làm hết các việc nhà; thậm chí còn thường xuyên đánh, mắng em. Trong khi em trai của P được bố mẹ cưng chiều, được bố mẹ mua cho nhiều đồ chơi, quần áo mới. Theo em, trong tình huống trên, ông C và bà K đã vi phạm nhóm quyền nào của trẻ em? A. Quyền được sống còn. B. Quyền được bảo vệ. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được tham gia.
  5. Câu 14. Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền bảo vệ. B. Nhóm quyền phát triển. C. Nhóm quyền tham gia. D. Nhóm quyền sống còn. Câu 15. Gần cuối năm, Thanh rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham trải nghiệm ở một khu di tích lịch sử. Thanh xin bố mẹ đăng kí để đi cùng. Thế nhưng bố mẹ bạn ấy không đồng ý. Bố mẹ Thanh xin phép cô giáo cho bạn ấy ở nhà vì bị say xe. Thanh rất buồn và có ý không hài lòng với bố mẹ. Theo em, Thanh có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không? A. Thanh không có quyền được tham gia vì bố mẹ không Thanh đồng ý. B. Thanh không có quyền tham gia vì Thanh còn quá nhỏ tuổi. C. Thanh phải ở nhà phụ giúp mẹ, vì mẹ không cho tham gia. D. Trẻ em có quyền tham gia các hoạt động có ích nên Thanh có quyền tham gia. II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1: (2đ) Nêu ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em? Câu 2: (1đ) Nêu nội dung nhóm quyền sống còn và nhóm quyền bảo vệ của trẻ em? Câu 3: (2 điểm). Nghỉ học, N được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, N bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên N cố gắng thoát khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi gần đó thấy N gặp nguy hiểm nên gọi cứu hộ trên biển và N được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền. a. Em có nhận xét gì về cách ứng phó của bạn N? b. Nếu em là N, trong tình huống trên em sẽ làm như thế nào? BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM:(5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời II. TỰ LUẬN: (5đ) TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2