intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn GDCD - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm: 10 câu x 0,5 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Tổng Mức độ đánh Mạc Nội giá h nội dung Nhậ Thô Vận Vận Số Tổng điểm dung /Chủ n ng dụng dụng câu đề/B biết hiểu cao ài TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Giáo 1. 2 1 1,5 dục Phòn 1đ 0,5đ kĩ g năng chốn sống g bạo lực học đườn g Giáo 1. 2 1 dục Quản 1đ kinh lí tế tiền Giáo 1. 2 0,5 1 3,5 dục Phòn 1đ 1đ 2đ pháp g luật chốn g tệ nạn xã hội 2. 2 1 1 4 Quyề 1đ 2đ 1đ n và nghĩa vụ
  2. của công dân trong gia đình Tổng 8 2 1 1 1 10 3 10 số câu Tỉ lệ 40% 10% 20% 20% 10% 50 50 100 % Tỉ lệ 40 30 20 10 50 100 chung BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 –NĂM HỌC 2023-2024 TT Mạch nội Nội dung Mức đô ̣đánh Số câu hỏi theo mức đô nhận thức ̣ dung giá
  3. Vâṇ dung Nhâṇ biết Thông hiểu Vâṇ dung cao Nhận biết: - Biết được một số biểu hiện bạo lực học đường và cách phòng tránh. Thông hiểu: Phòng, - Hiểu được chống bạo kn bạo lực Giáo dục học đường, 1 lực học 2 TN 1TN Kĩ năng sống đường nguyên nhân và tác hại Vận dụng cao: Chia sẻ những việc cần làm để phòng, chống bạo lực học đường. Nhận biết: Biết được một số nguyên tắt quản lí tiền Thông hiểu: Giáo dục Quản lí tiền Hiểu được 2 2 TN Kinh tế việc làm thể hiện đúng cách quản lí tiền
  4. 3 Giáo dục Nhận biết: pháp luật - Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội Thông hiểu: Phòng, chống tệ nạn Giải thích được 2TN 1TN, 1TL xã hội nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội. Vận dụng: Thực hiện trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. Quyền và Nhận biết: 2TN 1TL 1TL nghĩa vụ của Nêu được công dân khái niệm và trong gia vai trò của đình gia đình; quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Thông hiểu: Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác. Vận dụng cao: Có những việc làm cụ
  5. thể thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Tổng 8 TN 2TN,1TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 40 % 30 % 20 % 10 % Tỉ lệ chung 70 % 30 %
  6. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: GDCD – LỚP 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao (Đề có 02 trang) đề) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài.
  7. Câu 1: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng? A. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. B. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất. D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục. Câu 2. Việc làm nào sau đây thể hiện biết ứng phó với bạo lực học đường? B. Tỏ thái độ tiêu cực, khó chịu, khiêu khích với bạn bè. A. Thường xuyên giao du với các bạn trốn học, chơi điện tử. C. Tham gia câu lạc bộ các môn học với những bạn học tốt. D. Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, nhờ thầy cô giúp đỡ. Câu 3: Thời gian gần đây, trong bản của A có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đỏ trên cơ thể nên người dân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ ma. Bàn về sự việc trên, ý kiến nào sau đây không đúng? A. Đây là hành vi mê tín dị đoan. B. Việc làm thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết. C. Việc làm mang yếu tố tâm linh, có thể chữa được bệnh. D. Hành động này là sai trái, có thể dẫn đến tiền mất tật mang. Câu 4: Mối quan hệ nào sau đây không liên quan với các quy định trong quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Cha mẹ và con cái. B. Bạn bè, người quen. C. Ông bà và con cháu. D. Anh chị em ruột. Câu 5: Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, em sẽ: A. Giữ thật kĩ, không để mất đi đồng nào. B. Luôn hỏi người khác trước khi sử dụng. C. Mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được. D. Phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí. Câu 6: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Không phải ai mắc tệ nạn xã hội cũng là người xấu. B. Nên sống khép mình để phòng, chống tệ nạn xã hội. C. Tệ nạn xã hội chỉ ảnh hưởng không tốt đến bản thân người mắc. D. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của cơ quan công an. Câu 7: Việc phòng, chống bạo lực học đường không được quy định trong văn bản nào sau đây? A. Bộ Luật hình sự B. Bộ Luật Dân sự C. Nghị định 80/2017/NĐ-CP D. Bộ Luật Hôn nhân và Gia đình Câu 8: Các hành vi: đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà đã vi phạm điều gì? A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. B. Quyền và nghĩa vụ của công dân. C. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu. D. Quyền và nghĩa vụ của ông bà. Câu 9: Pháp luật không thừa nhận hành vi nào sau đây? A. Ông bà trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu. B. Phân biệt, đối xử không công bằng giữa các con. C. Anh em yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. D. Bố mẹ tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của các con.
  8. Câu 10. Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây? A. Thu gom phế liệu. B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền. C. Làm tài xế xe ôm công nghệ. D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Tệ nạn xã hội gây những hậu quả gì cho bản thân, gia đình và xã hội? Câu 2. (1,0 điểm) Là một thành viên của gia đình, em đã thực hiện được những quyền và nghĩa gì? Câu 3 (2,0 điểm) Cho tình huống: Tổ dân phố của Q tổ chức buổi tuyên truyền về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, tích cực xoá bỏ tệ nạn xã hội. Anh trai của Q không muốn tham gia, vì nghĩ rằng gia đình mình từ trước đến nay không có tệ nạn xã hội. Q rủ anh trai cùng tham gia nhưng anh không đồng ý nên Q đã tham gia buổi tuyên truyền một mình và đã có vài đóng góp về các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ở tổ dân phố. a. Nhận xét hành vi của anh trai Q và Q trong tình huống trên? b. Nếu là bạn của Q, em sẽ làm gì? ............ Hết .............. (Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
  9. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: GDCD – LỚP 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao (Đề có 02 trang) đề) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây là bạo lực học đường? A. Chép bài hộ bạn khi bạn bị ốm. B. Chửi bới, đe doạ bạn C. Quan tâm giúp đỡ bạn khi khó khăn D. Giảng lại bài khi bạn chưa hiểu Câu 2: Cách xử lý hậu quả bạo lực học đường nào sau đây là không đúng? A. Thông báo với cha mẹ, người thân. B. Báo cáo với thầy cô, nhà trường. C. Báo cho cơ quan chức năng, công an. D. Tự giải quyết bằng các biện pháp cá nhân. Câu 3. Ý nào dưới đây đúng quy định pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Cấm mọi hành vi mại dâm B. Cho phép đánh bạc dưới mọi hình thức C. Cho phép cá nhân trồng cây thuốc phiện D. Không xử phạt với người buôn bán ma tuý. Câu 4: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Quản lý tiền là việc của người lớn. B. Quản lý tiền là việc không cần thiết. C. Quản lý tiền giúp chủ động chi tiêu. D. Học sinh không cần phải quản lý tiền. Câu 5: Việc làm nào thể hiện quản lý tiền hiệu quả? A. Có bao nhiêu tiền thì cứ tiêu hết. B. Tận dụng đồ tái chế làm đồ dùng học tập. C. Không ăn sáng để tiết kiệm tiền. D. Không tắt hết thiết bị điện khi tan trường. Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội? A. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ. B. Không làm chủ được bản thân bị bạn bè rủ rê. C. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật. D. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh. Câu 7: Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh P khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
  10. C. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau. D. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được. Câu 8. Hành vi nào sau đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ? A. Không giúp đỡ mẹ làm việc nhà. B. Chỉ chăm sóc khi cha mẹ già, yếu. C. Làm theo lời cha mẹ bất kể đúng hay sai. D. Luôn yêu quý, chăm sóc, kính trọng, biết ơn. Câu 9: Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Con, cháu kính trọng, vâng lời ông bà cha mẹ. B. Anh chị em tranh chấp, chiếm đoạt tài sản của nhau. C. Cha mẹ quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con. D. Con cháu không phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Câu 10: Chọn từ, cụm từ phù hợp để hoàn chỉnh câu sau: Cha mẹ có ........ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con. A. quyền và trách nhiệm. B. nghĩa vụ. C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Học sinh cần có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? Câu 2. (2,0 điểm) Là một thành viên của gia đình, em đã thực hiện được những quyền và nghĩa gì? Câu 3. (1,0 điểm) Cho tình huống: Bố mẹ đi làm xa nên phần lớn thời gian bạn T ở với ông bà nội. Ông bà rất chiều bạn T, mỗi khi cần tiền, ông bà đều đáp ứng ngay mà không cần biết bạn T dùng số tiền đó vào việc gì. Một số đối tượng nghiện hút trong xóm thấy bạn T có tiền đã rủ rê, lôi kéo. Bạn T đã dùng thử vài lần và sa vào tệ nạn ma tuý, trở thành con nghiện từ lúc nào không hay. a. Nhận xét hành vi của ông bà nội bạn T và bạn T trong tình huống trên? b. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì? ............ Hết .............. (Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
