intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

  1. Giáo viên : Huỳnh Thị Xuân Tâm Tổ Xã hội Năm học : 2022- 2023 I/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn GDCD - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Kèm theo Công văn số ngày / /20 của Sở GDĐT ) - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm (3 câu : 1 điểm) - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Tổng Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận Số câu Tổng Mạch Nội biết hiểu dụng dụng nội dung/C cao dung hủ TN TL TN TL TN TL TN TL đề/Bài Giáo 1. 3 / dục kĩ Phòng năng chống sống bạo lực học đường Giáo 2. Quản 3 dục lí tiền kinh tế Giáo 3.Phòng 6 3 ½ ½ ½ dục chống tệ pháp nạn xã 2 1 1 luật hội ½ 1 Tổng số 12 3 1/2 / 1 / 1/2 câu
  2. Tỉ lệ % 30% 10% 20% 10% / 20% 10% Tỉ lệ chung 40 2 10 50 50 0 II/BẢN ĐẶC TẢ CUỐI KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 Số câu ho Mạch nội Mư ỉ theo mứ c đô ṇ hận thức TT Nội dung ́c đô đ̣ á Vâ dung Nhâṇ biết Thông hiểu Vâṇ dung nh giá cao 1 Giáo dục kĩ 1. Phòng Nhận biết : 3TN, năng sống chống tệ nạn - Nêu được xã hội. các biểu hiện của bạo lực học đường. - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. - Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường. Vận dụng: - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương
  3. tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường. Vận dụng cao: Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. Nhận biết: - Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. Thông hiểu Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. 2. Quản lí Vận dụng: Giáo dục 2 tiền Bước đầu 3TN kinh tế biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. - Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. - Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 3 Giáo dục 3.Phòng Nhận biết: 6 TN 3TN 1TL 1/2 pháp luật ,chống tệ - Nêu được 1/2TL nạn xã hội khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến. - Nêu được một số quy định của
  4. pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. - Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội. Vận dụng: - Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. Vận dụng cao: Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Tổng 12TN 3TN 1TL 1/2TL 1/2TL Tỉ lệ % 40 % 30 % 20 % 10 % Tỉ lệ chung 70 % 30 %
  5. III/ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II CÔNG DÂN 7 ĐÊA A.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong A. gia đình. B. cơ sở giáo dục. C. cơ quan làm việc. D. cộng đồng xã hội. Câu 2. Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Hành nghề mê tín, dị đoan. B. Mua bán trái phép chất ma túy. C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh. D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Câu 3: Biểu hiện nào sau đây không phải là bạo lực học đường? A. Hành hạ. B. Quan tâm, giúp đỡ. C. Đánh đập. D. Xúc phạm danh dự. Câu 4. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là A. tệ nạn xã hội. B. vi phạm đạo đức. C. vi phạm quy chế. D. vi phạm pháp luật. Câu 5: Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội : A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. C. Cãi nhau với hàng xóm. B. Đánh bạc có tổ chức. D. Bắt nạt trẻ em . Câu 6. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là A. quan tâm. B. Đe dọa C. sẻ chia. D. cảm thông. Câu 7. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai. B. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra. C. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. D. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh. Câu 8. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em A.tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh. B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu. C. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ. D. vui chơi, giải trí lành mạnh. Câu 9: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? A. Bố mẹ nuông chiều con cái. B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội. C. Kinh tế kém phát triển. D. Lười làm, ham chơi, đua đòi. Câu 10. Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta A. tăng thu nhập hàng tháng. B. nâng cao đời sống vật chất. C. chủ động chi tiêu hợp lí. D. nâng cao đời sống tinh thần. Câu 11. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào? A. Rèn luyện đạo đức, sống giản dị, lành mạnh. B. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích. C. Xa lánh những người mắc các bệnh xã hội. D. Kì thị những người từng vướng vào tệ nạn xã hội. Câu 12.Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Chủ động chi tiêu hợp lí. B. Rèn luyện tiết kiệm. C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn. D. Nâng cao thu nhập hàng tháng. Câu 13. Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm A. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.B. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép. C. buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm. D. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan. Câu 14: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình. B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.
