intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&DT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II - LỚP 6 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ 1: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Câu 1: Đâu không phải là Tình huống nguy hiểm từ con người? A. Bắt cóc. B. Xâm hại tình dục. C. Bạo lực học đường. D. Lũ quét, sạt lở đất. [] Câu 2: Muốn được trợ giúp, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây? A. Số 111. B. Số 112. C. Số 113. D. Số 114. [] Câu 3: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm A. xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên. B. gây ra bởi hành vi của con người như: trộm cắp, cướp giật… C. xảy ra bất ngờ từ sự bất cẩn của con người, như: hảo hoạn, cháy nổ… D. xảy ra từ một hành vi có chủ đích của con người, ví dụ: bắt nạt, xâm hại… [] Câu 4: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần A. không tìm hiểu các tình huống nguy hiểm. B. học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm. C. lo lắng, sợ hãi khi gặp tình huống nguy hiểm. D. chọn nơi vắng người để trốn tránh. [] Câu 5: Tiết kiệm được hiểu là A. sử dụng tràn lan, bừa bãi của cải, thời gian. B. khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. chăm chi, nỗ lực làm việc, không ngại khó khăn, gian khổ. D. sử dụng hợp lí, hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. [] Câu 6: Những việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính tiết kiệm? A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. B. Tắt các thiết bị khi không sử dụng. C. Hoàn thành công việc đúng hạn. D. Mua nhiều quần áo để trưng diện, sống ảo. [] Câu 7: Tiến kiệm sẽ giúp con người A. vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt được thành công. B. sống biệt lập, không quan tâm tới mọi người xung quanh. C. biết quí trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân. D. trở nên ích kỉ, keo kiệt, bủn xỉn. []
  2. Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về tính tiết kiệm? A. Năng nhặt chặt bị. B. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện. C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. D. Phí của giời, mười đời chẳng có. [] Câu 9: Khái niệm “công dân” được hiểu là A. người dân của một nước. B. người có công với Tổ quốc. C. người vô gia cư. D. người làm trong các cơ quan công vụ. [] Câu 10: Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? A. Quốc ca. B. Quốc kì. C. Quốc hoa. D. Quốc tịch. [] Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đòi sống của mỗi công dân. B. Là các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong Hiến pháp. C. Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân. D. Quyền công dân tách rời với nghĩa vụ công dân. [] Câu 12: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Công dân không được phép tham gia bầu cử. B. Mọi công dân đều được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự. C. Công dân có quyền tự do kinh doanh những mặt hàng pháp luật không cấm. D. Công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào các cơ quan nhà nước. [] Câu 13: Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để A. được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. B. phát triển tốt nhất về thể chất. C. phát triển các năng khiếu như: ca hát, vũ đạo… D. được tiêm phòng Vắc-xin và khám chữa bệnh miễn phí. [] Câu 14: Đối với gia đình, trẻ em cần có bổn phận như thế nào? A. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. B. Ganh ghét, đố kị, tị nạnh với anh/ chị/ em. C. Dựa dẫm, ỉ lại vào sự yêu thương của bố mẹ. D. Chỉ cần chăm ngoan, học giỏi, không cần lễ phép. [] PHẦN II: TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1:(2,0 điểm) M sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con nên chỉ học hết lớp 6 em đã phải ở nhà đi làm phụ giúp bố mẹ bán hàng ăn. Hằng ngày, em phải làm rất nhiều công việc, từ nhóm lò than, dọn dẹp đến rửa bát, bưng bê đồ ăn cho khách. Công việc khá vất vả lại lặp đi lặp lại nên M rất buồn. Em chỉ ước được đến trường như các bạn nhưng lại không dám đề xuất ý kiến với bố mẹ.
  3. Trong trường hợp này, những quyền gì của trẻ em đã bị xâm phạm? Bạn M sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng trên ? Câu 2:(1,0 điểm) K mồ côi bố mẹ nên phải sống chung với cậu mợ, học hết lớp 5, cậu mợ không cho K đến lớp nữa, bắt K ở nhà phụ giúp công việc nhà và hầu hết thời gian rảnh K đều phải làm việc không được vui chơi như các bạn cùng tuổi. Biết chuyện, cán bộ của xã đã đến động viên, khuyên nhủ cậu mợ cho K đi học và được vui chơi với bạn bè. Theo em, trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm quyền của trẻ em? Vì sao? ..........HẾT......... Lưu ý: đề kiểm tra có 2 trang
  4. SỞ GD&DT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II - LỚP 6 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ: 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(7,0 điểm) Câu 1: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bắt cóc xảy ra chúng ta nên A. đi một mình nơi vắng người. B. cảnh giác và hạn chế tiếp xúc với người lạ. C. đi đâu không xin phép bố mẹ. D. dễ dàng kết bạn với người lạ. [] Câu 2: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần A. nghĩ các tình huống nguy hiểm không quan trọng. B. không cần học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm. C. bình tĩnh, tìm cách thoát ra khỏi nguy hiểm. D. khi gặp nguy hiểm không cần sự trợ giúp của người khác. [] Câu 3: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là A. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản. B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản. C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người. D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người. [] Câu 4: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên bất ngờ xảy ra chúng ta nên A. đi một mình khi xuất hiện mưa lớn. B. tập quan sát, nhận biết những yếu tố gây nguy hiểm. C. lo lắng, sợ hãi khi xuất hiện các hiện tượng tự nhiên. D. không cần sự giúp đỡ của người lớn… [] Câu 5: Người biết tiết kiệm là người như thế nào? A. Biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch. B. Biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. C. Chi tiêu hào phóng, mua thật nhiều đồ ăn, trang phục. D. Biết yêu thương, đồng cảm với người khác. [] Câu 6: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm? A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. B. Quên tắt điện khi ra khỏi nhà. C. Thường xuyên quên khóa vòi nước. D. Bật điều hòa cả ngày, ngay cả khi đi ra ngoài. [] Câu 7: Tiến kiệm sẽ giúp con người A. vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt được thành công. B. sống biệt lập, không quan tâm tới mọi người xung quanh. C. biết quí trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân. D. trở nên ích kỉ, keo kiệt, bủn xỉn. []
  5. Câu 8: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người? A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động. B. Xài thoải mái. C. Làm gì mình thích. D. Có làm thì có ăn. [] Câu 9: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi. B. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam. C. Người nước ngoài sang Việt Nam công tác. D. Người Việt Nam đi công tác tại nước ngoài. [] Câu 10: Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để xác định công dân của một nước? A. Tiếng nói. B. Màu da C. Nơi sống D. Quốc tịch [] Câu 11: Nghĩa vụ cơ bản của công dân là? A.Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện. B.Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện. C. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện. D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện. [] Câu 12: Hành vi nào thực hiện chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân? A. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ mọi người trong gia đình. B. Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định. C. Tự giác tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư. D. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật. [] Câu 13: Quy định “Trẻ em có quyền được khai sinh” thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền được sống còn. B. Quyền được bảo vệ. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được tham gia. [] Câu 14: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em? A.Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện. B. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc. C. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích. D. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình. [] PHẦN II: TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1:(2,0 điểm) Sau giờ tan học, đường phố thường rất đông người, đôi khi còn tắc đường ở những ngã ba, ngã tư nữa. T rất muốn sau buổi học không phải về nhà ngay mà được đạp xe lượn một vòng qua nhiều đường phố, khoảng chừng một giờ. T nói với bố về nguyện vọng của mình. Bố T
  6. không đồng ý và yêu cầu T phải về nhà ngay, không được la cà, dù chỉ là ít phút. T cho rằng bố áp đặt, không tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. - T suy nghĩ như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Câu 2:(1,0 điểm) Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã bỏ bê chuyện học hành. Theo em,việc làm của H đúng hay sai? Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn điều gì? ..........HẾT.........
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2