  11. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D C B D A D C B A II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm
  12. 1 Học sinh nêu đúng những hậu quả do tệ nạn xã hội gây ra cho (2 điểm) bản thân, gia đình và xã hội. - Đối với bản thân: + Hủy hoại sức khỏe. 0,25 điểm + Sa sút tinh thần, hủy hoại phẩm chất con người. 0,25 điểm + Vi phạm pháp luật. 0,25 điểm - Đối với gia đình: + Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần. 0,25 điểm + Gia đình không hạnh phúc, tan vỡ. 0,25 điểm - Đối với xã hội: + Ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội. 0,25 điểm + Mất trật tự an toàn xã hội. 0,25 điểm + Cản trở sự phát triển của đất nước. 0,25 điểm 2 Học sinh nêu đúng những quyền và nghĩa vụ của con cái trong (2 điểm) gia đình: - Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; Chăm sóc, hiếu thảo 0,5 điểm với cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi. 0,5 điểm - Giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. 0,5 điểm - Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ anh, chị, em trong gia đình. 0,5 điểm - Kính trọng, chăm sóc, hiếu thuận với ông bà nội, ông bà ngoại. 3 Gợi ý: (1 điểm) a. Học sinh nhận xét hành vi của các nhân vật phù hợp. Gợi ý: 0,25 điểm + Anh tra Q chưa tích cực trong việc tham gia các hoạt động xã hội, là anh nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ nêu gương cho em nhỏ. 0,25 điểm + Q tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần đóng góp công sức vào công việc phòng chống tệ nạn xã hội trong khu phố; thực hiện tốt nghĩa vụ giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống gia đình. b. Nếu là bạn của Q em sẽ. Gợi ý: 0,5 điểm + Cùng với Q thuyết phục anh trai Q tham gia và đóng góp vào phong trào phòng chống tệ nạn xã hội của khu phố. + Cùng tham gia buổi tuyên truyền với bạn và đóng góp vào phong trào phòng chống tệ nạn xã hội.
  13. *Lưu ý: Các câu hỏi phần tự luận, học sinh có thể có cách giải thích, diễn đạt khác, miễn là hợp lí. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D A C B C B D A C II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm
  14. 1 Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã (2 điểm) hội: 0,5 điểm - Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dưng lối sống giản di, lành mạnh. 0,5 điểm - Tuân thủ và tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 0,5 điểm - Phê phán, tố các các hành vi vi phạm quy đinh của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội 0,5 điểm ở nhà trường và địa phương. 2 Học sinh nêu đúng những quyền và nghĩa vụ mà mình đã làm (2 điểm) trong gia đình: - Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; Chăm sóc, hiếu thảo 0,5 điểm với cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi. - Giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. 0,5 điểm - Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ anh, chị, em trong gia đình. 0,5 điểm - Kính trọng, chăm sóc, hiếu thuận với ông bà nội, ông bà ngoại. 0,5 điểm 3 Gợi ý: (1 điểm) a. Học sinh nhận xét hành vi của các nhân vật phù hợp. Gợi ý: 0,5 điểm + Ông bà nội của T chưa thể hiện tốt trách nhiệm của ông bà đối với cháu, vì ông bà đã quá nuông chiều, không quan tâm đến việc sử dụng tiền của cháu. + Các bạn của T đã vi phạm pháp luật vì lôi kéo người khác (T) tham gia sử dụng ma túy. + Bạn T đã vi phạm pháp luật vì đã sử dụng trái phép chất ma túy. b. Học sinh nêu cách ứng xử phù hợp. Gợi ý: 0,5 điểm + Khuyên bạn T không nên chơi với nhóm bạn xấu đó nữa. + Báo cáo sự việc với bố mẹ bạn T để đưa T đi cai nghiện. *Lưu ý: Các câu hỏi phần tự luận, học sinh có thể có cách giải thích, diễn đạt khác, miễn là hợp lí. Ghi chú: HSKTTT làm phần trắc nghiệm (mỗi câu đúng 0,5 điểm), phần tự luận câu 1 đúng được 3 điểm, câu 2 đúng được 2 điểm, không cần làm câu 3 DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN
  15. TTCM NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Thảo Trần Hoàng Thi Thi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2