intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Giang” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC GIANG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 7 (Đề kiểm tra gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề 771 Họ, tên thí sinh:.............................................................. Số báo danh:............................................... A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí? A. Bản thân luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm về một vấn đề nào đó. B. Áp lực trong học tập, công việc lớn hơn khả năng của bản thân. C. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân. D. Hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Câu 2: Việc làm nào dưới đây không phải là tệ nạn xã hội? A. Hành nghề mê tín dị đoan (bói toán, yểm bùa). B. Bán dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm. C. Trồng, sử dụng các loại cây có chứa chất ma túy. D. Thu gom rác thải để đúng nơi quy định. Câu 3: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người? A. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn. B. Được bố mẹ quan tâm, yêu thương. C. Được bạn bè yêu quý, tôn trọng. D. Đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Câu 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. B. Đánh đập, xâm hại thân thể của người khác. C. Quan tâm, động viên, chia sẻ với bạn bè. D. Tố cáo, lên án việc làm vi phạm pháp luật. Câu 5: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, học sinh cần có trách nhiệm gì dưới đây? A. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích. B. Xa lánh những người mắc các bệnh xã hội. C. Rèn luyện đạo đức, sống giản dị, lành mạnh. D. Kì thị những người từng vướng vào tệ nạn xã hội. Câu 6: Nguyên nhân khách quan nào dưới đây dẫn đến tình trạng bạo lực học đường? A. Tâm lí thích thể hiện bản thân của học sinh. B. Tính cách nông nổi, bồng bột của học sinh. C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. D. Học sinh thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm. Câu 7: Học sinh cần thực hiện việc làm nào dưới đây khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường? A. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau. B. Giữ kín chuyện để không ai biết về vụ việc. C. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp. D. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường. Câu 8: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Đá bóng giao hữu. B. Buôn bán ma túy. C. Tổ chức sinh nhật. D. Xuất khẩu lao động. Câu 9: Số điện thoại nào sau đây là đường dây nóng bảo vệ trẻ em? A. Số 115. B. Số 111. C. Số 113. D. Số 114. Câu 10: Chúng ta nên lựa chọn phương án ứng xử nào dưới đây khi gặp tình trạng bạo lực học đường? A. Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực. B. Kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực. C. Tỏ thái độ khiêu khích, thách thức đối thủ. D. Sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả đối thủ. Câu 11: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Tố giác tội phạm ma túy. B. Tổ chức đánh bài ăn tiền. C. Tổ chức cá độ bóng đá. D. Hành nghề mê tín dị đoan. Câu 12: Đâu là nguyên nhân chủ quan dẫn đến tệ nạn xã hội dưới đây? A. Mặt trái của nền kinh tế thị trường. B. Sự thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi. C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. D. Tác động từ môi trường sống lành mạnh. Câu 13: Một trong những biểu hiện của trạng thái căng thẳng là A. lo lắng, thiếu tập trung. B. cơ thể nhẹ nhàng, sảng khoái. Trang 1/3 - Mã đề thi 771
  2. C. nét mặt tươi sáng, phấn khởi. D. tinh thần vui vẻ, lạc quan. Câu 14: Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí? A. Bố mẹ khen thưởng T vì bạn đã có nhiều cố gắng trong học tập. B. Bạn H đạt giải nhất trong cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh. C. Cô giáo tuyên dương V vì bạn luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ. D. Bạn P cảm thấy rất mệt mỏi, mất tập trung khi kì thi đến gần. Câu 15: P và Q đều là học sinh lớp 7C của trường THCS X. Vào giờ ra chơi, P rủ Q và một nhóm bạn khác cùng chơi đánh bài ăn tiền. Nếu là Q, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Từ chối nhưng không ngăn các bạn vì không liên quan đến mình. B. Từ chối chơi, nhưng đứng lại xem các bạn chơi đánh bài ăn tiền. C. Khuyên các bạn không nên chơi vì đó là một hình thức đánh bạc. D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia cho vui. Câu 16: Gần đây, P cảm thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến P cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Nếu là bạn của P, trong trường hợp này, em nên chọn cách ứng xử như thế nào? A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. B. Lôi kéo các bạn trong lớp cùng tẩy chay bạn P. C. Trêu chọc, chế nhạo về ngoại hình của bạn P. D. Tâm sự, động viên P vượt qua trạng thái căng thẳng. Câu 17: S là con trai duy nhất trong nhà, nên bố mẹ rất quan tâm, yêu thương và chú trọng dạy bảo S nhiều điều hay lẽ phải. Ở trường, các thầy cô cũng luôn quan tâm, nhắc nhở về các tệ nạn xã hội và cách phòng chống. Trong một lần tới dự sinh nhật của P (bạn cùng lớp), nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, S rất tò mò và quyết định dùng thử xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, S trở nên gầy gò, dáng đi xiêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây khiến cho S vướng vào tệ nạn xã hội? A. Do P dụ dỗ, lôi kéo và cung cấp ma tuý. B. Thiếu sự quan tâm, giám sát từ nhà trường. C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. D. Tò mò, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ. Câu 18: Trên đường đi học về, T bị N chặn đánh vì N cho rằng T đã “coi thường” và không chào mình. Nếu chứng kiến hành vi bạo lực này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ, đi qua vì không liên quan. B. Quay lại clip rồi tung lên mạng xã hội. C. Đứng lại để xem và cổ vũ các bạn. D. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó. Câu 19: Ông P là người cầm đầu một đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Theo quy định của pháp luật, ông P có thể sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây? A. Phạt tiền. B. Cảnh cáo. C. Tử hình. D. Khiển trách. Câu 20: G và T là học sinh lớp 7B, hai bạn chơi rất thân với nhau. Biết tin G bị S bắt nạt nhiều lần, T vô cùng tức giận. T đã rủ thêm X và K cùng chặn đường S để dạy cho S một bài học. Theo em, trong tình huống, những bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường? A. Bạn T, K, G. B. Bạn S, T, X, K. C. Bạn G, S, K. D. Bạn G, T, X, K. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm). Câu 1. (2,0 điểm). Tệ nạn xã hội là gì? Kể tên các loại tệ nạn xã hội phổ biến ở nước ta. Câu 2. (1,5 điểm). Khi em rơi vào tình huống có nguy cơ bị bạo lực học đường, em sẽ ứng phó như thế nào? Câu 3. (1,5 điểm). Tình huống: Bạn H đã dùng tiền học phí bố mẹ cho để chơi trò chơi điện tử. Bạn H rất lo lắng, không biết sẽ làm thế nào khi đã quá ngày đóng học phí. Anh K cũng hay chơi điện tử ở quán cùng với H biết chuyện đã dụ dỗ H mang một túi nhỏ đựng ma tuý đi giao và hứa sẽ cho tiền đóng học phí, bao chơi điện tử một tuần. Bạn H nghĩ: "Dù sao cũng chỉ làm có một lần, còn hơn là về bị cha mẹ đánh mắng." Nhưng H vẫn còn phân vân, chưa thể quyết định. a. Em có nhận xét gì về việc làm và suy nghĩ của bạn H? b. Theo em, bạn H quyết định như thế nào là phù hợp? ----------- HẾT ---------- Trang 2/3 - Mã đề thi 771
  3. Trang 3/3 - Mã đề thi 771
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2