intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN GDCD 8 - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Tổng Mức độ đánh giá Mạch nội Nội dung/ dung Chủ đề/Bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số câu Tổng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Giáo dục 1. Lập kế hoạch chi tiêu 3 1 1 4 1 2,33 kinh tế Giáo dục 2. Phòng ngừa tai nạn vũ khí 3 1 1 3,33 pháp luật cháy, nổ và các chất độc hại 3. Quyền và nghĩa vụ lao 6 1 1 4,33 động của công dân Tổng số câu 12 / 3 1 / 1 / 1 15 3 / Tỉ lệ % 40% 10% 20% / 20% / 10% 50 50 100 % % % Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 50% 50% 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Nội dung/ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch nội chủ đề/bài TT Mức độ đánh giá Vận dung Nhận Vận Thông hiểu dụng biết dụng cao 1 Bài 8. Lập Nhận biết: kế hoạch - Nhận biết mục tiêu và thời gian thực hiện kế chi tiêu hoạch cá nhân. Giáo dục - Nhận biết các bước lập kế hoạch chi tiêu. kinh tế - Nhận biết về cách chi tiêu hợp lý. Thông hiểu: 3 TN 1 TN 1TL - Hiểu được vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình. Giáo dục Bài 9. Nhận biết: 3 TN 1 TN 1TL pháp luật Phòng ngừa - Biết được thế nào là vũ khí. tai nạn vũ - Biết được một số quy định của pháp luật Việt khí, cháy, Nam về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, và nổ và các các chất độc hại. chất độc hại Thông hiểu: - Hiểu được trách nhiện của công dân về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, và các chất độc hại. Vận dụng: - Trình bày được trách nhiệm của bản thân về
  3. phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, và các chất độc hại. 2 Nhận biết: - Nhận biết vai trò của lao động. - Biết được một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên. Bài 10. - Biết được một số điều trong luật lao động năm Quyền và 2019. nghĩa vụ lao 6 TN 1 TN, 1 TL Thông hiểu: động của - Hiểu được quyền và nghĩa vụ lao động của công công dân dân. - Hiểu một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 12TN 3TN/1TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  4. Điểm Lời phê của giáo viên Giám thị 1 Giám thị 2 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng (mỗi câu trả lời đúng 0,33 điểm) Câu 1. Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân? A. Chủ động trong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm. B. Giúp phát triển, định hướng nghề nghiệp tương lai. C. Cẩn thận hơn trong việc đầu tư và vay nợ. D. Quản lí hiệu quả nguồn tài chính. Câu 2. Trường hợp nào dưới đây không thể lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn? A. C muốn có bút mới nên đã tiết kiệm để mua đồ dùng học tập. B. Gần Tết H tiết kiệm để mua quần áo mới. C. B đã tiết kiệm để mua một bộ đồ chơi mình yêu thích. D. Cô A tiết kiệm để năm sau làm đám cưới cho con trai. Câu 3. Có mấy bước lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu? A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp. B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện. C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí. D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất. Câu 5. Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là? A. Vũ khí. B. Tang vật. C. Chất độc hại. D. Chất gây nghiện. Câu 6. Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí? A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an. B. Cá nhân. C. Công ty tư nhân.
  5. D. Tổ chức phản động. Câu 7. Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền? A. 10 triệu đến 150 triệu đồng. B. 10 triệu đến 50 triệu đồng. C. 10 triệu đến 100 triệu đồng. D. 10 triệu đến 20 triệu đồng. Câu 8. Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì? A. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. C. Mời bạn bè mua pháo. D. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí. Câu 9. Nhân tố nào dưới đây có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại? A. Gia đình. B. Lao động. C. Của cải. D. Tiền bạc. Câu 10. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có nghĩa vụ A. lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, nguyện vọng của bản thân. B. lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần phát triển đất nước. C. tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc đúng với nguyện vọng của bản thân. D. học tập, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ đúng với nhu cầu của bản thân. Câu 11. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ A. 14 tuổi. B. 16 tuổi. C. 18 tuổi. D. 20 tuổi. Câu 12. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây? A. Tự do lựa chọn nơi làm việc. B. Hưởng lương phù hợp với trình độ. C. Tự do lựa chọn việc làm. D. Thực hiện hợp đồng lao động. Câu 13. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? A. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại. B. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người. C. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động. D. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người. Câu 14. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019? A. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần. B. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong cơ sở sang chiết khí ga.
  6. C. Tự ý nghỉ việc không báo trước cho người sử dụng lao động. D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Câu 15. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019? A. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. B. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc. C. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng. D. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)- Học sinh khuyết tật không làm phần này. Câu 1 (2,0 điểm) Em có nhận xét gì về việc làm của các nhân vật dưới đây? a. Bà K trả công cho các lao động chưa thành niên rất thấp so với các lao động khác dù họ phải làm việc như nhau. b. Bạn Q trốn lao động công ích ở trường để đi đá bóng. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. Câu 2 (2,0 điểm) Em đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào? Đối với những việc thực hiện chưa tốt, hãy nêu cách khắc phục? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………..
  7. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. Câu 3 (1,0 điểm) Em hãy lập kế hoạch chi tiêu của cá nhân trong một tháng và nhận xét việc thực hiện chi tiêu của mình. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm. 3 câu đúng ghi 1,0 điểm.
  8. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B D B C A A C D B B C D A D C án II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT Điểm 1 Trường hợp a) Nhận xét: bà K đã có hành vi phân biệt đối 1,0 xử giữa các lao động. Hành vi này của bà đã vi phạm quy định tại khoản 1 điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019. - Trường hợp b) Nhận xét: hành vi của bạn Q là không 1,0 đúng, thể hiện thái độ lười biếng lao động. 2 Hs có nhiều câu trả lời khác nhau, một số gợi ý như sau: - Chưa thực hiện tốt quy định về phòng, chống tai nạn do chất độc hại. Ví dụ: 1,0 + Thường xuyên mua và sử dụng đồ ăn vặt trước cổng trường. + Sử dụng phẩm màu và phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm. + Tự chế những vật cháy, nổ. + …. Cách khắc phục - Hạn chế mua và sử dụng đồ ăn vặt. - Chỉ mua và sử dụng những thực phẩm/ đồ ăn rõ nguồn 1,0 gốc, xuất xứ, chất lượng đảm bảo. - Không sử dụng phẩm màu và phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm. + Không tự chế những vật cháy, nổ. -…. (Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm) 3 Tùy theo việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân của học sinh. 1,0 Giáo viên căn cứ vào mục tiêu bài học để đánh giá mức độ hợp lý của kế hoạch. Gợi ý: Bước 1: Xác định được mục tiêu và thời gian thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có. Bước 2: Xác định các khoản cần chi Ví dụ: Các khoản chi cố định đáp ứng nhu cầu cần thiết như: ăn sáng, mua nước… - Khoản chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: mua truyện, sách tham khảo…
  9. - Khoản chi phát sinh: quà sinh nhật, liên hoan bạn bè… Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi Kế hoạch chi tiêu phải tuân thủ quy tắc cân đối thu, chi các định mức chi không được vượt số tiền đang có. Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu: yêu câu phải chi tiêu cho hợp lí để thực hiện đúng kế hoạch đã vạch ra. Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. GV RA ĐỀ GV DUYỆT ĐỀ A Lăng Thị Năng Hồ Thị Thai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0