  6. Câu 15. Em tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao. B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy. C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết. D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác. B.TỰ LUẬN : Câu 1 (điểm ) Em hãy cho biết nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội ? Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội ? Câu 2: (2.0 điểm). Cho tình huống: Trường của T tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, T lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia. a .Em có đồng tình với suy nghĩ của T không? Vì sao? b.Nếu là bạn của T, em sẽ làm thể nào để giúp T hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội? ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II CÔNG DÂN 7 ĐỀB A.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Hành nghề mê tín, dị đoan. B. Mua bán trái phép chất ma túy. C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh. D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Câu 2. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là A. tệ nạn xã hội. B. vi phạm đạo đức. C. vi phạm quy chế. D. vi phạm pháp luật. Câu 3. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là A. quan tâm. B. đe dọa C. sẻ chia. D. cảm thông. Câu 4. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em A.tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh. B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu. C. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ. D. vui chơi, giải trí lành mạnh. Câu 5. Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta A. tăng thu nhập hàng tháng. B. nâng cao đời sống vật chất. C. chủ động chi tiêu hợp lí. D. nâng cao đời sống tinh thần. Câu 6.Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Chủ động chi tiêu hợp lí. B. Rèn luyện tiết kiệm. C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn. D. Nâng cao thu nhập hàng tháng. Câu 7: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình. B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền. Câu 8. Em tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao. B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy. C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết. D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác. Câu 9. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong A. gia đình. B. cơ sở giáo dục. C. cơ quan làm việc. D. cộng đồng xã hội.
  7. C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh. D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không phải là bạo lực học đường? A. Hành hạ. B. Quan tâm, giúp đỡ. C. Đánh đập. D. Xúc phạm danh dự. Câu 11: Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội : A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. C. Cãi nhau với hàng xóm. B. Đánh bạc có tổ chức. D. Bắt nạt trẻ em . Câu 12. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai. B. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra. C. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. D. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh. Câu 13: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? A. Bố mẹ nuông chiều con cái. B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội. C. Kinh tế kém phát triển. D. Lười làm, ham chơi, đua đòi. Câu 14. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào? A. Rèn luyện đạo đức, sống giản dị, lành mạnh. B. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích. C. Xa lánh những người mắc các bệnh xã hội. D. Kì thị những người từng vướng vào tệ nạn xã hội. Câu 15. Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm A. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.B. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép. C. buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm. D. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan. B.TỰ LUẬN : Câu 1: (2.0 điểm). Cho tình huống: Trường của H tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, H lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia. a .Em có đồng tình với suy nghĩ của H không? Vì sao? b.Nếu là bạn của H, em sẽ làm thể nào để giúp H hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội? Câu 2 (3điểm ) Em hãy cho biết nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội ? Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội ? IV/ ĐÁP ÁN CÔNG DÂN 7 CUỐI KÌ II ĐỀ A A. Trắc nghiệm:(5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C B A B B D C D C A D D B D B.TỰ LUẬN Câu 1 (3điểm ) Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội + Nguyên nhân (1đ) -Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống (0,33đ) -Do lười lao động ham chơi đua đòi ,thích hưởng thụ (0,33đ) -Ảnh hưởng của môi trường gia đình ,môi trường xã hội tiêu cực (0,33đ) + Hậu quả (1 đ) - Đối với bản thân: ảnh hưởng đến sức khoẻ; làm tha hoá về nhân cách, rối loạn về hành vi; rơi vào lối sống buông thả; dễ vi phạm pháp luật,... (0,33đ) - Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính; làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,... (0,33đ) - Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,... (0,33đ)
  8. *Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội (1đ) + Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.(0,25đ) + Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. .(0,25đ) + Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. .(0,25đ) + Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương. .(0,25đ) Câu 2: (2.0 điểm). Cho tình huống: a. - Không đồng tình với suy nghĩ của T.(0.25đ) - Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bbao gồm cả người lớn và trẻ em. .(0.25đ) - HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.(0.5đ) b. -Đưa ra lời khuyên với T: - Giải thích với T biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định.(0,5đ) - Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật. .(0,5đ) ĐÁP ÁN CÔNG DÂN 7 CUỐI KÌ II ĐỀ B A. Trắc nghiệm:(5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C A B C C D B D B B B D D A D B.TỰ LUẬN Câu 1: (2.0 điểm). Cho tình huống: a. - Không đồng tình với suy nghĩ của H.(0.25đ) - Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bao gồm cả người lớn và trẻ em. .(0.25đ) - HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.(0.5đ) b. -Đưa ra lời khuyên với H: - Giải thích với H biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định.(0,5đ) - Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật. .(0,5đ) Câu 2 (3điểm ) Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội + Nguyên nhân (1đ) -Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống (0,33đ) -Do lười lao động ham chơi đua đòi ,thích hưởng thụ (0,33đ) -Ảnh hưởng của môi trường gia đình ,môi trường xã hội tiêu cực (0,33đ) + Hậu quả (1 đ) - Đối với bản thân: ảnh hưởng đến sức khoẻ; làm tha hoá về nhân cách, rối loạn về hành
  9. vi; rơi vào lối sống buông thả; dễ vi phạm pháp luật,... (0,33đ) - Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính; làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,... (0,33đ) - Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,... (0,33đ) *Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội (1đ) + Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.(0,25đ) + Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. .(0,25đ) + Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. .(0,25đ) + Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương. .(0,25đ) V/ Đã kiểm tra lại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2