Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền
lượt xem 3
download
“Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền” được TaiLieu.VN sưu tầm và chọn lọc nhằm giúp các bạn học sinh lớp 8 luyện tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi học kì hiệu quả. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và biên soạn đề thi. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II ; NĂM HỌC 2020 2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Lớp: 8 ; Thời gian: 45 phút I. MỤC ĐÍCH BÀI KIỂM TRA Bài kiểm tra cuối kì, nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về phẩm chất và năng lực bài 5 và từ bài 13 đến bài 21 (SGK) theo các chủ đề đã học. II. MỤC TIÊU KIỂM TRA 1. Về phẩm chất: Học sinh hiểu biết về những quy định của pháp luật, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống. Học sinh có tri thức phổ thông, cơ bản hiểu biết về pháp luật, kĩ năng sống; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo quy định pháp luật. 2. Về năng lực: Những năng lực có thể hướng tới đánh giá trong bài kiểm tra: năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vân dụng cao Quyền khiếu Nêu được khái Liên hệ vào thực nại, tố cáo niệm khiếu nại, tế cuộc sống của công dân tố cáo Quyền tự do Nắm được khái Hiểu được quyền ngôn luận niệm tự do ngôn luận Hiến pháp Nhận biết nội Hiểu sơ lược về nước Cộng dung và bố cục Hiến pháp 2013 hòa xã hội điều, chương chủ nghĩa của Hiến pháp Việt Nam 2013 Pháp luật và Nắm được khái Phân biệt hành vi kỉ luật niệm pháp luật và pháp luật và kỉ luật kỉ luật Pháp luật Phân biệt hành vi Liên hệ để xử lý Đưa ra cách giải nước pháp luật tình huống ở lớp, quyết tình huống CHXHCN trường trong cuộc sống Việt Nam IV. HÌNH THỨC, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Trắc nghiệm 50%, tự luận 50%. 1
- MA TRẬN KIÊM TRA CU ̉ ỐI HOC KI II NĂM HOC 20202021 ̣ ̀ ̣ Môn GDCD lớp 8 Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm Tự luận: 3 câu x 2,0 điểm/2 câu + 1 câu x 1,0 diểm = 5,0 điểm Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Bài học/ Cộng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Quyền khiếu nại, tố cáo của 2 1 3 công dân 10,0% Quyền tự do ngôn luận 1 1 2 13,3% Hiến pháp nước Cộng hòa xã 3 1 4 hội chủ nghĩa Việt Nam 13,3% Pháp luật và kỉ luật 1 3 4 20,0% Pháp luật nước CHXHCN 2 2 ½ 1/2 5 Việt Nam 33,3% Tổng số câu 6 1 6 1 3 1/2 1/2 18 Tổng điểm 2 2 2 1 1 1 1 10 Tỉ lệ 40,0 30,0 20,0 10,0 100
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II ; NĂM HỌC 2020 2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Lớp: 8 ; Thời gian: 45 phút Mã đề: A I. Trắc nghiêm: (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây. Câu 1: Biết người lấy cắp xe đạp của bạn em sẽ xử lí theo cách nào sau đây? A. Về nhà nói cho bố mẹ biết. B. Xem như không có chuyện gì xảy ra. C. Tố cáo hành vi đó với nhà trường. D. Để nhà trường, công an tự tìm hiểu xử lí. Câu 2: Mục đích nào sau đây thể hiện quyền khiếu nại của công dân? A. Người bị hại đòi lại quyền lợi của mình. B. Để trả lại công bằng cho mọi người. C. Nhằm ngăn chặn, răn đe người xâm hại. D. Giáo dục cho mọi người trong xã hội. Câu 3: Việc khiếu nại không được thực hiện bằng hình thức nào dưới đây? A. Đơn khiếu nại. B. Khiếu nại thông qua điện thoại. C. Khiếu nại trực tiếp. D. Khiếu nại thông qua người đại diện. Câu 4: Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận? A. Bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. B. Viết đơn gửi giám đốc nêu lý do cho thôi việc. C. Trình báo công an nghi ngờ tụ điểm ma túy. D. Nêu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp. Câu 5: Hiến pháp năm 2013 gồm: A. 11 chương, 147 điều. B. 12 chương, 120 điều. C. 11 chương, 120 điều. D. 12 chương, 147 điều. Câu 6: Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp của thời kì nào sau đây? A. Thời kì cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. B. Thời kì đấu tranh thống nhất nước nhà. C. Thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu. Câu 7: Đặc điểm của pháp luật mang tính A. bắt buộc. B. giáo dục. C. thuyết phục. D. gượng ép. Câu 8: Luật Giáo dục năm 2019 do cơ quan nào sau đây ban hành? A. Bộ giáo dục và đào tạo. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Chủ tịch nước. Câu 9: Bạn A là học sinh lớp 8 nhưng ham chơi nên rủ bạn lấy trộm xe đạp của bạn bán để lấy tiền chơi games. Theo em, cách giải quyết nào sau đây là phù hợp? A. Việc này cần can thiệp vì đây là hành vi vi phạm pháp luật. B. Đó là việc riêng của bạn không nên can thiệp. C. Thỏa hiệp với bạn để được chia tiền. D. Việc này không trái pháp luật chỉ cần xã hội lên án là đủ.
