Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Mỹ, Măng Thít
lượt xem 3
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Mỹ, Măng Thít" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Mỹ, Măng Thít
- PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN GDCD – KHỐI LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Nhân vật nào dưới đây thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình. B. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. C. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền. D. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. Câu 2. Tệ nạn xã hội nào dưới đây học sinh thường dễ mắc phải ? A. Cờ bạc, ma túy, mại dâm. B. Mại dâm, nghiện rượu bia, cờ bạc. C. Mê tín dị đoan, cờ bạc, mại dâm. D. Hút thuốc, nghiện game, đua xe. Câu 3. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây? A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. D.Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Sống giản dị, trong sáng, lành mạnh. B. Nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội. C. Lo làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái. D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. Câu 5. Việc làm nào sau đây không phải là cách chi tiêu tiền hiệu quả? A. Chi tiêu các khoản sinh hoạt hợp lí. B. Gửi tiết kiệm một phần trong thu nhập. C. Sử dụng tiền tiết kiệm để chữa bệnh. D. Dùng toàn bộ tiền mừng tuổi để mua đồ chơi. Câu 6. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là? A. Đánh đập. B. Quan tâm. C. Chia sẻ. D. Cảm thông. Câu 7. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động: A. Trong lao động. B. Làm những gì mình thích.
- C. Trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển. D. Tìm kiếm việc làm. Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội? A. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội. B. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật. C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới. D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội. Câu 9. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường? A. T và D đi qua nhà ông H và bắt trộm gà của nhà ông H. B. K lấy kính của L và dẫm nát kính của L. C. T lấy bút của H để dùng khi chưa hỏi ý kiến của H. D. A trong giờ kiểm tra lén nhìn bài của B. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội? A. Đời sống vật chất được nâng cao. B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái. C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện. D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi. Câu 11. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền? A. Của thiên trả địa. B. Thắt lưng buộc bụng. C. Của chợ trả chợ. D. Còn người thì còn của. Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường? A. Sự sợ hãi của nạn nhân. B. Sự ám ảnh của nạn nhân. C. Sự nổi loạn của nạn nhân. D.Sự trầm cảm của nạn nhân. II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Em hãy nêu một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Theo em, quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Câu 2. (2.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Câu 3. (3.0 điểm) Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia. a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao? Nếu là bạn của C, em sẽ làm thế nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội. b) Em hãy thiết kế một khẩu hiệu về phòng, chống tệ nạn xã hội. -HẾT-
- PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN GDCD – KHỐI LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường? A. Sự sợ hãi của nạn nhân. B. Sự ám ảnh của nạn nhân. C. Sự nổi loạn của nạn nhân. D.Sự trầm cảm của nạn nhân. Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội? A. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội. B. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật. C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới. D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội. Câu 3. Việc làm nào sau đây không phải là cách chi tiêu tiền hiệu quả? A. Chi tiêu các khoản sinh hoạt hợp lí. B. Gửi tiết kiệm một phần trong thu nhập. C. Sử dụng tiền tiết kiệm để chữa bệnh. D. Dùng toàn bộ tiền mừng tuổi để mua đồ chơi. Câu 4: Nhân vật nào dưới đây thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình. B. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. C. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền. D. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. Câu 5. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường? A. T và D đi qua nhà ông H và bắt trộm gà của nhà ông H. B. K lấy kính của L và dẫm nát kính của L. C. T lấy bút của H để dùng khi chưa hỏi ý kiến của H. D. A trong giờ kiểm tra lén nhìn bài của B. Câu 6. Tệ nạn xã hội nào dưới đây học sinh thường dễ mắc phải ? A. Cờ bạc, ma túy, mại dâm. B. Mại dâm, nghiện rượu bia, cờ bạc. C. Mê tín dị đoan, cờ bạc, mại dâm. D. Hút thuốc, nghiện game, đua xe. Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Sống giản dị, trong sáng, lành mạnh. B. Nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội. C. Lo làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái. D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
- Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội? A. Đời sống vật chất được nâng cao. B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái. C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện. D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi. Câu 9. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là? A. Đánh đập. B. Quan tâm. C. Chia sẻ. D. Cảm thông. Câu 10. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền? A. Của thiên trả địa. B. Thắt lưng buộc bụng. C. Của chợ trả chợ. D. Còn người thì còn của. Câu 11. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây? A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. D.Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí. Câu 12. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động: A. Trong lao động. B. Làm những gì mình thích. C. Trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển. D. Tìm kiếm việc làm. II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Em hãy nêu một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Theo em, quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Câu 2. (2.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Câu 3. (3.0 điểm) Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia. a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao? Nếu là bạn của C, em sẽ làm thế nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội. b) Em hãy thiết kế một khẩu hiệu về phòng, chống tệ nạn xã hội. -HẾT-
- HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI LỚP 7 NĂM HỌC: 2022-2023 I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm): => Học sinh trả lời đúng một câu đạt 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐỀ A D D A C D A C A B A B C ĐỀ B C A D D B D C A A B A C II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm - Nêu được một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả: 1.0 + Chi tiêu hợp lí. + Tiết kiệm thường xuyên. + Tăng nguồn thu. Câu 1 - Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa trong cuộc sống: 1.0 (2,0 đ) + Giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí. + Rèn luyện tiết kiệm. + Dự phòng cho trường hợp khó khăn. + Đầu tư cho tương lai. - Nêu được quan điểm của bản thân: Không đồng tình với ý kiến trên. 0.5 Vì: Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc học sinh 1.5 mắc phải các tệ nạn xã hội. Câu 2 + Nguyên nhân khách quan: học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép (2,0 đ) buộc; thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình; thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh,,.... + Nguyên nhân chủ quan: bản thân học sinh thiếu hiểu biết; ham chơi, đua đòi; thiếu hụt kĩ năng sống,… a) Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩ của C: Không đồng tình với 0.5 suy nghĩ của C. - Giải thích được lí do không đồng tình với suy nghĩa của C: 1.0 Câu 3 Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bao gồm (3,0 đ) cả người lớn và trẻ em. HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.
- Câu hỏi Nội dung Điểm * Đưa ra lời khuyên với C - Giải thích với C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã 0.5 hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định. - Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật. b) Học sinh tự do thiết kế trên nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục. 1.0
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 Mức độ đánh giá Tổng Nhận Thông Vận dụng TT Nội dung/chủ đề/bài học Vận dụng Câu Câu Tổng biết hiểu cao TN TL điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Phòng, chống bạo lực 2 2 1.0 1 4 câu học đường câu câu điểm 1 2 1 2.75 2 Quản lí tiền 3 câu 1 câu câu câu câu điểm Nguyên nhân, hậu quả 2 1 1 2.75 3 3 câu 1 câu của tệ nạn xã hội câu câu câu điểm Phòng, chống tệ nạn xã 1 1 ½ ½ 3.5 4 2 câu 1 câu hội câu câu câu câu điểm 6 6 2.5 ½ 12 10 Tổng câu 3 câu câu câu câu câu câu điểm Tỉ lệ % 15% 15% 60% 10% 30% 70% 10 điểm Tỉ lệ chung 30% 70% 100%
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 Số câu hỏi theo mức độ đánh giá TT Nội dung Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng biết hiểu cao Nhận biết: - Nhận biết được các biểu hiện, nguyên nhân, tác hại của bạo lực học đường. - Nêu được các biểu hiện của bạo Phòng, chống lực học đường. 1 bạo lực học Thông hiểu: 2TN 2TN đường - Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. - Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường. Vận dụng: Vận dụng cao: Nhận biết: - Nhận biết được biểu biện, hành vi, ý nghĩa, nguyên tắc của việc quản lí tiền hiệu quả. Thông hiểu: - Ý nghĩa của việc quản lí tiền 2 Quản lí tiền hiệu quả. 1TN 2TN 1TL - Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. Vận dụng: - Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. Vận dụng cao: Nhận biết: - Nhận biết được các tệ nạn xã hội thường gặp. - Nêu được khái niệm tệ nạn xã Nguyên nhân, hội và các loại tệ nạn xã hội phổ 3 hậu quả của tệ biến. 2TN 1TN 1TL nạn xã hội Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. Vận dụng: - Nêu được nguyên nhân HS
- vướng vào các tệ nạn xã hội. Vận dụng cao: Nhận biết: - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Thông hiểu: - Giải thích được hậu quả của các tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội. - Hiểu được trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. Phòng, chống 4 Vận dụng: 1TN 1TN ½TL ½TL tệ nạn xã hội - Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. Vận dụng cao: - Thiết kế khẩu hiệu về phòng, chống tệ nạn xã hội. 6 câu 6 câu Tổng 2.5 câu TL 0.5 câu TL TN TN Tỉ lệ % 15% 15% 60% 10% Tỉ lệ chung 30% 70%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn