intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Nội Mức độ đánh giá Tổng dung/chủ đề/bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Tổng học câu điểm TNK TNK TNK TNKQ TL TL TL TL Q Q Q 1. Phòng, chống 3,6 bạo lực 3 câu 1 câu 1 câu 1 câu 6 câu 7 học đường. 2. Quản 3 câu 1 câu 1 câu lí tiền. 5 câu 2,3 3 3. Phòng, chống tệ 1 8 câu 4,0 3 câu 2 câu 1 câu 1 câu nạn xã câu hội Tổng 10 câu 4 câu 4 câu 1 câu 19 10 câu câu Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 NĂM HỌC 2022 - 2023 Vận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao 1. Nhận biết: Phòng, - Nhận biết hành vi bạo lực và chống không có bạo lực học đường. bạo lực - Nhận biết khái niệm. học Thông hiểu: đường. - Hiểu được nguyên nhân bạo 3 TN 1 TN+ 1 TL 1 TN lực học đường. - Hiểu bạo lực học đường tệ nạn. Vận dụng: - Giải quyết tình huống xảy ra bạo lực học đường. 2. Quản Nhận biết: Nhận biết cách lí tiền. quản lí tiền và không biết quản lí tiền. - Nhận biết cách tạo thu nhập 3 TN 1 TN + 1 TL của học sinh. Vận dụng: Xử lý tình huống 3. Nhận biết: Nhận biết khái Phòng, niệm. Nhận biết qua hành vi chống tệ pháp luật về phòng chống tệ nạn xã nạn xã hội. hội Thông hiểu: Hiểu được nguyên nhân và trách nhiệm 3 TN + 1 TL 2 TN 1 TN 1 TL của bản thân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội. Vận dụng: Xử lý tình huống. Vận dụng cao: Viết được đoạn văn nêu tác hại của tệ nạn xã hội. Tổng 9 TN + 1 TL 3 TN+ 1 TL 3 TN+ 1 TL 1 TL
  3. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN MÔN: GDCD 7 Họ tên:______________________________ Năm học: 2022 – 2023 Lớp 7/....... Thời gian: 45 phút( không kể giao đề) ĐỀ A Phần I: Trắc nghiệm( 5,0 điểm) Em hãy điền chữ cái được cho là đúng vào ô trống phần bài làm. Câu 1. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây? A. Đánh đập con cái thậm tệ. B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. C. Nhắc nhở học sinh riêng tư. D. Phân biệt đổi xử giữa các con. Câu 2: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh. B. Giáo viên lãng mạ học sinh trên lớp. C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng. D. Giáo viên nhắc nhở học sinh vi phạm nhẹ nhàng, riêng tư. Câu 3: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là A. đánh đập. B. quan tâm. C. sẻ chia. D. cảm thông. Câu 4: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái. C. thiếu sự giáo dục của gia đình. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 5: Trên đường đi học về, T thấy bạn cùng lớp mình đang bị một nhóm học sinh trường khác chặn đường để lấy tiền. Nếu em là T, trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì? A. Đi qua coi như chưa thấy chuyện gì xảy ra. B. Cùng nhóm bạn trường khác tham gia vào trấn lột tài sản của bạn. C. Rút điện thoại ra và quay live stream đăng lên mạng xã hội. D. Tìm sự giúp đỡ của những người đi đường gần đó ngăn chặn. Câu 6: Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên. B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu. C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. D. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả? A. Chi tiêu hợp lí. B. Tiết kiệm thường xuyên. C. Tăng nguồn thu nhập. D. Mua nhiều đồ xa xỉ. Câu 8: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây? A. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền. B. Thu gom phế liệu. C. Làm tài xế xe ôm công nghệ. D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt. Câu 9: Mỗi tháng mẹ cho M 500.000, do tiêu sài hoang phí, số tiền đó thường hết rất nhanh. Một hôm, M muốn mua một mẫu áo mới ra mắt giá 300 000 đồng nhưng chỉ có 90 000 đồng. M hỏi vay V và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền. Nếu em là V, em sẽ xử lí thế nào? A. Là bạn thân nên cho M vay ngay cần cần giả lại. B. Khuyên bạn đừng hoang phí mà hãy tiết kiệm. C. Cho bạn vay sau này trả. D. Không cho vay và bảo bạn vay người khác. Câu 10: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là A. tệ nạn xã hội. B. vi phạm đạo đức. C. vi phạm quy chế. D. vi phạm pháp luật. Câu 11: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Hành nghề mê tín, dị đoan. B. Mua bán trái phép chất ma túy. C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh. D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Câu 12: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống
  4. tệ nạn xã hội? A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc. B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý. D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá. C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý Câu 13: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? A. Bố mẹ nuông chiều con cái. B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội. C. Kinh tế kém phát triển. D. Lười làm, ham chơi, đua đòi. Câu 14: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình. B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền. Câu 15: Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Đồng ý vào chơi cùng bạn. B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi. C. Khuyên bạn không nên tham gia. D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác cùng tham gia. Phần II: Tự luận( 5,0 điểm) Câu 1( 1,0 điểm). Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân có trách nhiệm như thế nào? Câu 2( 2,0 điểm). Bạo lực học đường có phải là tệ nạn xã hội không? Câu 3( 1,0 điểm). M muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng chỉ có 40.000 đồng. M hỏi vay Q 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng. Nếu là Q, em sẽ xử lý như thế nào? Câu 4(1,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của mình về tác hại của tệ nạn xã hội. BÀI LÀM Phần 1- Trắc nghiệm khách quan. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Người duyệt đề Người ra đề
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Phần I: Trắc nghiệm ( 5,0 điểm) * Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B D A A D C D B B A C A D B C Phần II: Tự luận ( 5,0 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 - Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội: ( 1,0 điểm) + Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật. + Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và 1,0 địa phương tổ chức. + Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Câu 2 - Đối với xã hội, bạo lực học đường là một trong những nguyên nhân chính gây 1,0 ( 2,0 điểm) ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng, gây hỗn loạn xã hội và mất đoàn kết trong tập thể. (Học sinh có câu trả lời khác đúng vẫn cho điểm) Câu 3 - Nếu em là Q, em sẽ nói với bạn rằng việc mua bóng là việc không cần thiết ( 1,0 điểm) ngay lúc này, bạn có thể để dành tiền để sau này mua. 1,0 (Học sinh có câu trả lời khác đúng vẫn cho điểm) Câu 4 Tệ nạn xã hội gây ra không ít hậu quả cho đời sống của con người trong xã hội. ( 1,0 điểm) nhắc đến vấn đề tệ nạn, ta thường đề cập đến một số hình thức như rượu chè, cá độ, nghiện game quá mức, rượu chè, mại dâm, ma túy,... Danh sách này thật dài và số người thuộc nhóm tệ nạn xã hội cũng thế, ngày một tăng. Đặc biệt trong 1,0 giới thanh niên, trong độ tuổi lao động, đang có những sự suy thoái về mặt đạo đức dẫn đến những hành vi trái với thuần phong mỹ thuật thậm chí là vi phạm pháp luật. Tỉnh táo trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội sẽ giúp cho bản thân, gia đình và toàn xã hội có cuộc sống tốt lành hơn. Bởi lẽ những hành vi tệ nạn luôn đem đến những hậu quả không thể lường trước được. Mỗi cá nhân, chúng ta hãy biết ý thức về vấn đề ấy và hành động vì một xã hội nói không với tệ nạn xã hội. (Học sinh có câu trả lời khác đúng vẫn cho điểm)
  6. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Nội Mức độ đánh giá Tổng dung/chủ đề/bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Tổng học câu điểm TNK TNK TNK TNKQ TL TL TL TL Q Q Q 1. Phòng, chống 3,6 bạo lực 3 câu 1 câu 1 câu 1 câu 6 câu 7 học đường. 2. Quản 3 câu 1 câu 1 câu lí tiền. 5 câu 2,3 3 3. Phòng, chống tệ 1 8 câu 4,0 3 câu 2 câu 1 câu 1 câu nạn xã câu hội Tổng 10 câu 4 câu 4 câu 1 câu 19 10 câu câu Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%
  7. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 NĂM HỌC 2022 - 2023 Vận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao 1. Nhận biết: Phòng, - Nhận biết hành vi bạo lực và chống không có bạo lực học đường. bạo lực - Nhận biết khái niệm. học Thông hiểu: 3 TN 1 TN+ 1 TL 1 TN đường. - Hiểu được cách phòng tránh bạo lực học đường ở học sinh. Vận dụng: - Giải quyết tình huống xảy ra bạo lực học đường. 2. Quản Nhận biết: Nhận biết cách lí tiền. quản lí tiền và không biết quản lí tiền. - Nhận biết câu tục ngữ về 3 TN 1 TN + 1 TL tiết kiệm tiền. Vận dụng: Xử lý tình huống 3. Nhận biết: Nhận biết khái Phòng, niệm. Nhận biết câu tục ngữ. chống tệ Nhận biết qua văn bản pháp nạn xã luật phòng chống tệ nạn xã hội hội. Kể được tên các tệ nạn xã hội. Thông hiểu: Hiểu được con 3 TN + 1 TL 2 TN 1 TN 1 TL đường dẫn tới HIV. Hiểu được trách nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội. Vận dụng: Xử lý tình huống. Vận dụng cao: Viết được đoạn văn nêu tác hại của tệ nạn xã hội. Tổng 9 TN + 1 TL 3 TN+ 1 TL 3 TN+ 1 TL 1 TL
  8. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN MÔN: GDCD 7 Họ tên:______________________________ Năm học: 2022 – 2023 Lớp 7/....... Thời gian: 45 phút( không kể giao đề) ĐỀ B Phần I: Trắc nghiệm ( 5,0 điểm) Em hãy điền chữ cái được cho là đúng vào ô trống phần bài làm. Câu 1. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây? A. Đánh đập con cái thậm tệ. B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. C. Nhắc nhở học sinh riêng tư. D. Phân biệt đổi xử giữa các con. Câu 2: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh. B. Giáo viên lãng mạ học sinh trên lớp. C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng. D. Giáo viên nhắc nhở học sinh vi phạm nhẹ nhàng, riêng tư. Câu 3: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây? A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực gia đình. C. Bạo lực cộng đồng. D. Bạo lực xã hội. Câu 4: Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Kết bạn với những người bạn tốt. B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường. C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè. Câu 5: Trên đường đi học về, T thấy bạn cùng lớp mình đang bị một nhóm học sinh trường khác chặn đường để lấy tiền. Nếu em là T, trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì? A. Đi qua coi như chưa thấy chuyện gì xảy ra. B. Cùng nhóm bạn trường khác tham gia vào trấn lột tài sản của bạn. C. Rút điện thoại ra và quay live stream đăng lên mạng xã hội. D. Tìm sự giúp đỡ của những người đi đường gần đó ngăn chặn. Câu 6: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen A. ứng phó với bạo lực học đường. B. học tập tự giác, tích cực. C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm. D. ứng phó với tâm lí căng thẳng. Câu 7 Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả? A. Hay đi chợ để nợ cho con. B. Tốt vay dày nợ. C. Ăn phải dành, có phải kiệm. D. Của đi thay người. Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả? A. Chi tiêu hợp lí. B. Tiết kiệm thường xuyên. C. Tăng nguồn thu nhập. D. Thỏa mái mua đồ mà mình thích. Câu 9: Mỗi tháng mẹ cho M 700.000, do tiêu sài hoang phí, số tiền đó thường hết rất nhanh. Một hôm, M muốn mua một mẫu áo mới ra mắt giá 500 000 đồng nhưng chỉ có 50 000 đồng. M hỏi vay V và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền. Nếu em là V, em sẽ xử lí thế nào? A. Là bạn thân nên cho M vay ngay cần cần giả lại. B. Khuyên bạn đừng hoang phí mà hãy tiết kiệm. C. Cho bạn vay sau này trả. D. Không cho vay và bảo bạn vay người khác. Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…… là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, mang tính phôt biến và gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội”. A. Tệ nạn xã hội. B. Xâm hại trẻ em. C. Bạo hành trẻ em. D. Ngược đãi động vật.
  9. Câu 11: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn xã hội mê tín dị đoan? A. Cờ bạc là bác thằng bần. B. Rượu cổ be, chè đáy ấm. C. Bói ra ma quét nhà ra rác. D. Ăn cắp quen tay/ Ngủ ngày quen mắt. Câu 12: Văn bản pháp luật nào sau đây thể hiện rõ nhất việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Luật trẻ em (năm 2016). B. Bộ luật Dân sự (năm 2015). C. Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2014). D. Bộ luật Hình sự (năm 2015). Câu 13: Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS? A. Cờ bạc. B. Ma túy và mại dâm. C. Rượu chè. D. Thuốc lá. Câu 14: Nhóm bạn gồm: P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội? A. Bạn P. B. Bạn K. C. Bạn L. D. Bạn T. Câu 15: P và Q đều là học sinh lớp 7A của trường THCS X. Vào giờ ra chơi, P rủ Q và một nhóm bạn khác cùng chơi đánh bài ăn tiền. Nếu là Q, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Từ chối chơi, nhưng đứng lại xem các bạn chơi đánh bài ăn tiền. B. Từ chối nhưng không ngăn các bạn vì không liên quan đến mình. C. Khuyên các bạn không nên chơi vì đó là một hình thức đánh bạc. D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia cho vui. Phần II: Tự luận( 5,0 điểm) Câu 1( 1,0 điểm). Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy kể tên những tệ nạn xã hội phổ biến? Câu 2( 2,0 điểm). Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bạo lực học đường? Câu 3( 1,0 điểm). Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng 3 người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm ? Câu 4( 1,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của mình về tác hại của tệ nạn xã hội. HẾT BÀI LÀM Phần 1- Trắc nghiệm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Người duyệt đề Người ra đề
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 NĂM HỌC 2022 - 2023 Phần I: Trắc nghiệm( 5,0 điểm) * Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B D A A D C C D B A C D B D C Phần II: Tự luận ( 5,0 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 - Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi 0,5 ( 1,0 điểm) phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội. - Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm: ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín 0,5 dị đoan,… Câu 2 Theo em, để phòng tránh bạo lực học đường học sinh cần: ( 2,0 điểm) + Kết bạn với những bạn tốt; + Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; 2,0 + Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường; + Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. (Học sinh có câu trả lời khác đúng vẫn cho điểm) Câu 3 - Em sẽ cùng các bạn mua ít đồ về tổ chức còn tiền dư mua sách vở tặng các ( 1,0 điểm) em vùng khó khăn, như vậy vừa tiết kiệm vừa có những kỉ niệm đẹp. 1,0 (Học sinh có câu trả lời khác đúng vẫn cho điểm) Câu 4 Tệ nạn xã hội gây ra không ít hậu quả cho đời sống của con người trong ( 1,0 điểm) xã hội. nhắc đến vấn đề tệ nạn, ta thường đề cập đến một số hình thức như rượu chè, cá độ, nghiện game quá mức, rượu chè, mại dâm, ma túy,... Danh sách này thật dài và số người thuộc nhóm tệ nạn xã hội cũng thế, ngày một 1,0 tăng. Đặc biệt trong giới thanh niên, trong độ tuổi lao động, đang có những sự suy thoái về mặt đạo đức dẫn đến những hành vi trái với thuần phong mỹ thuật thậm chí là vi phạm pháp luật. Tỉnh táo trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội sẽ giúp cho bản thân, gia đình và toàn xã hội có cuộc sống tốt lành hơn. Bởi lẽ những hành vi tệ nạn luôn đem đến những hậu quả không thể lường trước được. Mỗi cá nhân, chúng ta hãy biết ý thức về vấn đề ấy và hành động vì một xã hội nói không với tệ nạn xã hội. (Học sinh có câu trả lời khác đúng vẫn cho điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1