- Câu 10: Vì tranh chấp đất đai nên ông B thường xuyên đe dọa hàng xóm của mình. Nếu là con ông B, em nên lựa chọn cách xử lý nào sau đây? A. Là con thì không được can thiệp. B. Cần nhắc bố mình vì đây là hành vi vi phạm pháp luật. C. Không quan tâm đến việc làm của bố. D. Chỉ mới hăm dọa mà chưa hành động thì chưa vi phạm pháp luật. Câu 11: Cơ quan nào sau đây có quyền lập Hiến và sửa đổi Hiến pháp? A. Chính phủ. B. Chủ tịch nước. C. Quốc Hội. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 12: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của pháp luật? A. Tính bắt buộc. B. Tính chặt chẽ. C. Tính quy ước. D. Tính phổ biến. Câu 13: Phương án nào sau đây không phải lợi ích của pháp luật và kỉ luật? A. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân. B. Chỉ bảo vệ quyền lợi cho những người có chức có quyền. C. Xác định và thực hiện đúng trách nhiệm của mình. D. Học tập và làm việc có hiệu quả. Câu 14: Những quy định nào dưới đây không phải là pháp luật? A. Không được ăn quà vặt trong lớp. B. Khi tham gia giao thông không vượt đèn đỏ. C. Không được mua bán sử dụng ma túy. D. Khi đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Câu 15:. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật? A. Bỏ rác không đúng nơi quy định. B. Sử dụng điện thoại trong giờ học. C. Nghỉ học không xin phép. D. Đánh nhau gây thương tích. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1 đ) Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí như thế nào? Câu 2: (2 đ) Thế nào là pháp luật, kỉ luật? Câu 3: (2 đ) A là học sinh chậm tiến, A thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Trong các hành vi trên của A, hành vi nào là vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật? Em là bạn học cùng lớp với A, em có giúp đỡ gì cho A tiến bộ? Hết
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II ; NĂM HỌC 2020 2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Lớp: 8 ; Thời gian: 45 phút Mã đề: B I. Tr ắc nghi ệ m : (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây. Câu 1: Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp của thời kì nào sau đây? A. Thời kì cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. B. Thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu. C. Thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Thời kì đấu tranh thống nhất nước nhà. Câu 2: Đặc điểm của pháp luật mang tính A. gượng ép. B. giáo dục. C. thuyết phục. D. bắt buộc. Câu 3: Luật Giáo dục năm 2019 do cơ quan nào sau đây ban hành? A. Bộ giáo dục và đào tạo. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Chủ tịch nước. Câu 4: Bạn A là học sinh lớp 8 nhưng ham chơi nên rủ bạn lấy trộm xe đạp của bạn bán để lấy tiền chơi games. Theo em, cách giải quyết nào sau đây là phù hợp? A. Việc này không trái pháp luật chỉ cần xã hội lên án là đủ. B. Đó là việc riêng của bạn không nên can thiệp. C. Thỏa hiệp với bạn để được chia tiền. D. Việc này cần can thiệp vì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Câu 5: Vì tranh chấp đất đai nên ông B thường xuyên đe dọa hàng xóm của mình. Nếu là con ông B, em nên lựa chọn cách xử lý nào sau đây? A. Cần nhắc bố mình vì đây là hành vi vi phạm pháp luật. B. Là con thì không được can thiệp. C. Không quan tâm đến việc làm của bố.
- D. Chỉ mới hăm dọa mà chưa hành động thì chưa vi phạm pháp luật. Câu 6: Cơ quan nào sau đây có quyền lập Hiến và sửa đổi Hiến pháp? A. Chính phủ. B. Quốc Hội. C. Chủ tịch nước. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 7: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của pháp luật? A. Tính bắt buộc. B. Tính chặt chẽ. C. Tính phổ biến. D. Tính quy ước. Câu 8: Phương án nào sau đây không phải lợi ích của pháp luật và kỉ luật? A. Chỉ bảo vệ quyền lợi cho những người có chức có quyền. B. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân. C. Xác định và thực hiện đúng trách nhiệm của mình. D. Học tập và làm việc có hiệu quả. Câu 9: Những quy định nào dưới đây không phải là pháp luật? A. Không được mua bán sử dụng ma túy. B. Khi tham gia giao thông không vượt đèn đỏ. C. Không được ăn quà vặt trong lớp. D. Khi đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Câu 10:. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật? A. Bỏ rác không đúng nơi quy định. B. Sử dụng điện thoại trong giờ học. C. Đánh nhau gây thương tích. D. Nghỉ học không xin phép. Câu 11: Biết người lấy cắp xe đạp của bạn em sẽ xử lí theo cách nào sau đây? A. Tố cáo hành vi đó với nhà trường. B. Xem như không có chuyện gì xảy ra. C. Về nhà nói cho bố mẹ biết. D. Để nhà trường, công an tự tìm hiểu xử lí. Câu1 2: Mục đích nào sau đây thể hiện quyền khiếu nại của công dân? A. Nhằm ngăn chặn, răn đe người xâm hại. B. Để trả lại công bằng cho mọi người. C. Người bị hại đòi lại quyền lợi của mình. D. Giáo dục cho mọi người trong xã hội. Câu 13: Việc khiếu nại không được thực hiện bằng hình thức nào dưới đây? A. Đơn khiếu nại. B. Khiếu nại thông qua người đại diện. C. Khiếu nại trực tiếp. D. Khiếu nại thông qua điện thoại. Câu 14: Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận? A. Bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. B. Viết đơn gửi giám đốc nêu lý do cho thôi việc. C. Nêu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp. D. Trình báo công an nghi ngờ tụ điểm ma túy. Câu 15: Hiến pháp năm 2013 gồm: A. 12 chương, 120 điều. B. 11 chương, 120 điều. C. 11 chương, 147 điều. D. 12 chương, 147 điều. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1 đ) Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí như thế nào? Câu 2: (2 đ) Thế nào là pháp luật, kỉ luật?
- Câu 3: (2 đ) A là học sinh chậm tiến, A thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Trong các hành vi trên của A, hành vi nào là vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật? Em là bạn học cùng lớp với A, em có giúp đỡ gì cho A tiến bộ? Hết
- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Mã đề: A 1. Trắc nghiêm: (5 đ) mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời C A B D C D A B A B C C B A D 2 Tự luân: (5 đ) Câu 1: (1 đ) Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ;có quyền được thông tin theo qui định của pháp luật ; công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp cơ sở (tổ dân phố, trường, lớp…) ; trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí); kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri ; hoặc góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng… Câu 2 : (2 d) Pháp luật là các qui tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm bằng các biện pháp thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan, cơ sở sản xuất) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả công việc. Câu 3 : (2 d) Hành vi nào là vi phạm pháp luật là: Vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học. (0,5 đ) Hành vi nào là vi phạm kỉ luật là: Đánh nhau với các bạn trong trường. (0,5 đ) (1 đ) HS có nhiều cách trả lời nhưng phải đẩm bảo ý sau : Cần giúp đỡ bạn : + Nhắc nhở bạn chấp hành tốt nội quy nhà trường. + Khuyên răn bạn làm bài tập đầy đủ, giảng bài cho bạn. + Ngăn cản, giải thích cho bạn hiểu đánh người là vi pháp pháp luật. Mã đề: B 1. Trắc nghiêm: (5 đ) mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời B D C D A B D A C D A C D C B 2 Tự luân: (5 đ) Như đề A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 299 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 272 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 246 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn