intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hoà, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hoà, Phước Sơn” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hoà, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: GDCD - Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ……/…. / 202.. Điểm Lời phê của giáo viên: Họ và tên:................................. Lớp: 7 ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Em hãy khoanh tròn vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp. B. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp. C. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học. D. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn. Câu 2. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc. B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý. C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý. D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá. Câu 3. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là: A. thực trạng xã hội. B. tệ nạn xã hội. C. lối sống xã hội. D. chuẩn mực xã hội. Câu 4. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS? A. Cờ bạc, rượu chè. B. Ma túy, mại dâm.
  2. C. Đua xe, đánh nhau. D. Thuốc lá, mê tín dị đoan. Câu 5. Câu nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Có vốn đầu tư. B. Có tiền tiết kiệm. C. Tâm lí luôn căng thẳng. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định. Câu 6. Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bạo lực học đường? A. Do stress căng thẳng kéo dài, áp lực học giỏi. B. Do sự xúi giục của người khác đối với các em học sinh. C. Do thiếu sự quan tâm từ gia đình, thường xuyên đi chơi game. D. Do đặc điểm tâm sinh lý học sinh, thiếu hiểu biết, ảnh hưởng từ môi trường gia đình, xã hội… Câu 7. Chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để phòng tránh bạo lực học đường? A. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè. B. Kết bạn với những người bạn tốt. C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. D. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường. Câu 8. Theo em, hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
  3. A. Giúp bạn học tập. B. Cô lập một bạn học trong lớp. C. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn. D. Tích cực tham gia các hoạt động trong trường. Câu 9. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể là biểu hiện của: A. hành vi bạo lực thể lực. B. hành vi bạo lực thể chất. C. hành vi bạo lực tinh thần. D. hành vi bạo lực thể chất và tinh thần Câu 10. Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy? A. Làm rối loạn trật tự xã hội. B. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội. C. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. D. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS. Câu 11. Tệ nạn xã hội không bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây? A. Sự lôi kéo của bạn bè xấu. B. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. C. Sự thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ. D. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. Câu 12. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội? A. Vận chuyển ma túy. B. Mê tín dị đoan. C. Chặt phá rừng. D. Tham gia đánh bạc. Câu 13. Bạo lực học đường gây ra tác hại gì?
  4. A. Không gây tổn thương về thân thể. B. Không ảnh hưởng về tâm lý cho nạn nhân. C. Không tạo ra sự phát triển nhân cách lệch lạc cho học sinh. D. Làm giảm sút kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường. Câu 14. Nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả là A. chi tiêu hợp lí, đúng mục đích. B. tăng thu nhập từ nhiều nguồn. C. tiết kiệm thường xuyên, hiệu quả. D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. Câu 15. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây liên quan đến quản lí tiền hiệu quả? A. “Ăn chắc, mặc bền”. B. “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. C. “Của ít, lòng nhiều”. D. “Vung tay quá trán”. II Tự luận: (5 điểm) Câu 1 (2 đ): a) Tệ nạn xã hội là gì? b) Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội là gì? Câu 2 (2 đ): Có ý kiến cho rằng: Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học, không nên quan tâm đến việc quản lí tiền bạc. a)Em có đồng tình với ý kiến này không?Vì sao? b)Là học sinh, em cần phải làm gì để quản lí tiền có hiệu quả? Câu 3 (1 đ):Tình huống. K là thành viên mới chuyển đến lớp 7. Mặc dù là con trai nhưng K khá nữ tính nên thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc. Nếu là K trong trường hợp trên, em sẽ ứng phó như thế nào ? -Hết-
  5. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA NĂM HỌC: 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: GDCD 7 I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 15 4 Đáp D A B B C D B B D B B C D D B án II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Biểu Câu Đáp án điểm a) Tệ nạn xã hội này những hành vi sai lệch chuẩn 1,0 đ Câu 1 mực xã hội, đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống
  6. xã hội. b) - Nguyên nhân của tệ nạn xã hội: + Do thiếu kiến thức; thiếu kỹ năng sống; + Do lười lao động; Ham chơi, đua đòi, thích hưởng 0,5đ thụ; + Do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực.... - Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tâm lý, tính mạng, kinh tế của bản thân và 0,5đ gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước a) - Em không đồng tình. 0,5 đ - Vì quản lí tiền có hiệu quả giúp: + chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, + rèn luyện tiết kiệm, 0,5đ + dự phòng cho trường hợp khó khăn, + đầu tư cho tương lai. .b) - Để quản lí tiền có hiệu quả, chúng ta: Câu 2 + Không sử dụng tiền lãng phí vào những việc 1,0đ không có ích + Chi tiêu hợp lí. + Tiết kiệm thường xuyên. + Làm việc phù hợp tăng thu nhập… + Vay thêm bố, mẹ một số tiền nhỏ để làm vốn để mua các nguyên liệu, rồi làm đồ thủ công để bán. + Phụ giúp bố mẹ làm thêm một số công việc… - Bình tĩnh, tránh kích động 1,0đ - Giải thích cho các bạn hiểu: mỗi cá nhân đều có những nét tính cách riêng, các bạn nên tôn trọng sự Câu 3 khác biệt - Báo cáo sự việc với thầy cô giáo để nhờ sự giúp đỡ * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌ TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA NĂM HỌC: 20 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: GDCD 7 TT Chủ đề Tổng
  7. Vận Nhận Thôn Vận dụng Tỉ lệ biết g hiểu dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Giáo Phòn 3 3 1 dục g, kĩ chống năng bạo sống lực học đườn g 2 Giáo Quản 2 1 1 dục lí tiền kinh tế 3 Giáo Phòn 4 1/2 2 1/2 dục g pháp chống luật tệ nạn xã hội Tổng 12 3 1 1 1 15 3 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 50% 50% % Tỉ lệ chung 70% UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌ TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA NĂM HỌC: 2 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN GDCD 7 TT Mạch nội Nội dung Mức độ Số câu hỏi theo mư dung đánh giá Nhận biết Thông hiểu
  8. 1 Giáo dục kĩ Phòng, Nhận biết : năng sống chống bạo - Biết được lực học các biểu hiện đường của bạo lực học đường. - Biết được nguyên nhân, tác hại của bạo lực học đường. - Biết được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. 3 TN 3TN Thông hiểu: - Hiểu được các hành vi bạo lực học đường. - Hiểu được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường. Vận dụng cao: Vận dụng kiến thức đã học để xử lý tình huống. 2 Giáo dục Quản lí tiền Nhận biết: 2 TN 1 TN kinh tế - Biết được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. - Biết một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
  9. Thông hiểu - Hiểu được câu tục ngữ, thành ngữ liên quan đến quản lí tiền hiệu quả. - Hiểu được mục tiêu tiết kiệm tiền. Vận dụng: - Nêu được ý kiến của bản thân và bước đầu biết cách quản lí tiền hiệu quả. 3 Giáo dục Phòng chống Nhận biết: pháp luật tệ nạn xã hội - Biết được các hành vi gây ra tệ nạn xã hội. - Biết được các loại tệ nạn xã hội. - Biết được các ý kiến 4TN,1/2TL 2TN,1/2TL đúng về tệ nạn xã hội. - Biết được khái niệm về tệ nạn xã hội Thông hiểu: Hiểu được nguyên nhân và tác hại của tệ nạn xã hội. Tổng 9 TN,1/2TL 6TN, 1 TL 1/2 TL Tỉ lệ % 40 30 20 Tỉ lệ chung 70
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2